Sữa chua được lên men từ sữa tươi truyền thống và được cho thêm sữa đặc để sữa sánh mịn và ngậy hơn khi hoàn thành. Do đó phần lớn thành phần dinh dưỡng trong sữa chua giống với sữa tươi. Tuy nhiên quá trình lên men có thể gây biến đổi làm lượng dinh dưỡng thay đổi. Dưới đây là một số dinh dưỡng thiết yếu mà sữa chua đem lại cho cơ thể:
Carb là tinh bột nói chung có xuất hiện trong hầu hết các thực phẩm và đồ uống. Với sữa chua trong quá trình lên men lactose sẽ thay đổi cấu trúc liên kết để tạo ra galactose cùng glucose. Do đó, một số trường hợp cơ thể dị ứng sữa tươi vẫn có thể dùng sữa chua, vì thành phần dị ứng đã biến đổi và không còn gây hại cho người dùng.
Ngoài carb tự nhiên, các loại sữa chua thương nghiệp sẽ được đưa thêm chất tạo ngọt cùng hương liệu cũng được xếp vào thành phần carb. Do đó sữa chua đóng hộp thường ngọt hơn so với sữa chua tự làm. Thông thường mỗi hộp sữa chua đo được khoảng 5 - 18 % dinh dưỡng là đường.
Chất béo từ trong sữa tươi vẫn tồn tại khi chuyển sang sữa chua. Tuy nhiên chất béo có thể biến đổi các dạng khác nhau và chúng luôn cân bằng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Thành phần chất béo của sữa chua không hoàn toàn giống nhau do phụ thuộc vào loại sữa tươi sử dụng. Do đó sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách kem sẽ cho thành phẩm là sữa chua ít béo và sữa chua giàu chất béo. Hầu như sữa chua sẽ được làm từ sữa tươi đã tách béo để hạn chế chất béo dư thừa nạp và cơ thể.
Đạm động vật là thành phần không thể thiếu trong sữa chua. Do đạm được bảo toàn phần lớn từ sữa tươi nên khi sử dụng sữa chua ăn giảm cân vẫn có thể kết hợp tăng cường cơ bắp. Một hộp sữa chua thường chứa 3,6% là chất đạm.
Quá trình lên men tự nhiên của sữa chua giúp sản phẩm sinh ra nhiều lợi khuẩn tốt với hoạt động của đường ruột. Khi sử dụng sữa chua đường ruột được cải thiện và giúp giảm các vấn đề tiêu hóa.
Ngoài những thành phần dinh dưỡng chính, sữa chua cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu với cơ thể. Do đó sử dụng sữa chua sẽ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung canxi, phốt pho và vitamin B12. Những thành phần dinh dưỡng này giúp cải thiện xương và tăng cường miễn dịch.
Ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không nên được phân tích theo từng loại sữa chua cũng như lợi ích mà sữa chua mang lại. Trước tiên sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng có thể dùng tráng miệng và khá tiện lợi. Theo đánh giá hầu hết các đối tượng đều có thể sử dụng sữa chua để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng, trừ trẻ sơ sinh còn quá nhỏ.
Bên cạnh lợi ích cho sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng, sữa chua cũng giúp phòng chống các bệnh lý xương khớp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, loãng xương từ sớm. Thêm vào đó dinh dưỡng từ sữa chua dễ hấp thụ và dễ chuyển hóa.
Tuy nhiên cần làm rõ ăn sữa chua có đường có béo không và ăn sữa chua không đường có béo không để làm rõ nguy cơ béo do ăn sữa chua. Sữa chua không đường và sữa chua có đường đều là sữa chua nhưng hàm lượng đường trong mỗi loại không giống nhau. Sữa chua không đường sử dụng nhiều cho người ăn kiêng, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, vì lượng chất béo được hạn chế nhiều hơn so với sữa chua có đường.
Theo đánh giá mỗi ngày có thể sử dụng 2 hộp sữa chua tương đương 200 ml chia đều các bữa phụ trong ngày để bổ sung dinh dưỡng và kiểm soát cơn thèm ăn. Tuy nhiên sữa chua không đường sẽ được khuyên dùng nhiều hơn sữa chua có đường. Đồng thời ăn sữa chua có đường có thể béo, vì lượng đường cũng như chất béo cao hơn.
Để ăn sữa chua hàng ngày không béo, một số đối tượng chọn sữa chua ít đường. Sữa chua ít đường là sản phẩm nghiên cứu dựa trên sữa chua không đường và sữa chua có đường. Lượng đường cũng như chất béo được cân bằng giúp người dùng vừa tận hưởng hương vị mà không lo bị tăng cân hay tích mỡ thừa.
Như vậy ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không rất khó đánh giá, vì loại sữa chua và khả năng hấp thụ mỗi người luôn khác nhau. Tùy theo nhu cầu và loại sữa chua cụ thể mới có thể đưa ra nguy cơ béo do sử dụng sữa chua. Hầu hết các nghiên cứu cho phép sử dụng 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên ngoài sữa chua các khẩu phần ăn cũng nên được cân đối hợp lý để tránh dư thừa năng lượng gây ra béo phì.
Thời điểm sử dụng sữa chua lý tưởng trong ngày là lúc cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng và sử dụng chúng hiệu quả. Với sữa chua, sử dụng trước khi đi ngủ cũng không được khuyến khích, vì nhiều quan điểm e ngại cơ thể không hấp thụ hết gây tích tụ chất béo trong sữa.
Sáng ăn sữa chua có giảm cân không? Điều này đã được nghiên cứu và ăn sữa chua buổi sáng không được khuyến khích. Sữa chua là thực phẩm lên men có vị chua nếu dùng buổi sáng với dạ dày trống rất dễ gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện sữa chua ăn khi đói có thể mất đi lợi khuẩn do hoạt động axit dạ dày.
Sữa chua do lên men tự nhiên nên cần bảo quản mát để tránh men bị giảm đi. Đặc biệt là thời tiết nóng không nên để sữa chua ngoài tránh làm biến đổi thành phần gây hại cho người sử dụng.
Ăn sữa chua có béo không phụ thuộc vào cách ăn và nhu cầu sử dụng sữa chua của mỗi cá nhân. Mỗi ngày trẻ nhỏ nên ăn tối đa 1 hộp còn người lớn có thể dùng tối đa 2 hộp. Do sữa chua có nguồn gốc từ sữa nên cần cân nhắc những thực phẩm tương tác với sữa để tránh ảnh hưởng đến cơ thể. Đặc biệt với nhu cầu giảm cân người ăn nên chú trọng xây dựng thực đơn lành mạnh chứ không chỉ dồn hết hy vọng vào ăn sữa chua để giảm béo cho bản thân. Về riêng phần của sữa chua, khi được bảo đảm lượng và cách dùng khoa học thì đây là thực phẩm giảm cân an toàn và lành mạnh tốt cho sức khỏe.
51
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
51
Bài viết hữu ích?