Zalo

Béo bụng dù ăn ít có phải do kháng insulin?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
69% người Mỹ trưởng thành bị thừa cân và hơn 35% bị béo phì. Những vấn đề này không chỉ gây khó chịu về mặt thẩm mỹ. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2, huyết áp cao và ung thư. Đáng buồn thay, khoảng 3,4 triệu người trưởng thành chết mỗi năm do thừa cân hoặc béo phì. Đặc biệt, vòng bụng càng lớn tỉ lệ tử vong càng cao. Vậy những người bị béo bụng nhiều dù ăn ít có phải do kháng insulin?

1. Béo phì, béo bụng nhiều làm tăng nguy cơ tử vong

Trên toàn cầu, bệnh béo phì hiện gây tử vong ngang với thuốc lá và hơn tất cả các cuộc chiến tranh, khủng bố và bạo lực. Gần như tất cả những người thừa cân đều đã mắc “tiền đái tháo đường” với nguy cơ mắc bệnh thật sự và tử vong tăng đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều đó. Khi bạn bắt đầu tăng cân, đặc biệt là tăng mỡ bụng, cơ chế sinh học của bạn sẽ mất cân bằng, chuyển sang chế độ không ổn định, điều này lại khiến bạn béo hơn. Một vòng luẩn quẩn dẫn đến tử vong sẽ xảy ra nếu bạn không kiểm soát được cân nặng của mình. 

2. Kháng Insulin là nhân tố chính gây béo bụng nhiều

Nhiều loại hormone góp phần tạo ra mỡ bụng, nhưng không có loại nào mạnh hơn insulin-loại hormone có vai trò dự trữ chất béo trong cơ thể. Nồng độ insulin cao khiến cơ thể bạn tăng cân, béo bụng nhiều và dần trở thành “thân hình quả táo” theo thời gian. Insulin cũng thúc đẩy quá trình viêm và các stress oxy hóa, qua đó tạo ra vô số tác động ngược dòng.

Cuối cùng, cơ thể bạn trở nên kháng insulin, tạo ra mỡ bụng và giữ lượng mỡ này như một chiếc lốp dự phòng suốt đời, vì vậy nhiều người luôn có bụng to dù ăn ít. Các triệu chứng: Mệt mỏi sau bữa ăn, thèm đường, thay đổi lượng đường trong máu hoặc hạ đường huyết, chất béo trung tính cao, HDL thấp, ham muốn tình dục thấp và các vấn đề về đông máu cũng rất phổ biến ở những người thừa cân, béo bụng.

Nói một cách đơn giản hơn, ít insulin đồng nghĩa với ít mỡ bụng hơn do insulin khiến bạn đói và tích trữ mỡ bụng. Điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tất cả các vấn đề của nó là giảm cân.

kháng insulin
Nồng độ insulin cao khiến cơ thể bạn tăng cân, béo bụng nhiều 

3. Điều số một bạn có thể làm để cải thiện tình trạng bụng to dù ăn ít

Nồng độ insulin cao không chỉ tồn tại trong máu một cách đơn thuần, chúng còn ảnh hưởng đến các hormon khác như leptin (hormone tạo cảm giác no). Khi insulin ngăn chặn leptin, cơ thể sẽ nghĩ rằng nó đang đói ngay cả sau khi ăn. 

Hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, đường trở thành nguyên nhân “chiếm đoạt” các chất hóa học trong não và điều khiển quá trình trao đổi chất của bạn để tạo ra tình trạng kháng insulin, kèm theo các hậu quả của nó. Lượng calo từ đường khác với lượng calo đến từ protein, chất béo hoặc carbs không chứa tinh bột như rau xanh. Đường sẽ tranh giành việc kiểm soát sự thèm ăn bình thường của bạn. Vì vậy, bạn tiêu thụ đường ngày càng nhiều sẽ càng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn chuyển hóa thành chất béo ở bụng chết người.

Fructose, loại đường gây hại nhất cho quá trình trao đổi chất, loại đường này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Fructose đi thẳng đến gan, nơi xảy ra quá trình sản xuất chất béo, dẫn đến kháng insulin nhiều hơn và nồng độ insulin trong máu tăng cao mãn tính, hệ quả là cơ thể tích trữ mọi thứ bạn tiêu thụ dưới dạng mỡ quanh bụng. Kèm theo đó là chứng gan nhiễm mỡ và nhiều hiện tượng viêm hơn. Chính tình trạng viêm mãn tính là nguyên nhân gây tăng cân và đái tháo đường, đặc biệt làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.

Một vấn đề khác của đường fructose là nó không phản hồi thông tin lên não bộ để báo hiệu về lượng calo bạn vừa nạp vào cơ thể, đồng thời cũng không ức chế Ghrelin (loại hormone thèm ăn, hormone này thường giảm khi bạn tiêu thụ thực phẩm).

Cơ thể chúng ta được lập trình lưu trữ mỡ bụng để có thể sống sót qua mùa đông khi thức ăn khan hiếm. Gen thực sự đóng một vai trò nào đó, nhưng chúng chỉ góp phần nhỏ vào “đại dịch béo bụng nhiều và đái tháo đường” mà nhân loại đang phải đối mặt trên toàn cầu. Chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn tình trạng kháng insulin để qua đó ngăn chặn tích trữ mỡ bụng và cảm giác thèm ăn.

kháng insulin
Chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn tình trạng kháng insulin để qua đó ngăn chặn tích trữ mỡ bụng và cảm giác thèm ăn 

4. Tại sao béo bụng nhiều không phải là thách thức lớn nhất?

Thách thức lớn nhất mà bạn đang đối mặt với tình trạng thừa cân hoặc béo phì không phải là vòng eo hay cân nặng, hay nói cách khác đó không phải là mỡ bụng. Theo đó điều quan trọng nhất vẫn là bộ não của chúng ta. Việc thay đổi suy nghĩ về thức ăn và để tâm trí tự làm việc với cơ thể chính là vấn đề quan trọng để giảm cân và chữa bệnh. 

Với người bụng to dù ăn ít và đang muốn giảm cân, việc cần làm trước tiên là loại bỏ những ý nghĩ về thức ăn và từ bỏ những quan điểm sai lầm có thể phá hủy mục tiêu giảm cân cũng như sức khỏe của bạn.

Nhiều yếu tố góp phần gây ra mỡ bụng, nhưng các chuyên gia nhận thấy khi bệnh nhân tập trung vào 7 chiến lược sau đây sẽ giúp bình thường hóa nồng độ insulin, giảm mỡ bụng và mang lại sức khỏe dồi dào:

  • Tiêu thụ thực phẩm lành mạnh: Khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn, ăn ít hơn và giảm mỡ bụng. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả, điều chỉnh cảm giác thèm ăn, chống viêm, tăng cường giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh các hormone gây căng thẳng và giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Cùng với nhiều rau xanh, bạn cần bổ sung đủ protein trong mỗi bữa ăn vì các nghiên cứu cho thấy nó giúp bạn no lâu hơn và giúp giảm được nhiều cân nặng hơn;
  • Quản lý mức độ căng thẳng: Căng thẳng mãn tính khiến não co lại và béo bụng nhiều. Nồng độ hormone gây căng thẳng Cortisol tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng đường và cholesterol trong máu, gây trầm cảm, mất trí nhớ và thúc đẩy tích tụ mỡ bụng mà chúng ta thường thấy ở những bệnh nhân bị kháng insulin hoặc đái tháo đường;
kháng insulin
Căng thẳng mãn tính khiến não co lại và béo bụng nhiều 
  • Giải quyết tình trạng dị ứng thực phẩm: Có một nghịch lý là chúng ta thường thèm những loại thực phẩm gây dị ứng. Mặc dù loại bỏ chúng không dễ dàng nhưng sau 2 đến 3 ngày không có chúng, bạn sẽ có năng lượng mới, giảm cảm giác thèm ăn và các triệu chứng, đồng thời bắt đầu giảm mỡ bụng. Gluten và sữa là 2 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhưng một số chất khác có thể tạo ra rào cản khiến việc giảm mỡ bụng gần như không thể;
  • Ngủ đủ 7–8 tiếng: Ngủ không đủ giấc sẽ thúc đẩy cảm giác thèm đường và carb bằng cách ảnh hưởng đến hormone thèm ăn. Một nghiên cứu cho thấy ngay cả một giấc ngủ không ngon giấc vào đêm thứ 6 cũng có thể góp phần gây ra tình trạng kháng insulin. Giấc ngủ kém cũng tác động xấu đến các hormone điều chỉnh chất béo như leptin và ghrelin, do đó điều quan trọng là cần chuẩn bị mọi thứ cho giấc ngủ;
  • Tối ưu hóa các chất dinh dưỡng: Acid béo omega-3 rất quan trọng để kiểm soát chức năng insulin. Kèm theo đó là vitamin D vì thiếu hụt sẽ làm suy giảm khả năng kiểm soát sự thèm ăn. L-glutamine và PGX (một loại siêu chất xơ) là một trong những chất bổ sung chế độ ăn uống tự nhiên có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn;
  • Hạn chế sử dụng rượu: Một ly rượu vang đỏ ngon trong bữa ăn, một cốc bia lạnh vào một ngày nóng nực, hoặc một ly rượu tequila trong một bữa tiệc là một số thú vui ngọt ngào của cuộc sống. Nhưng như một thói quen hàng ngày, rượu có thể gây hại nhiều hơn bạn tưởng, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang vật lộn với việc giảm cân. Hãy xem xét điều này: Nếu uống 2 ly rượu vang mỗi ngày, bạn sẽ tiêu thụ thêm khoảng 72.000 calo mỗi năm, nghĩa là tăng thêm 20 pound mỗi năm, và những calo lỏng này sẽ đi thẳng vào bụng của bạn. Các chuyên gia khuyến cáo cần dừng thói quen này trong 6 tuần và cảm nhận sự thay đổi. Sau đó, nếu bạn muốn thì vẫn có thể thưởng thức 1 đến 3 ly rượu vang mỗi tuần;
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục có lẽ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Theo đó bạn cần đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và đối với một số người có thể cần 30-60 phút tập thể dục nhịp điệu mạnh mẽ hơn từ 4-6 lần mỗi tuần. Các nghiên cứu cho thấy luyện tập ngắt quãng và nâng tạ có thể cải thiện quá trình giảm mỡ.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Tập Jumping jacks có giảm cân không?

Tập Jumping jacks có giảm cân không?

Làm cách nào để giảm mỡ bụng cho người bị kháng Insulin?

Làm cách nào để giảm mỡ bụng cho người bị kháng Insulin?

Bị béo bụng trên rốn, phải làm gì?

Bị béo bụng trên rốn, phải làm gì?

35

Bài viết hữu ích?