Zalo

Ăn nhiều đường có béo không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng cho cơ thể người. Đường có vị ngọt, có sẵn trong thực phẩm hoặc tạo ra từ thực vật như củ cải đường, mía đường, thốt nốt… rồi cho vào đồ ăn, thức uống. Đây là một carbohydrat (carbs) mà cơ thể có khả năng hấp thụ để bổ sung năng lượng. Vậy ăn nhiều đường có béo không? Đường có gây béo phì không?

1. Ăn đường có tăng cân không?

  • Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với cơ thể người. Đường là một dạng của carbohydrate có vị ngọt, đường có 3 loại chính là đường sucrose, lactose và đường fructose. Đường được tìm thấy trong đa phần những loại thực phẩm.
  • Ăn đường có tăng cân không hay ăn nhiều đường có béo không thì theo ước tính của các nhà khoa học, trong 100g đường có chứa khoảng 387 calo và cơ thể người thường hấp thụ đường qua nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau củ quả hay trái cây hay còn gọi là đường tự nhiên và các loại bánh, kẹo, nước ngọt đóng chai hay còn gọi là đường bổ sung - glucose-fructose syrup.
ăn nhiều đường có béo không
Đường được tìm thấy trong đa phần những loại thực phẩm

2. Đường có gây béo phì không?

  • Nhiều người đặt ra câu hỏi là ăn đường có gây béo phì không thì thực tế, việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm các loại thức uống có đường hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột là nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì. Đồ uống có chứa nhiều đường như nước ngọt, nước có gas, nước ép trái cây có chứa nhiều fructose gây ra tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân. Mặc dù đường có công dụng có lợi cho sức khỏe trong việc cung cấp năng lượng hàng ngày nhưng nếu bạn tiêu thụ lượng đường nhiều hơn mức cơ thể cần, có thể dẫn đến tình trạng béo phì nguyên nhân do cơ thể bị dư thừa năng lượng.
  • Bên cạnh đó, việc bạn ăn nhiều đường trong một khoảng thời gian dài còn có thể dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm cụ thể như đái tháo đường, sâu răng hay thậm chí có thể gây các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, ung thư rất nguy hiểm.
ăn nhiều đường có béo không
Ăn nhiều đường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì

3. Ăn đường có tác hại gì?

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch: Chế độ dinh dưỡng nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh lý về tim mạch. Việc tiêu thụ nhiều đường gây ra béo phì, tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm hay tình trạng nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các bệnh lý về tim mạch cụ thể như tăng huyết áp hay xơ vữa động mạch.
  • Tăng nguy cơ bị ung thư: Sử dụng quá nhiều đường vào chế độ dinh dưỡng thường ngày cũng như dùng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng viêm, căng thẳng hay lão hóa nhanh. Các yếu tố này tác động dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
  • Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da: Nếp nhăn là dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa da. Việc lựa chọn thực phẩm chứa quá nhiều đường làm xuất hiện thêm nếp nhăn và thúc đẩy nhanh chóng quá trình lão hóa. Phản ứng hóa học giữa đường và protein hình thành các hợp chất glycation (AGEs) là yếu tố quan trọng trong quá trình lão hóa da. Hợp chất AGEs gây ra phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng bóng. Khi collagen và elastin bị tổn thương thì da sẽ mất đi độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2: Việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây là một loại hormone do tuyến tụy sản xuất tác dụng để điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao lên và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy người uống đồ uống có đường cụ thể như nước ngọt, nước ép trái cây trong 4 năm có nguy cơ mắc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người uống nước lọc.
  • Tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ: Sử dụng nhiều đường fructose trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Fructose là một loại đường phổ biến, được sản xuất từ si-rô ngô có hàm lượng fructose cao, thường được sử dụng để tạo vị ngọt của soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc… Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được tích trữ dưới dạng glycogen. Một lượng lớn đường bổ sung dưới dạng fructose làm quá tải gan và tăng nguy cơ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Việc bổ sung nhiều đường vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục cũng có thể làm hỏng các mạch máu ở thận và dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ở thận.
  • Tăng nguy cơ bị sâu răng cao: Ăn quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng sâu răng. Vi khuẩn trong miệng tiêu hóa đường và giải phóng các sản phẩm phụ axit, gây ra quá trình khử khoáng răng.
  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, các loại nước uống chứa nhiều đường hay bổ sung quá nhiều đường vào bữa ăn hàng ngày tác động đến tâm trạng, cảm xúc gây ra các vấn đề rối loạn cảm xúc, suy giảm nhận thức,…. thậm chí trầm cảm. 
ăn nhiều đường có béo không
Sử dụng quá nhiều thức uống có đường tăng nguy cơ trầm cảm

4. Những lưu ý khi sử dụng đường

Để sử dụng lượng đường nhằm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động trong 1 ngày mà không cần lo lắng về những tác hại mà đường gây ra đối với sức khỏe thì bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Đối với lượng đường được khuyến nghị, bạn cũng không nên nạp quá ít đường vào bữa ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, triệu chứng này sẽ dẫn đến tình trạng bị mất tập trung, chân tay run. Nếu tình trạng hạ đường huyết trong thời gian kéo dài thì có thể dẫn đến làm cơ thể bị sụt cân, mệt mỏi.
  • Ngược lại, nếu cơ thể bạn lại nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bạn nên cân nhắc đến lượng mà cơ thể đường mình nạp vào cơ thể hàng ngày.
  • Nếu đã nạp đủ lượng đường tự nhiên từ trái cây, rau củ quả thì không cần thiết phải bổ sung thêm đường nhân tạo nữa. Đường bổ sung chỉ mang lại những loại năng lượng rỗng và không mang lại dưỡng chất gì nên bạn cần hạn chế sử dụng nhiều nhất.
  • Bổ sung quá nhiều đường vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí, đối với cả những người ăn ít đường cũng nên cắt giảm lượng đường cho phù hợp. Bạn không nên uống nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai mà thay vào đó nên uống nước lọc hàng ngày. Sử dụng các thực phẩm, món ăn có vị ngọt tự nhiên như từ các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp hay đã được chế biến sẵn mà nên nấu ăn tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nêm nếm thêm ít đường.

Nếu lo lắng về cân nặng thì bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp giảm cân đa trị liệu chuẩn y khoa nhất hiện nay là truyền tiêu hao năng lượng. Đây là biện pháp giảm cân không xâm lấn, mà chỉ cần thực hiện truyền các dung dịch tiêu hao năng lượng. Dịch truyền tĩnh mạch là các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen… có công dụng tốt trong tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể thành năng lượng ATP để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể bao gồm cả mỡ nội tạng đều sẽ được chuyển hóa. Thông qua đó mà bạn không chỉ giảm mỡ bụng, giảm mỡ bắp chân hiệu quả mà còn giảm cân đồng đều. Ngoài ra, trước khi thực hiện truyền, bạn sẽ được bác sĩ điều trị trực tiếp thăm khám và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, tầm soát sức khỏe 1 cách chính xác. Từ đó tư vấn liệu trình truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Nhịn ăn gián đoạn bao lâu thì giảm cân?

Giảm cân ăn sữa chua có đường được không?

Giảm cân ăn sữa chua có đường được không?

Chế độ ăn địa trung hải có giúp giảm cân?

Chế độ ăn địa trung hải có giúp giảm cân?

30

Bài viết hữu ích?