Chảy máu chân răng là tình trạng phần chân răng bị chảy máu khi đánh răng, khi nhai hoặc có thể không do bất kỳ tác động vật lý nào. Phần lớn các trường hợp chảy máu chân răng xuất phát từ tình trạng thiếu hụt vitamin của cơ thể, điển hình là vitamin C.
Vitamin C đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Thiếu vitamin C làm hạn chế quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô liên kết và mô xương, khiến cho các mô nướu trở nên mỏng hơn và kém săn chắc.
Do đó, chỉ cần một động tác nhẹ như nhai, nuốt hoặc cử động miệng khi nói,...cũng có thể làm chảy máu chân răng. Tình trạng này kéo dài khiến tủy và nướu răng trở nên xốp hơn, nhất là ở những bệnh nhân đã có tiền sử viêm nướu trước đó, người bệnh scorbut,...Lâu dần, răng sẽ bị tiêu biến đi và lung lay.
Ngoài vitamin C, thiếu vitamin D và K cũng gây nên tình trạng tương tự. Khi cơ thể thiếu vitamin D, quá trình hấp thu canxi giảm làm cho răng dễ bị yếu và chảy máu. Trong khi đó, thiếu vitamin K khiến cơ thể dễ chảy máu hơn do đây là vitamin đóng vai trò chủ chốt trong các quá trình đông máu.
Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do cơ thể thiếu vitamin C, D, K, cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng này chính là tăng cường bổ sung các vitamin kể trên trong chế độ ăn uống. Cụ thể như sau:
Thực phẩm giàu vitamin C là những trái cây như cam, chanh, dâu tây, việt quất,...Nên hạn chế các loại thực phẩm có tính acid cao như me, chanh, tắc,...vì acid có thể gây kích thích mô nướu và làm mòn men răng. Lượng vitamin C khuyến nghị cho người trưởng thành là 100 - 200 mg mỗi ngày.
Vitamin K thường có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, cải bắp,...Bên cạnh đó, dâu tây, sữa nguyên kem, đậu nành, trứng gà,... cũng là nguồn cung cấp vitamin K rất dồi dào. Các thực phẩm giàu khoáng chất (sữa chua, hải sản, các loại đậu và hạt,...) rất giàu vitamin D giúp cải thiện độ chắc khỏe của xương.
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin, protein cũng là dưỡng chất cần thiết trong quá trình tân tạo collagen và làm lành vết thương ở nướu. Do đó, bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt gia cầm, thịt lợn, hải sản,...để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, thêm các thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic như sữa chua vào chế độ ăn còn giúp hạn chế tổn thương mô nướu do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên.
Một số thực phẩm bạn cần tránh khi bị chảy máu chân răng gồm:
Vệ sinh răng miệng không tốt là điều kiện thuận lợi để các mảng bám, cao răng hình thành trên bề mặt răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng. Vì vậy, người bệnh cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình bằng các thói quen sau:
Nếu bạn đã điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện chăm sóc răng miệng theo các hướng dẫn trên mà tình trạng chảy máu chân răng vẫn không thuyên giảm, lúc này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được nha sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng, chảy máu chân răng còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nha chu, viêm nướu,...đặc biệt nếu có kèm theo các dấu hiệu: hơi thở hôi, nướu sưng phù nề, đau nhức răng,...Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà phải thăm khám nhanh chóng để kịp thời chữa trị, giải quyết dứt điểm nguyên nhân.
Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh câu hỏi chảy máu chân răng thiếu vitamin gì. Thông thường, tình trạng này xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt vitamin A, D và K. Do đó, để phòng tránh nguy cơ chảy máu chân răng, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua một chế độ dinh dưỡng đầy đủ hoặc bổ sung vitamin bằng việc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng và cải thiện sức khỏe tổng thể tại cấp độ tế bào. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả bạn vẫn cần sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.
Nguồn: washington.edu - health.harvard.edu
18
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
18
Bài viết hữu ích?