Zalo

Thiếu vitamin C gây bệnh gì cho cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin C là vi chất quan trọng của cơ thể nên việc thiếu hụt có thể đưa đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là thiếu vitamin C gây bệnh gì với biểu hiện triệu chứng như thế nào?

1. Thiếu vitamin C gây bệnh gì?

Thiếu vitamin C sẽ bị bệnh gì là câu hỏi rất được quan tâm. Theo đó, bệnh Scorbut là một hội chứng lâm sàng liên quan đến thiếu hụt vitamin C. Bệnh thiếu vitamin C này liên quan đến câu chuyện nổi tiếng về những tên cướp biển và thủy thủ người Anh. Sau đó bệnh thiếu vitamin C Scorbut lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1550 trước Công nguyên khi các nhà khoa học đã mô tả chính xác biện pháp chẩn đoán và điều trị (bằng cách sử dụng hành và rau lá xanh). Hippocrates chính thức gọi căn bệnh này là viêm hồi tràng (Ileos Ematitis). Thiếu vitamin C gây hiện tượng như miêu tả là miệng có cảm giác khó chịu, nướu bị tách ra khỏi răng, máu chảy ra từ lỗ mũi, lở loét ở chân hay da mỏng. Vào những năm 1700, James Lind của Hải quân Hoàng gia Anh đã xác định việc tiêu thụ chanh và cam làm thuyên giảm căn bệnh này.

thiếu vitamin C gây bệnh gì
Nguồn vitamin C trong cơ thể sẽ cạn kiệt sau 4-12 tuần nếu không bổ sung

Bệnh thiếu vitamin C hay Scorbut liên quan đến vai trò của acid ascorbic trong quá trình tổng hợp collagen. Collagen tuýp IV là thành phần chính cấu tạo nên thành mạch máu, cấu trúc da và đặc biệt là vùng màng đáy ngăn cách biểu bì với lớp hạ bì. Vitamin C cho phép quá trình hydroxyl hóa và liên kết ngang của pro-collagen được xúc tác bởi enzyme lysyl hydroxylase. Khi vitamin C thiếu hụt sẽ dẫn đến suy giảm quá trình phiên mã pro-collagen, ngoài ra còn dẫn đến quá trình methyl hóa DNA và ức chế phiên mã của nhiều loại collagen khác nhau được tìm thấy trong da, mạch máu và mô. Cuối cùng, đặc điểm chính của bệnh Scorbut là xuất huyết có thể xảy ra ở hầu hết mọi cơ quan, kèm theo đó quá trình hình thành xương thay đổi khiến xương giòn hơn.

Nhiều người thắc mắc thiếu vitamin C cơ thể sẽ như thế nào? Theo các nghiên cứu, nguồn vitamin C trong cơ thể sẽ cạn kiệt sau 4-12 tuần nếu không bổ sung. Nồng độ Acid ascorbic hay vitamin C bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ và cả chức năng trong cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin C là tăng cường bổ sung thông qua tiêu thụ các loại trái cây và rau quả.

2. Cơ chế gây bệnh thiếu vitamin C

Hầu hết các loài động vật không cần bổ sung vitamin C ngoại sinh. Tuy nhiên, đối với con người, đây là một loại vitamin thiết yếu do cơ thể thiếu đi enzyme L-gulonolactone oxidase và bắt buộc phải bổ sung vitamin C từ bên ngoài. 

Thiếu vitamin C gây bệnh với các biểu hiện đặc trưng chủ yếu là do chế độ ăn uống không đầy đủ. Vitamin C tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả tươi, ví dụ bưởi, cam, chanh, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông đỏ và cà chua. Theo đó có đến 90% lượng vitamin C được tiêu thụ ở dạng rau xanh và trái cây và việc tiêu thụ ít những thực phẩm này là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu hụt vitamin C. Ngoài ra, vitamin C nhạy cảm với nhiệt độ và quá trình chế biến thực phẩm (luộc hoặc nấu) sẽ loại bỏ phần nào giá trị dinh dưỡng của vitamin C. Mặc dù một lượng nhỏ vitamin C được tìm thấy trong bạch cầu, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên nhưng việc dự trữ vitamin C trong cơ thể hầu như không đáng kể, và do đó nồng độ trong huyết tương chủ yếu là do bổ sung hàng ngày. 

Tổng lượng vitamin C dự trữ trong cơ thể chỉ là 1500mg và các đặc điểm lâm sàng của thiếu hụt xảy ra khi con số này giảm xuống dưới 350mg.

Các yếu tố nguy cơ thiếu Vitamin C bao gồm:

  • Nghiện rượu;
  • Trẻ nhỏ chỉ bú sữa bò;
  • Người cao tuổi chỉ uống trà với chế độ ăn kiêng;
  • Người có kinh tế thấp không có khả năng mua trái cây và rau quả;
  • Người hút thuốc lá;
  • Người mắc các chứng rối loạn ăn uống;
  • Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 có nhu cầu vitamin C cao;
  • Người mắc bệnh rối loạn đường ruột, như bệnh viêm ruột;
  • Người thừa sắt dẫn đến thận tăng thải vitamin C;
  • Những người có chế độ ăn kiêng hạn chế hay dị ứng thực phẩm.

Thiếu vitamin C được định nghĩa khi nồng độ trong huyết thanh dưới 11.4umol/L và tỷ lệ mắc bệnh có sự khác biệt giữa các khu vực trên toàn thế giới. Các yếu tố dịch tễ của thiếu hụt vitamin C bao gồm lạm dụng rượu, hút thuốc lá, thu nhập thấp, giới tính nam, bệnh nhân chạy thận nhân tạo và những người có chế độ dinh dưỡng kém. Mặc dù thiếu vitamin C là phổ biến, ngay cả ở các nước công nghiệp hóa, nhưng hiếm khi đưa đến bệnh thiếu vitamin C Scorbut. Tỷ lệ mắc bệnh thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh cũng không phổ biến vì cả sữa mẹ và sữa công thức hiện nay đều được tăng cường vi chất dinh dưỡng.

thiếu vitamin C gây bệnh gì
Thiếu hụt vitamin C sẽ biểu hiện triệu chứng sau 8 đến 12 tuần

3. Biểu hiện thiếu hụt vitamin C

Thiếu hụt vitamin C sẽ biểu hiện triệu chứng sau 8 đến 12 tuần không cung cấp đủ nhu cầu với các dấu hiệu ban đầu là cảm giác khó chịu và chán ăn. Sau những triệu chứng ban đầu này, các tổn thương da bao gồm vết thương chậm lành, sưng nướu khi mất răng, xuất huyết niêm mạc, bầm tím da và tăng sừng hóa… xuất hiện. 

Do sự gián đoạn hình thành liên kết disulfua, hiện tượng lông tóc xoắn ốc sẽ xuất hiện. Xuất huyết quanh nang thường khu trú ở các chi dưới, do tính mỏng manh của mao mạch không thể chịu được áp suất thủy tĩnh phụ thuộc vào trọng lực, điều này có thể dẫn đến hiện tượng phù chân. Kèm theo đó là tình trạng móng tay lõm và xuất huyết dưới móng. 

Ngoài các biểu hiện ở niêm mạc, nhiều hệ thống cơ quan khác cũng có liên quan. Các vấn đề về thấp khớp xảy ra, bao gồm xuất huyết khớp gây đau dữ dội và xuất huyết dưới màng xương. Hiện tượng xuất huyết này là kết quả của sự mong manh của thành mạch máu do quá trình hình thành collagen suy giảm. Bệnh lý về xương cũng xảy ra và biểu hiện bằng các vết nứt ở xương do sự quá trình hình thành xương nội sụn gián đoạn. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy thiếu hụt Vitamin C có thể liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Tóm lại, vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trong quá trình giảm cân, khi loại vitamin này giúp cơ thể tăng cường đề kháng và không bị mệt mỏi. Nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng thêm liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Trong bánh quy bao nhiêu calo và đường?

Trong bánh quy bao nhiêu calo và đường?

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ dễ khiến bạn béo phì?

Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ dễ khiến bạn béo phì?

Chế độ ăn kiêng giảm cân atkins là gì? Nó giúp giảm cân không?

Chế độ ăn kiêng giảm cân atkins là gì? Nó giúp giảm cân không?

40

Bài viết hữu ích?