Zalo

Rối loạn ăn uống sau sinh

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sau khi sinh con là giai đoạn cực kỳ quan trọng với các bà mẹ, lúc này cơ thể người mẹ cần rất nhiều năng lượng để nuôi con. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ sau sinh bị rối loạn ăn uống không rõ nguyên nhân. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết chứng rối loạn ăn uống sau sinh trong bài chia sẻ dưới đây.

1. Vì sao phụ nữ lại bị rối loạn ăn uống sau sinh?

Rối loạn ăn uống sau sinh là 1 tình trạng không khó gặp ở các phụ nữ lần đầu làm mẹ. Giai đoạn sau sinh là giai đoạn cực kỳ quan trọng với người mẹ, bởi lẽ có nhiều thay đổi khác về nội tiết tố và trong sinh hoạt hàng ngày.

Một trong các lý do khiến cho các bà mẹ rối loạn ăn uống sau sinh đó chính là trầm cảm. Trầm cảm sau sinh là vấn đề hiện nay mà hầu như bà mẹ nào cũng gặp phải, mặc cho sự chuẩn bị tâm lý từ trước đã rất kỹ lưỡng nhưng vẫn không tránh khỏi.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh có thể là do:

  • Các bà mẹ phải chăm sóc trẻ trong 1 thời gian dài sau sinh, việc thay đổi sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây ra chán nản, dẫn đến trầm cảm.
  • Đối với những chị em lần đầu tiên sinh con, việc chăm sóc trẻ gặp nhiều khó khăn cũng sẽ dễ gây ra áp lực, muộn phiền dẫn đến trầm cảm. Chưa kể, thời gian chăm con đa phần bà mẹ sẽ phải thức nhiều hơn là được nghỉ ngơi.
  • Cơ thể người mẹ sau sinh rất nhạy cảm, lượng hormone sinh dục giảm mạnh cũng là 1 trong các nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh.
  • Tình trạng trầm cảm thông thường hay trầm cảm sau sinh đều tiết ra cortisol nhiều, hormone này gây ra rối loạn ăn uống vô độ khiến cho các bà mẹ tăng cân không kiểm soát.

Ngoài ra, sau khi sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ khiến các chị em cảm thấy nhanh đói và luôn có cảm giác đói bụng thèm ăn. Đây cũng là 1 trong các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống sau sinh khi các bà mẹ liên tục phải nạp năng lượng để nuôi con. Nhiều bà mẹ cũng cho biết rằng, chứng thèm ăn sau sinh có thể được biểu hiện rõ ràng bằng việc họ bị thèm ăn khi cho con bú mỗi ngày.

2. Hậu quả kéo dài nếu không điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể gây ra tâm lý khủng hoảng cho các bà mẹ sau sinh, qua đó có thể kéo theo các hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần, khiến:

2.1. Tâm lý luôn lo âu

Người bị trầm cảm sau sinh luôn cảm thấy lo lắng và dần sẽ mất tự tin vào bản thân, làm gì cũng thấy lo. Nếu không điều trị trầm cảm sau sinh thì rất dễ mất đi bản năng làm mẹ.

rối loạn ăn uống sau sinh
Rối loạn ăn uống sau sinh là 1 tình trạng không khó gặp ở các phụ nữ lần đầu làm mẹ

2.2. Suy nhược cơ thể

Một trong các hậu quả của trầm cảm sau sinh đó chính là rối loạn ăn uống sau sinh. Có người thì ăn rất nhiều, ăn vô độ, cũng có người không cảm thấy ngon miệng với bất kỳ món ăn nào.

2.3. Béo phì

Sau sinh, các bà mẹ đa phần sẽ được áp dụng chế độ sinh hoạt xoay quanh việc ăn, ngủ, cho con bú và nghỉ ngơi. Do đó, những lúc rảnh sẽ thường có thói quen ăn vặt, đây được gọi là chứng thèm ăn sau sinh. Lâu ngày sẽ quen với việc này và không kiểm soát được năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi nạp quá nhiều năng lượng nhưng các hoạt động thường ngày không tiêu thụ hết thì rất có thể dẫn tới béo phì thừa cân.

3. Các phương pháp hạn chế rối loạn ăn uống sau sinh

3.1. Xây dựng thực đơn cho bà mẹ sau sinh một cách khoa học

Biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh là cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, nếu áp dụng một chế độ ăn khoa học có kiểm soát lượng kcal nạp vào từ các nguồn thực phẩm thì có thể hỗ trợ được các bà mẹ hạn chế chứng rối loạn ăn uống sau sinh. Bạn có thể tham khảo một số nguồn cung thực phẩm có lợi cho bà mẹ thèm ăn sau sinh như sau:

  • Các chế phẩm từ sữa ít béo: Phô mai hay sữa chua là những chế phẩm từ sữa quan trọng giúp ích nhiều cho các bà mẹ trong quá tình nuôi con. Nhất là lượng vitamin D3, Canxi có trong các chế phẩm từ sữa sẽ rất cần thiết trong thành phần dinh dưỡng từ sữa mẹ truyền sang con. Bạn nên uống 705ml sữa mỗi ngày, nên ưu tiên sữa ít béo hay tách béo nhé.
  • Rau củ: Đây là thành phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của bà mẹ sau sinh. Nên cung cấp đủ các loại rau củ như khoai, giá đỗ, đậu xanh, đậu đen,... vào thực đơn của bà mẹ sau sinh.
  • Trái cây: Ngoài rau củ thì trái cây cũng là nhóm thực phẩm bổ sung và giúp ích nhiều cho bà mẹ sau sinh. Trái cây đa phần cung cấp chất xơ và vitamin C, tăng sức đề kháng. Các chị em nên ăn trái cây vào những bữa xế để có cảm giác no lâu và giúp ăn ít hơn vào mỗi bữa chính.
  • Chất đạm: Chất đạm là 1 trong các chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó đây là chất cần thiết mà các chị em sau sinh phải đưa vào thực đơn mỗi ngày. Nguồn cung chất đạm cần thiết là thịt nạc, thịt gà, cá, các loại đậu và cá hồi.
rối loạn ăn uống sau sinh
Nếu áp dụng chế độ ăn khoa học có thể hạn chế chứng rối loạn ăn uống sau sinh

3.2.Tập thể dục sau quãng thời gian nghỉ ngơi

Sau khi sinh từ 6-8 tuần, các chị em sinh thường có thể trở lại các bài tập thể dục nhẹ tại nhà hoặc cardio. Với các chị em sinh mổ thì nên tập bắt đầu từ tháng thứ 4 sau khi sinh con. Các chị em có thể tranh thủ những lúc em bé ngủ để thực hiện các bài tập tại nhà trên thảm yoga như gập bụng, plank hay các động tác yoga đơn giản. Việc tập yoga sau sinh cũng giúp người mẹ giảm căng thẳng, giải tỏa stress từ đó làm giảm các triệu chứng thèm ăn sau khi sinh.

Nhìn chung, rối loạn ăn uống, thèm ăn sau sinh là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Tình trạng này nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến cân nặng của sản phụ tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Do vậy, song song với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý thì sản phụ có thể áp dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp đào thải mỡ thừa và quản trị cân nặng hiệu quả. Phương pháp này chỉ cần thời gian trị liệu là 8 giờ, trong đó 2 giờ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tiến hành truyền dịch và 6 giờ để tập các bài tập giúp tăng cơ. Dịch truyền được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C, được truyền theo đường tĩnh mạch, ngay lập tức chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP, giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, khi thực hiện truyền tiêu hao năng lượng, sản phụ sẽ được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và xây dựng kế hoạch dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và quá trình phát triển toàn diện của bé.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các cách giảm béo hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Các cách giảm béo hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách ăn bơ giảm cân cho bà mẹ sau sinh

Cách ăn bơ giảm cân cho bà mẹ sau sinh

Thường xuyên hóp bụng có làm giảm mỡ bụng không?

Thường xuyên hóp bụng có làm giảm mỡ bụng không?

Cách giảm cân sau sinh mổ tại nhà hiệu quả

Cách giảm cân sau sinh mổ tại nhà hiệu quả

20

Bài viết hữu ích?