Trên lâm sàng, tình trạng Cholesterol cao thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng, do vậy việc phát hiện các bất thường hoàn toàn dựa vào kết quả kiểm tra Cholesterol trong máu. Xét nghiệm Cholesterol được chỉ định thực hiện để xác định xem Cholesterol của bạn có cao hay không và ước tính nguy cơ các bệnh lý mạch vành cũng như các dạng bệnh tim mạch và bệnh mạch máu khác.
Các chỉ số xét nghiệm Cholesterol bao gồm 4 loại chất béo trong máu sau:
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI) Hoa Kỳ, việc sàng lọc Cholesterol lần đầu tiên nên được thực hiện ở độ tuổi từ 9 đến 11 và sau đó được lặp lại sau mỗi 5 năm. Tổ chức này cũng khuyến nghị nên kiểm tra Cholesterol từ 1 đến 2 năm một lần đối với nam giới từ 45 đến 65 tuổi và nữ giới từ 55 đến 65 tuổi. Những người trên 65 tuổi nên được kiểm tra Cholesterol hàng năm.
Có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn nếu kết quả kiểm tra Cholesterol trong máu của bạn bất thường hoặc nếu bạn đã từng mắc bệnh động mạch vành, bạn đang dùng thuốc giảm Cholesterol hoặc bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng cần được kiểm tra các chỉ số xét nghiệm Cholesterol:
Xét nghiệm Cholesterol là xét nghiệm sinh hóa máu, thường được thực hiện vào buổi sáng nếu bạn nhịn ăn qua đêm. Hoặc bác sĩ có thể dặn bạn nên nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Máu được lấy từ tĩnh mạch, thường là từ cánh tay của bạn. Quy trình thực hiện như sau:
Tại Hoa Kỳ cũng như các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, mức Cholesterol được đo bằng miligam (mg) Cholesterol trên mỗi decilit (dL) máu. Ở Canada và nhiều nước châu Âu, mức Cholesterol được đo bằng milimol trên lít (mmol/L). Để giải thích kết quả kiểm tra Cholesterol trong máu của bạn, hãy tham khảo các thông tin dưới đây:
Bảng chỉ số Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần (mg/dL) | Cholesterol toàn phần (mmol/L) | |
< 200 mg/dL | < 5.18 mmol/L | Ngưỡng tối ưu |
200 - 239 mg/dL | 5.18 - 6.18 mmol/L | Ngưỡng cao |
≥ 240 mg/dL | > 6.18 mmol/L | Cao |
Bảng chỉ số LDL - Cholesterol
LDL - Cholesterol (mg/dL) | LDL - Cholesterol (mmol/L) | |
< 70 mg/dL | < 1.8 mmol/L | Chỉ số tối ưu cho những người mắc bệnh lý mạch vành, những người có tiền sử đau thắt ngực, đặt stents mạch vành hoặc bắt cầu mạch vành |
< 100 mg/dL | < 2.6 mmol/L | Chỉ số tối ưu cho những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc người có tiền sử bệnh tiểu đường. Chấp nhận được đối với người có mắc bệnh mạch vành không biến chứng. |
100 - 129 mg/dL | 2.6 - 3.3 mmol/L | Chấp nhận được nếu không có bệnh lý mạch vành. Khá cao đối với người có bệnh mạch vành |
130 - 159 mg/dL | 3.4 - 4.1 mmol/L | Ngưỡng cao đối với người không có bệnh lý mạch vành. Cao đối với người có bệnh mạch vành |
160 - 189 mg/dL | 4.1 - 4.9 mmol/L | Cao đối với người không có bệnh lý mạch vành. Rất cao đối với người có bệnh mạch vành. |
≥ 190 mg/dL | > 4.9 mmol/L | Rất cao đối với mọi đối tượng |
Bảng chỉ số HDL - Cholesterol
HDL - Cholesterol (mg/dL) | HDL - Cholesterol (mmol/L) | |
Nam: < 40 mg/dLNữ: < 50 mg/dL | Nam: < 1 mmol/LNữ: < 1.3 mmol/L | Không tốt |
Nam: 40 - 59 mg/dLNữ: 50 - 59 mg/dL | Nam: 1 - 1.5 mmol/LNữ: 1.3 - 1.5 mmol/L | Chấp nhận được |
≥ 60 mg/dL | > 1.5 mmol/L | Tối ưu |
Bảng chỉ số Triglyceride
HDL - Cholesterol (mg/dL) | HDL - Cholesterol (mmol/L) | |
< 150 mg/dL | < 1.7 mmol/L | Tối ưu |
150 - 199 mg/dL | 1.7 - 2.2 mmol/L | Ngưỡng cao |
200 - 499 mg/dL | 2.3 - 5.6 mmol/L | Cao |
≥ 500 mg/dL | > 5.6 mmol/L | Rất cao |
Bạn có thể tự tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm Cholesterol thông qua các con số được đưa ra ở trên. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về những bất thường trong kết quả kiểm tra Cholesterol trong máu của bạn.
Nếu kết quả cho thấy mức Cholesterol cao, bạn có thể giảm Cholesterol trong máu bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc, tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, giảm căng thẳng stress hoặc giảm cân. Ngoài ra, nếu việc áp dụng các biện pháp trên không thu lại nhiều hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc giúp làm giảm Cholesterol.
Kết quả kiểm tra Cholesterol trong máu sẽ khẳng định việc bạn đang mắc phải tình trạng tăng Cholesterol máu hay không. Ngoài sử dụng trong chẩn đoán, các kết quả này còn được sử dụng trong việc tiên lượng các biến chứng trên tim mạch trong tương lai, cũng như dùng để theo dõi quá trình điều trị của bạn. Dựa vào sự thay đổi của các chỉ số xét nghiệm Cholesterol, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh các phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
169
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
169
Bài viết hữu ích?