Zalo

Xét nghiệm Cholesterol và bảng Lipid để tự theo dõi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol là một dạng chất béo mà cơ thể con người cần. Tuy nhiên sau nhiều thập kỷ nghiên cứu thì các bác sĩ xác định rằng nồng độ cholesterol toàn phần cao sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Đồng thời các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng có nhiều dạng cholesterol khác nhau với từng vai trò cụ thể. Theo đó, nồng độ Cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" cao hoặc cholesterol "tốt" thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cholesterol là một dạng chất béo mà cơ thể con người cần. Tuy nhiên sau nhiều thập kỷ nghiên cứu thì các bác sĩ xác định rằng nồng độ cholesterol toàn phần cao sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Đồng thời các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng có nhiều dạng cholesterol khác nhau với từng vai trò cụ thể. Theo đó, nồng độ Cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" cao hoặc cholesterol "tốt" thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Tổng quan về cholesterol máu

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm cholesterol hay bảng xét nghiệm lipid máu, chúng ta cần trang bị một số kiến thức cơ bản về chúng. Ví dụ, lipoprotein mật độ thấp, gọi tắt là LDL, được xác định là cholesterol "xấu" vì có thể bám dính vào thành mạch máu. Theo thời gian, nó có thể làm tắc nghẽn động mạch trong một quá trình gọi là xơ vữa động mạch. Các động mạch bị thu hẹp trong tim có thể diễn tiến đến hình thành huyết khối đột ngột và gây ra bệnh nhồi máu cơ tim. Triglyceride là một loại chất béo khác mà các bác sĩ cần định lượng bằng bảng xét nghiệm lipid. Nồng độ Triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Điều này đặc biệt đúng khi bạn có nồng độ cholesterol “tốt” thấp, chính xác hơn là lipoprotein tỷ trọng cao và gọi tắt là HDL. Nồng độ Triglyceride cao cũng khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả mọi người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm lipid máu để biết nồng độ Cholesterol và Triglycerid, từ đó có biện pháp can thiệp sớm nếu cần thiết

Tất cả mọi người trên 20 tuổi nên thường xuyên đi xét nghiệm lipid máu
Tất cả mọi người trên 20 tuổi nên thường xuyên đi xét nghiệm lipid máu

2. Bảng xét nghiệm lipid bao gồm những gì?

Các loại cholesterol và các dạng chất béo khác trong máu được gọi chung là lipid. Các bác sĩ sẽ đo lường và chẩn đoán các vấn đề về lipid bằng bảng xét nghiệm lipid máu đơn giản. Một số bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ trước đó để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm lipid không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều cần nhịn ăn, sẽ tùy theo từng đối tượng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định sao cho phù hợp. Bảng xét nghiệm lipid máu thường bao gồm kết quả của 4 loại khác nhau, bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần;
  • LDL cholesterol;
  • HDL cholesterol;
  • Triglyceride.

Một số bảng xét nghiệm lipid có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn, chẳng hạn như sự hiện diện và kích thước của các hạt chất béo khác nhau trong máu.

Bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ tim mạch tổng thể của bệnh nhân thông qua xét nghiệm cholesterol để đặt ra mục tiêu giảm mỡ máu
Bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ tim mạch tổng thể của bệnh nhân thông qua xét nghiệm cholesterol để đặt ra mục tiêu giảm mỡ máu

3. Kết quả xét nghiệm cholesterol máu

Đối với cholesterol toàn phần:

  • Bình thường: < 200 mg/dL;
  • Ngưỡng giới hạn: 201-240 mg/dL;
  • Cao: > 240 mg/dL.

Đối với HDL cholesterol:

  • 60 mg/dL hoặc cao hơn là tốt, vì giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch;
  • 40-59 mg/dL là chấp nhận được.
  • Dưới 40 mg/dL là thấp, đồng nghĩa nguy cơ tim mạch ở mức cao.

Đối với LDL cholesterol:

  • Lý tưởng: Dưới 100 mg/dL;
  • Chấp nhận được: 100-129 mg/dL, tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân;
  • Ngưỡng cao: 130-159 mg/dL;
  • Cao: 160-189 mg/dL;
  • Rất cao: 190 mg/dL trở lên.

Đối với Triglyceride:

  • 150 mg/dL trở xuống có thể là mục tiêu mà bác sĩ đề xuất, mặc dù Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng nồng độ thấp hơn là tốt nhất cho sức khỏe.
  • 151 đến 200 mg/dL đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
  • Hơn 200 mg/dL đồng nghĩa nguy cơ mắc tim mạch rất cao.

Bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ tim mạch tổng thể của bệnh nhân để đặt ra mục tiêu LDL cụ thể. Đối với những người có nguy cơ tim mạch cao hoặc đã chẩn đoán mắc bệnh thì nồng độ LDL phải dưới 100 mg/dL. Bác sĩ tim mạch có thể đề nghị mức thấp hơn, dưới 70 mg/dL, nếu nguy cơ tim mạch của bệnh nhân là rất cao. Nếu có nguy cơ tim mạch trung bình, mục tiêu LDL là dưới 130 mg/dL, còn khi nguy cơ tim mạch khá thấp thì chỉ số LDL mục tiêu chỉ cần dưới 160 mg/dL.

4. Cần làm gì khi xét nghiệm cholesterol bất thường?

Thay đổi lối sống là biện pháp đầu tiên để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bác sĩ có thể khuyến cáo bệnh nhân nên bắt đầu dùng thuốc để giúp giảm nồng độ cholesterol theo mục tiêu điều trị.

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một chế độ ăn giảm cholesterol có thể làm giảm đến 30% lượng cholesterol xấu trong máu. Một chế độ ăn ít chất béo bão hòa cùng carbohydrate đơn giản và ít hơn 200mg cholesterol mỗi ngày có thể giúp giảm nồng độ LDL máu. Bệnh nhân có kết quả bảng xét nghiệm lipid bất thường cần ghi nhớ những lời khuyên về chế độ ăn uống như sau:

  • Cắt giảm chất béo bão hòa xuống dưới 7% tổng lượng calo mỗi ngày;
  • Cắt giảm hoàn toàn chất béo chuyển hóa. Bạn cần kiểm tra thành phần thực phẩm để biết các loại dầu "được hydro hóa một phần" vì đó chính là chất béo chuyển hóa;
  • Tham khảo thông tin thành phần của các loại thực phẩm. Các sản phẩm có ghi “cholesterol thấp” hoặc “không có cholesterol” có thể chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc đường.

Tập Aerobic thường xuyên có thể làm giảm LDL và HDL. Nếu đang hút thuốc lá thì bạn hãy bỏ thuốc lá. Thay đổi lối sống như ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân cũng là những cách hiệu quả để cải thiện nồng độ Triglyceride.

4.2. Thuốc điều trị

Nếu biện pháp thay đổi lối sống không đủ để giảm nồng độ cholesterol mục tiêu, bệnh nhân có thể dùng thuốc hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì được những thói quen sống lành mạnh thì liều lượng thuốc sẽ chỉ ở mức thấp hoặc đôi khi ngừng hẳn. Bác sĩ có thể kê toa nhóm Statin, vì đây là nhóm thuốc hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Statin ngăn chặn khả năng sản xuất cholesterol của gan. Nhóm thuốc này thường không gây ra vấn đề gì, nhưng trong một số ít trường hợp chúng có thể làm tổn thương gan và cơ. Do đó, bác sĩ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết để kiểm tra chức năng của bệnh nhân sau khi bắt đầu điều trị và khi có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Một số báo cáo cho thấy tình trạng mất trí nhớ và tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 của nhóm statin. Tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại có thể lớn hơn so với rủi ro mắc phải, do đó bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ về nhóm thuốc này. Một số statin có sẵn hiện nay:

  • Atorvastatin;
  • Fluvastatin;
  • Lovastatin;
  • Pitavastatin;
  • Pravastatin;
  • Rosuvastatin;
  • Simvastatin.

Niacin là nhóm thuốc có thể được bác sĩ kê đơn để giúp tăng HDL. Tuy nhiên để có hiệu quả thì Niacin phải được dùng với liều lượng lớn. Với liều lượng này nó thường gây đỏ bừng da và đau bụng. Các phiên bản mới hơn của Niacin được tạo ra để giảm thiểu các tác dụng phụ này để bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng hơn. Mặc dù có ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol nhưng một nghiên cứu khoa học quan trọng gần đây đã phát hiện ra rằng việc bổ sung Niacin vào liệu pháp Statin không làm giảm nguy cơ tim mạch. Các bác sĩ đôi khi kê toa các dẫn xuất của acid fibric, hay còn gọi là Fibrate, để tăng HDL, giảm Triglyceride và giảm nhẹ LDL. Ezetimibe là loại thuốc giúp hạn chế lượng cholesterol mà ruột non có thể hấp thụ. Nhóm này thường dùng phối hợp với Statin vì có thể làm giảm nồng độ cholesterol thêm 25%. Các chất cô lập acid mật, bao gồm Cholestyramine và Colestipol, có thể làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL ở một số bệnh nhân. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đầy hơi và táo bón. Nếu nồng độ cholesterol không thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, bác sĩ có thể cố gắng kết hợp chất cô lập acid mật và Statin. Tóm lại để có thể giảm thiểu tối đa tình trạng tăng Cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn cần duy trì một lối sống khoa học, trong đó có việc kiểm soát cân nặng để cơ thể không rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi béo là 1 vấn đề gây ra nhiều bệnh lý khiến chúng ta phải chung sống trọn đời. Ngoài ra, trong trường hợp nếu được xác định là thừa cân, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Bệnh nào liên quan nhiều nhất đến bệnh béo phì?

Bệnh nào liên quan nhiều nhất đến bệnh béo phì?

18

Bài viết hữu ích?