Zalo

Béo phì liên quan tiểu đường và bệnh tim như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là yếu tố làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất có lẽ là tiểu đường và bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia, nguy cơ nhồi máu cơ tim của người béo phì cao gấp 3 lần so với người cân nặng bình thường. Vậy béo phì liên quan tiểu đường và bệnh tim như thế nào?

1. Béo phì là gì?

Béo phì và thừa cân là 2 khái niệm miêu tả tình trạng cân nặng của một người vượt quá giới hạn bình thường. Trong đó béo phì là tình trạng một người tích lũy quá nhiều mỡ thừa trong cơ thể đến mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với khái niệm thừa cân khi cân nặng vượt mức của người bệnh có thể đến từ cơ, xương, mỡ thừa hoặc nước trong cơ thể.

Nếu cân nặng vượt hơn 20% so với chỉ số lý tưởng thì bạn được coi là béo phì. Để xác định cân nặng lý tưởng của một người, các chuyên gia y tế gợi ý sử dụng đến chỉ số khối cơ thể (BMI) để làm thước đo đánh giá sơ bộ. Nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên sẽ được chẩn đoán là béo phì.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng BMI chỉ là một thước đo rất sơ bộ và nếu nó cao hơn giới hạn bình thường cũng không đồng nghĩa là bạn không khỏe mạnh. Ví dụ điển hình là những vận động viên hay người tập thể hình. Họ không ngừng tập luyện để xây dựng cơ bắp, điều đó có nghĩa là họ cũng đang tăng cân nhưng có thể thấy sức khỏe của họ vẫn hoàn toàn bình thường.

Béo phì có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như tiêu thụ quá nhiều calo, lối sống ít vận động và ngủ không đủ giấc. Nhưng bất kể lý do là gì thì béo phì đều khiến một người tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

2. Béo phì liên quan tiểu đường như thế nào?

Những người được xác định béo phì sẽ nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hay còn được gọi là bệnh tiểu đường kháng insulin hoặc tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành. Bệnh lý này đặc trưng với tình trạng lượng đường trong máu ở mức cao kéo dài 

Nghiên cứu cho thấy béo phì liên quan tiểu đường tuýp 2 rất chặt chẽ, cụ thể là nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 80 lần so với những người không béo phì. Theo đó, khi các tế bào mỡ của người béo phì phải xử lý nhiều chất dinh dưỡng hơn giới hạn chúng có thể xử lý sẽ đưa đến tình trạng căng thẳng tế bào và hiện tượng viêm, từ đó giải phóng ra một loại protein được gọi là cytokine. Chính Cytokine sẽ ức chế tín hiệu của các thụ thể insulin, và dần dần sẽ khiến các tế bào đề kháng với insulin.

Theo bác sĩ, Insulin là hormone cho phép các tế bào sử dụng glucose (đường) để tạo năng lượng. Khi đề kháng với insulin, cơ thể người bệnh không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và đưa đến hậu quả là nồng độ đường huyết cao kéo dài.

béo phì liên quan tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy béo phì liên quan tiểu đường tuýp 2 rất chặt chẽ 

3. Béo phì liên quan bệnh tim thế nào?

Như đã đề cập, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và từ đó đưa đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. So với những người bình thường, bệnh nhân tiểu đường và béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng cao hơn, chẳng hạn như bệnh mạch vành, suy tim hoặc bệnh cơ tim do tiểu đường.

Nguyên nhân được giải thích là theo thời gian, lượng đường trong máu luôn ở mức cao do tiểu đường sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh có vai trò kiểm soát chức năng tim mạch. Ngoài ra, người béo phì mắc bệnh tiểu đường cũng thường đồng mắc các bệnh lý khác, như huyết áp cao và kết hợp làm nguy cơ phát triển bệnh tim tăng cao hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo một số giải pháp có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim ở người béo phì bị tiểu đường, bao gồm:

  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp và nồng độ cholesterol theo mục tiêu;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá;
  • Xây dựng và duy trì kế hoạch ăn uống lành mạnh;
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên;
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Quản lý tốt căng thẳng;
  • Ngủ đủ giấc.
béo phì liên quan tiểu đường
Nhiều người bệnh thắc mắc béo phì gây bệnh mạch vành (CHD) thế nào? 

Nhiều người bệnh thắc mắc béo phì gây bệnh mạch vành (CHD) thế nào? Các chuyên gia cho biết trong cơ chế bệnh sinh của CHD, chất béo dư thừa sẽ tích tụ trực tiếp bên trong động mạch vành (mạch máu nuôi tế bào cơ tim), từ đó gây hẹp mạch vành và làm giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho cơ tim. Chất béo lắng đọng trên thành mạch vành còn làm tăng khả năng hình thành cục máu đông (huyết khối), qua đó gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu nuôi cơ tim. CHD là bệnh có thể đưa đến nhiều biến chứng như cơn đau ngực, nhịp tim không đều, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt CHD có thể diễn tiến đến suy tim theo thời gian. Các chuyên gia cho biết suy tim không có nghĩa là tim đã ngừng đập mà chỉ là không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, do đó bệnh nhân suy tim là đối tượng cần được chăm sóc y tế liên tục.

Một vấn đề khác cho câu hỏi béo phì liên quan bệnh tim thế nào là tình trạng tăng huyết áp. Ở người béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể do chất béo tích tụ trong thành động mạch. Khi đó bệnh nhân sẽ bị tăng huyết áp với áp lực máu lên thành trong của động mạch luôn rất cao. Những người bị béo bụng, nghĩa là mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng là đối tượng có khả năng bị tăng huyết áp rất cao. 

Một mối liên hệ khác là tiểu đường và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc không có đủ insulin để xử lý glucose hoặc insulin không hoạt động hiệu quả, khi đó glucose không đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng mà tích tụ trong máu. Máu có nồng độ glucose cao di chuyển khắp cơ thể và có thể gây hại cho các mạch máu, khiến chúng trở nên xơ cứng và được gọi là bệnh xơ vữa động mạch. Nếu không được điều trị, những tổn thương mạch máu này có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên là người béo phì nên chủ động thực hiện biện pháp giảm cân. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. 

Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Bệnh nào liên quan nhiều nhất đến bệnh béo phì?

Bệnh nào liên quan nhiều nhất đến bệnh béo phì?

Cơ chế liên quan giữa béo phì và đái tháo đường

Cơ chế liên quan giữa béo phì và đái tháo đường

13

Bài viết hữu ích?