Zalo

Cơ thể thiếu vitamin gì gây mất ngủ kéo dài?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, giảm hiệu suất làm việc và suy giảm trí nhớ. Thiếu vitamin gây mất ngủ là một trong những nguyên nhân thường bị bỏ sót. Vậy thiếu vitamin gì gây mất ngủ và cách bổ sung vitamin để cải thiện tình trạng mất ngủ như thế nào?

1. Thiếu vitamin gì gây mất ngủ? Vì sao các vitamin này ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là cơ thể thiếu một số dưỡng chất cần thiết cho một giấc ngủ ngon. Vậy thiếu vitamin gì gây mất ngủ?

1.1 Vitamin D

Vitamin D được biết đến với vai trò hỗ trợ sức khỏe của xương, điều chỉnh tâm trạng, hỗ trợ chức năng miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm. Vitamin D cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm vì những lợi ích tiềm tàng đối với giấc ngủ cũng như những rối loạn về giấc ngủ do sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D ảnh hưởng đến cả thời lượng giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin D có liên quan đến thời gian ngủ ngắn. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc và thiếu vitamin D đặc biệt mạnh mẽ ở người lớn từ 50 tuổi trở lên và hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu này bị thiếu vitamin D.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin D và nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Việc thiếu vitamin D cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ.

Vitamin D được chứng minh có thể ảnh hưởng một phần đến giấc ngủ bằng cách giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học trong cơ thể. 

thiếu vitamin gì gây mất ngủ
Thiếu vitamin D gây rối loạn giấc ngủ

1.2 Vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì chức năng tế bào khỏe mạnh, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch. Khả năng chống oxy hóa của vitamin E cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe liên quan đến giấc ngủ.

Một nghiên cứu cho thấy rằng người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường có lượng Vitamin E thấp. Việc kết hợp vitamin E với vitamin C và các chất chống oxy hóa khác được chứng minh có thể cải thiện nhịp thở vào ban đêm và chất lượng giấc ngủ ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

1.3 Vitamin C

Vitamin C cũng là một nguồn năng lượng chống oxy hóa khác. Vitamin C được biết đến với khả năng tăng cường sức khỏe miễn dịch, tổng hợp collagen và hỗ trợ xương, răng và da khỏe mạnh. Khả năng tăng cường sức khỏe của vitamin C có thể hỗ trợ chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Vậy mất ngủ thiếu vitamin gì? Vitamin C đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng sự kết hợp giữa vitamin C (100 mg) và vitamin E (400 IU) dùng hai lần mỗi ngày giúp giảm các cơn ngưng thở và cơn thở bị gián đoạn khi ngủ. Sự kết hợp vitamin C và vitamin E này cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng buồn ngủ ban ngày.

Lượng vitamin C hấp thụ thấp có liên quan đến thời gian ngủ ngắn hơn. Một nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania cho thấy những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm tiêu thụ ít vitamin C hơn những người ngủ đủ giấc mỗi đêm. 

Bên cạnh đó, tương tự như vitamin E, vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ não chống lại tình trạng mất trí nhớ liên quan đến thiếu ngủ.

1.4 Vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể như hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và phát triển nhận thức. Có bằng chứng cho thấy vitamin B6 cũng hỗ trợ giấc ngủ và ảnh hưởng đến giấc mơ của chúng ta.

Một nghiên cứu đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi, mất ngủ thiếu vitamin gì, nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu vitamin B6 có liên quan đến các triệu chứng mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Nguyên nhân là do vitamin B6 hỗ trợ sản xuất hormone serotonin và melatonin, cả hai đều quan trọng đối với giấc ngủ ngon và cả tâm trạng. 

1.5 Vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng đối với chức năng não, hỗ trợ sức khỏe tim mạch bao gồm hình thành hồng cầu và hỗ trợ hoạt động DNA. 

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin B12 có liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ bằng cách duy trì nhịp của đồng hồ sinh học. 

Mất ngủ là một yếu tố quan trọng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. Vì vậy, vitamin B12 đặc biệt hữu ích cho những người bị rối loạn giấc ngủ, kể cả những người có triệu chứng trầm cảm. 

2. Cách bổ sung vitamin để giảm mất ngủ

Cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng thiếu vitamin gây mất ngủ là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, bao gồm:

  • Vitamin D: Vitamin D được tìm thấy trong các thực phẩm như cá béo, dầu cá, lòng đỏ trứng, nấm, thực phẩm tăng cường dinh dưỡng như các sản phẩm từ sữa, đậu nành và ngũ cốc. Ngoài chế độ ăn đa dạng những thực phẩm trên thì phơi nắng 10 đến 30 phút dưới ánh nắng mặt trời vào sáng sớm có thể hỗ trợ bổ sung vitamin D cho cơ thể.
thiếu vitamin gì gây mất ngủ
Phơi nắng giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể
  • Vitamin E: Thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin E bao gồm hạnh nhân, đậu phộng, hạt hướng dương, rau bina, bông cải xanh, cà chua, mầm lúa mì, ngô và dầu đậu nành.
  • Vitamin C: Trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, cũng như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, rau bina, ớt xanh và đỏ, dâu tây và kiwi.
  • Vitamin B6: Chuối, cà rốt, rau bina và khoai tây là nguồn cung cấp B6 tuyệt vời, cũng như sữa, trứng, pho mát, cá và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin B12: Vitamin B12 được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm protein động vật, bao gồm sữa, trứng, thịt, cá và động vật có vỏ.

Bên cạnh bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống thì các thực phẩm bổ sung cũng đảm bảo cung cấp đầy đủ những vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

3. Ngoài bổ sung vitamin thì cần lưu ý gì để có thể ngủ ngon?

Bên cạnh cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ chế độ ăn uống lành mạnh thì một số lưu ý để bạn có thể ngủ ngon hơn, bao gồm:

3.1 Tuân theo đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể

Đồng hồ sinh học của cơ thể được hình thành giúp cơ thể hoạt động phát huy hiệu quả tốt nhất, giấc ngủ cũng cần tuân theo nhịp sinh học này. 

Bạn cần dựa trên lịch sinh hoạt và làm việc để xây dựng cho bản thân một thời gian ngủ và thức cố định mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp cơ thể tự thức dậy khi đến giờ và không cảm thấy mệt mỏi nhiều khi đã ngủ đủ giấc.

Nhiều người có xu hướng ngủ nướng vào những ngày nghỉ, tuy nhiên điều này là không nên vì sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Bạn không nên thức muộn vào đêm hôm trước để ngủ bù vào sáng hôm sau nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.

Ngủ trưa là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi sau thời gian học tập và làm việc. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá nhiều thì bạn có thể dễ bị khó ngủ và mất ngủ vào ban đêm.

3.2 Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mạnh trước khi ngủ

Cơ thể sẽ tự tạo hormone tự nhiên để điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức dựa trên lượng ánh sáng tiếp xúc. Vì thế, nếu về đêm muộn mà bạn vẫn tiếp xúc nhiều với ánh sáng mạnh thì hormone này sẽ không được tiết ra gây mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.

Bạn nên dành nhiều thời gian ban ngày để tiếp xúc với ánh nắng và ánh sáng nơi làm việc để cơ thể giảm tiết hormone melatonin, từ đó ngăn ngừa buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Bên cạnh đó, khoảng 1 tiếng trước khi ngủ bạn nên tránh sử dụng các thiết bị có ánh sáng mạnh như máy tính bảng, máy tính, điện thoại và tivi để cơ thể tăng sản xuất hormone melatonin. Ngoài ra, phòng ngủ cần đảm bảo thông thoáng, có rèm che ánh sáng dày để chặn ánh sáng từ bên ngoài và không bật đèn quá sáng khi ngủ.

3.3 Tập thể dục hàng ngày

Thường xuyên tập thể dục sẽ khiến bạn cảm thấy ít buồn ngủ hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Điều này giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ và tạo cho bạn một giấc ngủ sâu mỗi ngày để cơ thể hồi phục sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi.

3.4 Duy trì tinh thần thoải mái

Để có được một giấc ngủ ngon bạn cần giải tỏa những căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái và thư giãn. Bạn có thể làm những việc bản thân yêu thích như nghe nhạc hoặc đọc sách để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Chúng ta đã biết vì sao thiếu vitamin gây mất ngủ và câu hỏi mất ngủ thiếu vitamin gì đã có câu trả lời. Vitamin C, E, C, B6 và B12 là những vitamin ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng là cách đơn giản nhất để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này cho cơ thể. 

Ngoài ra, sử dụng truyền tái tạo năng lượng để bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng từ cấp độ tế bào hiện cũng đang là cách được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực, thoát khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ kéo dài.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Phụ nữ 30 tuổi nên uống vitamin gì?

Phụ nữ 30 tuổi nên uống vitamin gì?

Các tác dụng phụ khi uống vitamin tổng hợp

Các tác dụng phụ khi uống vitamin tổng hợp

Vitamin C và D có uống chung được không?

Vitamin C và D có uống chung được không?

41 chất dinh dưỡng giúp bạn 'trường thọ' và trẻ lâu

41 chất dinh dưỡng giúp bạn 'trường thọ' và trẻ lâu

Cơ thể bị dư vitamin có sao không?

Cơ thể bị dư vitamin có sao không?

7

Bài viết hữu ích?