Zalo

Các phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa ở người

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hội chứng chuyển hóa là tên của một nhóm các yếu tố nguy cơ có khả năng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý tim mạch do xơ vữa, đột quỵ, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Cùng tìm hiểu cách điều trị rối loạn chuyển hóa thông qua bài viết dưới đây.

1. Các phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa ở người

Mục tiêu của điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa là giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường bằng cách kiểm soát các tình trạng sức khỏe có vấn đề liên quan như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, kháng insulin

Một số cách điều trị rối loạn chuyển hóa, bao gồm:

1.1 Giảm cân

Hầu hết những người mắc hội chứng chuyển hóa đều được khuyến khích giảm cân để đạt được chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh hơn. Bác sĩ có thể giúp người bệnh xác định kế hoạch và tốc độ phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

1.2 Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Điều bạn thực sự cần không phải là một chế độ ăn kiêng giảm cân mà là một kế hoạch ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. 

Nếu việc tìm kiếm hoặc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh là khó khăn đối với bạn, hãy cân nhắc nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng giúp đỡ bạn hoặc giới thiệu thực đơn phù hợp để bạn bắt đầu.

1.3 Vận động nhiều hơn

Ngay cả khi bạn chưa từng tập thể dục trước đây, bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ nhằm khắc phục tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa một cách rõ rệt. 

Ngay cả việc hoạt động vừa phải cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Đi bộ là một kế hoạch khởi đầu tốt cho nhiều người. Các chuyên gia khuyên rằng: “Hãy đặt mục tiêu 5.000 bước mỗi ngày và tăng lên ít nhất 10.000 bước mỗi ngày.” 

Ngoài ra, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ của bạn để có được quyết định về các loại hình tập luyện mà bạn muốn thử.

1.4 Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về các chương trình hỗ trợ cai thuốc lá có thể giúp ích. Nếu bạn không hút thuốc, hãy cố gắng không ở gần những người hút thuốc.

1.5 Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và đóng góp thêm lượng calo dư thừa cho cơ thể dẫn đến thừa cân béo phì. 

điều trị rối loạn chuyển hóa
Duy trì cân nặng phù hợp là cách điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa hiệu quả

2. Sau điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa có tái phát không? Cách nào giúp ngăn chặn sự tái phát?

Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân không thể thay đổi được như tuổi, giới tính và tiền sử gia đình. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân có thể thay đổi được như chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày. 

Sau khi điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay ngủ không đủ giấc. Những thói quen sinh hoạt này có thể khiến người bệnh có nguy cơ tái phát bệnh rối loạn chuyển hóa.

Để ngăn chặn sự tái phát sau khi điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa người bệnh cần lưu ý duy trì những thói quen sau:

  • Duy trì mức cân nặng lý tưởng với mức BMI trong khoảng từ 18.5 đến 22.9 kg/m2. 
  • Tăng cường hoạt động thể lực và duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh như tăng cường rau củ quả, cá, các loại hạt, hạn chế chất béo có hại và thực phẩm có nhiều dầu mỡ
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế rượu bia
điều trị rối loạn chuyển hóa
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa sớm bệnh rối loạn chuyển hóa

3. Các điểm cần lưu ý

Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể được phòng ngừa sớm bằng chế độ ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Những người bệnh có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa cao cần chú ý thay đổi lối sống nhằm giảm khả năng mắc bệnh. 

Một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa cao hơn người bình thường, bao gồm:

  • Tuổi tác cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa càng lớn
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: Nếu gia đình bạn có người thân mắc bệnh rối loạn chuyển hóa thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thừa cân và béo phì: Những người bệnh có chỉ số BMI trên 23 kg/m2 và kích thước vòng bụng lớn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
  • Đái tháo đường: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì bạn có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa cao hơn
  • Các bệnh lý khác: Trường hợp người bệnh từng mắc tăng huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồng trứng đa nang và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thì có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn chuyển hóa hơn.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng, viêm nhiễm, HIV và trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, tăng nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu. Điều này góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý một số triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa kịp thời. 

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn chuyển hóa, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Lờ đờ
  • Khát nước
  • Vàng da
  • Chu vi vòng eo lớn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Khó khăn trong việc khi nhớ, đọc, viết và nói chuyện
  • Thay đổi cảm xúc
  • Thay đổi nhận thức và hành vi như lú lẫn, sa sút trí tuệ, li bì, ảo tưởng và ảo giác
  • Co thắt cơ bắp không tự chủ
  • Buồn nôn
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Tiêu chảy dai dẳng mãn tính

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm phát hiện sớm bệnh rối loạn chuyển hóa cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tóm lại, bệnh rối loạn chuyển hóa ở người nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành và phát triển các mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa kịp thời là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Rối loạn chuyển hoá ở người thừa cân béo phì có gây biến chứng nguy hiểm?

Rối loạn chuyển hoá ở người thừa cân béo phì có gây biến chứng nguy hiểm?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Làm sao để hạn chế rối loạn chuyển hóa axit uric?

Làm sao để hạn chế rối loạn chuyển hóa axit uric?

38

Bài viết hữu ích?