Zalo

Béo phì khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh tim khó khăn hơn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì góp phần trực tiếp vào các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm rối loạn lipid máu, đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp và rối loạn giấc ngủ. Béo phì cũng dẫn đến sự phát triển của bệnh lý liên quan đến tim mạch và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch độc lập với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Đồng thời, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, béo bụng được xác định bởi chu vi vòng eo, như một dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim mạch không phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể.

1. Tổng quan về bệnh tim ở người béo phì

Béo phì là 1 yếu tố nguy cơ lớn đối với sự phát triển của bệnh tim mạch nguyên nhân do những người béo phì mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi sớm hơn. Việc mắc bệnh tim ở người béo phì có thể dẫn đến tuổi thọ trung bình ngắn hơn so với những người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, ở những người bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở những người phát triển bệnh tim mạch có triệu chứng, chỉ số BMI và các thông số khác về thành phần cơ thể không phải là yếu tố nguy cơ tim mạch nhất quán đối với các kết quả bệnh tim mạch ngắn hạn bất lợi.

Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và rối loạn dung nạp glucose. Những người thừa cân và béo phì thì việc giảm cân có thể cải thiện hoặc ngăn ngừa nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến béo phì.

Xác định chính xác mức độ béo phì của một người trong chẩn đoán bệnh tim ở người béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng được sử dụng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh béo phì. Nhưng những người có lượng cơ đáng kể có thể sẽ có chỉ số BMI cao. Những người có ít khối cơ và nhiều mỡ ở vòng eo có thể có chỉ số BMI thấp nhưng lại béo phì ở mức cân nặng bình thường. Các phép đo như tỷ lệ eo - hông và chu vi vòng eo giúp đánh giá chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh tim ở người béo phì.

Chất béo dư thừa hoạt động như một loại bộ lọc và có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm dẫn đến khó khăn trong chẩn đoán bệnh tim ở người béo phì. Béo phì ảnh hưởng đến gần như tất cả các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng trong tim mạch, như điện tâm đồ, chụp CT, chụp cộng hưởng từ và siêu âm tim.

Các can thiệp thủ thuật trong điều trị bệnh tim ở người béo phì như đặt stent qua chân hoặc phẫu thuật tim có thể khó thực hiện hơn đối với người béo phì đáng kể và có thể gây ra nhiều biến chứng hơn như tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương. Đồng thời, các liệu pháp điều trị bệnh tim ở người béo phì bằng thuốc thông thường có thể cần được điều chỉnh tăng hoặc giảm ở những người béo phì. Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, có thể ảnh hưởng đến khả năng giảm cân của người béo phì.

Các khuyến nghị giảm cân đối với những trường hợp mắc bệnh tim ở người béo phì có thể khó thực hiện vì những người này khó di chuyển hơn và sẽ cảm thấy các triệu chứng như khó thở khi tập thể dục. Những triệu chứng đó thường khiến những người béo phì không muốn hoạt động thể chất, tuy nhiên việc tập thể dục nhẹ nhàng rất quan trọng, không chỉ để giảm cân mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch.

Liệu pháp điều trị bệnh tim ở người béo phì bằng thuốc

2. Các vấn đề về tim mạch liên quan đến béo phì

Một số loại vấn đề về tim mạch khác nhau có liên quan đến béo phì, cụ thể như sau:

  • Bệnh động mạch vành: Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành (CAD), do sự tích tụ mảng bám cholesterol trong động mạch tim. Mặc dù béo phì có liên quan đến nhiều yếu tố rủi ro khác đối với CAD như bệnh tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa, nhưng béo phì cũng là một yếu tố rủi ro đối với CAD. Nguy cơ mắc bệnh CAD cao hơn đối với những người mắc bệnh béo phì “trung tâm” hoặc “nội tạng” tập trung ở vùng bụng.
  • Suy tim: Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây suy tim ngay cả ở những người không mắc bệnh CAD. Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ ràng cơ chế béo phì có thể gây ra suy tim khi không có CAD, nhưng có 2 cách giải thích chính. Đầu tiên, những người béo phì có xu hướng có lượng máu lớn hơn, khiến tim bơm máu khó khăn hơn và có thể dẫn đến suy tim theo thời gian. Nguyên nhân do tim làm việc nhiều hơn, kích thước cơ của nó tăng lên, một tình trạng được gọi là phì đại tâm thất. Thứ hai, béo phì có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, gây ra các vấn đề về phổi cũng như huyết áp cao, cả hai đều có thể dẫn đến suy tim.
  • Rung tâm nhĩ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ gây rung tâm nhĩ, một loại nhịp tim bất thường. Trong nhiều trường hợp, rung nhĩ được thấy trong suy tim. Do đó, các con đường giữa béo phì, suy tim và rung tâm nhĩ đều có liên quan chặt chẽ với nhau. 
  • Đột tử do tim: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì có liên quan đến nguy cơ đột tử do tim cao hơn, ngay cả ở những người không mắc bệnh CAD, suy tim hoặc các loại rối loạn nhịp tim khác.

3. Điều trị bệnh tim ở người béo phì

Các vấn đề về tim liên quan đến béo phì có thể được cải thiện hoặc thậm chí điều trị bệnh tim ở người béo phì bằng cách giảm cân. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục nhịp điệu nên là cách để giảm cân. Trong trường hợp những thay đổi lối sống này không hiệu quả thì phẫu thuật giảm béo cắt dạ dày hoặc thắt đai có thể là một lựa chọn. 

Các mục tiêu chung của điều trị bệnh tim ở người béo phì là quản lý và giảm cân để ngăn ngừa tăng cân thêm 

Các mục tiêu chung của điều trị bệnh tim ở người béo phì là quản lý và giảm cân để ngăn ngừa tăng cân thêm, giảm trọng lượng cơ thể và duy trì trọng lượng cơ thể thấp hơn trong thời gian dài. Trong quá trình điều trị bệnh tim ở người béo phì bác sĩ sẽ đo chỉ số BMI để đánh giá về mức độ thừa cân và béo phì và hướng dẫn về hiệu quả của việc điều trị giảm cân. Chế độ ăn Địa Trung Hải là có lợi đối với những người mắc bệnh tim mạch. 

Có các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân thừa cân/béo phì và sự kết hợp các liệu pháp mang lại kết quả tốt nhất. Các liệu pháp hiện tại có sẵn để kiểm soát cân nặng bao gồm can thiệp lối sống, hoạt động thể chất, dược lý và phẫu thuật.

Giảm cân có công dụng trong giảm một số yếu tố liên quan đến tim mạch như bệnh tiểu đường, huyết áp và rối loạn lipid máu. Các quan sát lặp đi lặp lại đã gợi ý rằng việc giảm cân có liên quan đến sự gia tăng chỉ số HDL-cholesterol. 

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng trong đó vấn đề bệnh tim ở người béo phì gây ảnh hưởng làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, thực hiện giảm cân trong điều trị bệnh tim ở người béo phì là giải pháp hữu hiệu nhất để cải thiện sức khỏe và vóc dáng. Hiện nay, một cách giảm cân mới mang tên liệu pháp tiêu hao năng lượng đang được nhiều người ưa chuộng lựa chọn sử dụng. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể tác dụng nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng. 

Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể sau đó là đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp đồng thời lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập cũng như vận động điều độ để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tác hại khi ăn dầu mỡ nhiều

Tác hại khi ăn dầu mỡ nhiều

Quá trình trở nên béo phì ảnh hưởng đến bệnh tim như thế nào?

Quá trình trở nên béo phì ảnh hưởng đến bệnh tim như thế nào?

Thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe?

Thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe?

4

Bài viết hữu ích?