Theo nghiên cứu gần đây, thời gian một người trẻ tuổi bị béo phì ảnh hưởng đến tim mạch của người đó ở tuổi trung niên. Phát hiện này cho thấy việc ngăn chặn quá trình tăng cân không chỉ trì hoãn sự khởi đầu mà còn giúp giảm tình trạng bệnh tật tim mạch về sau. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể được sửa đổi để giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tuy nhiên bệnh tim mạch vẫn là vấn đề phát triển chậm theo thời gian, thường được chẩn đoán khi một người có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn đau tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Trước khi bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào xuất hiện thì tình trạng này được gọi là bệnh tim “thầm lặng”.
Béo phì là yếu tố nguy cơ được biết đến đối với hầu hết các tình trạng tim mạch khi chỉ số BMI tăng cao tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng bắt đầu quan tâm xem xét liệu thời gian béo phì có ảnh hưởng tới bệnh tim hay không. Một nghiên cứu đã thu thập và kiểm tra 3200 đối tượng từ 18-30 tuổi và cứ sau 2-5 năm những người tham gia sẽ được kiểm tra để xác định quá trình tăng cân của họ và xem họ có béo phì hay không, béo phì trong bao lâu. Người tham gia sẽ được chụp CT trong các độ tuổi 15, 20 hoặc 25 xác định sự hiện diện của vôi hóa động mạch vành - một dấu hiệu cận lâm sàng điển hình của bệnh tim.
Kết quả cho thấy khoảng 40% người tham gia bị béo phì trong quá trình nghiên cứu và hơn 38% những người béo phì trong hơn 20 năm bị vôi hóa động mạch vành. Ngược lại, chỉ có khoảng 25% những người có chỉ số BMI bình thường bị vôi hóa động mạch vành. Các nhà khoa học đã tính toán rằng không phụ thuộc vào chỉ số BMI hay vòng eo, mỗi năm một thanh niên bị béo phì sẽ gia tăng nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến tim mạch thầm lặng lên 2-4%
Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh lý tim mạch ở mọi lứa tuổi, những tác động của tình trạng béo phì lên cơ thể và tim mạch cụ thể như sau:
Không bao giờ là quá muộn để cải thiện tình trạng béo phì vì dù chỉ giảm cân một chút cũng đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch hoặc tử vong do bệnh tim mạch. Khi chỉ số BMI đang vượt quá mức bình thường bạn nên bắt đầu thực hiện các phương pháp kiểm soát cân nặng và thay đổi lối sống như sau:
Tóm lại, quá trình béo phì tác động đáng kể tới tình trạng tim mạch về sau. Bạn càng béo phì trong thời gian dài thì tim mạch càng bị ảnh hưởng nhiều và những tác động tiêu cực thậm chí không thể đảo ngược. Chính vì vậy, dù tại thời điểm nào khi nhận thấy chỉ số BMI vượt quá giá trị tham chiếu cũng nên bắt đầu điều chỉnh lối sống, chế độ ăn để kiểm soát cân nặng từ đó hạn chế các vấn đề tim mạch trong tương lai.
Để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn, bạn cần tham khảo các phương pháp giảm cân khoa học, được tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực này. Hiện nay, có 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu đã được nhiều người đánh giá rất cao. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu phù hợp. Sau mỗi buổi, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Liệu pháp tiêu hao năng lượng phù hợp với phụ nữ sau sinh, những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.
16
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16
Bài viết hữu ích?