Zalo

Vì sao não bộ bị trì trệ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy não bộ của mình rơi vào tình trạng quá tải. Não bộ bị trì trệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất học tập và làm việc của chúng ta. Vậy vì sao não bộ bị trì trệ và cách khắc phục tình trạng não bộ bị đơ là gì?

1. Não bộ bị trì trệ là tình trạng như thế nào?

Tuổi tác có thể là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến não bộ và giết chết các tế bào thần kinh của chúng ta. Tuy nhiên, không chỉ tuổi tác mà một số thói quen hàng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ dẫn đến tình trạng não bộ bị trì trệ.

Tình trạng não bộ bị trì trệ có thể biểu hiện qua một số triệu chứng, bao gồm:

  • Căng thẳng tinh thần: Não bộ bị đơ có thể ảnh hưởng đến tất cả những hoạt động thường ngày của bạn, khiến bạn trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống và vô cùng uể oải.
  • Hay quên: Bạn không ghi nhớ được những việc mình đã làm một cách rõ ràng và có thể quên một số kế hoạch quan trọng trong tương lai.
  • Giảm khả năng sáng tạo: Não bộ bị trì trệ có thể khiến bạn không thể nào sáng tạo được những điều mới mẻ.
  • Hiệu quả công việc giảm sút: Não bộ bị trì trệ, không thể tập trung và cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của chúng ta.
não bộ bị trì trệ
Não bộ bị trì trệ làm giảm hiệu suất học tập và làm việc

2. Vì sao não bộ bị trì trệ? Các nguyên nhân nào gây ra tình trạng não bộ bị đơ?

Não bộ bị trì trệ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh và một số bệnh lý ảnh hưởng đến não bộ.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng não bộ bị đơ, bao gồm:

2.1 Ăn nhiều đồ ngọt

Nhiều người có sở thích ăn đồ ngọt thường xuyên mà không hề biết rằng thói quen này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là não bộ của chúng ta. 

Chất đường bột có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể ngay lập tức nhưng giá trị dinh dưỡng mang lại cho cơ thể lại rất thấp. Trong khi đó, ăn quá nhiều đường có thể khiến cơ thể khó hấp thụ những chất dinh dưỡng quan trọng khác và làm gián đoạn quá trình dung nạp chất đạm. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, trong đó có cả não bộ. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt nếu kéo dài sẽ làm cho não bộ chúng ta kém phát triển do thiếu dưỡng chất, dẫn đến tình trạng não bộ bị trì trệ và tăng khả năng mắc các bệnh về não cao hơn so với thông thường.

2.2 Nhịn ăn sáng

Thói quen nhịn ăn sáng có thể gây ra những nguy hiểm cho não bộ. Khi bạn không ăn sáng, nồng độ đường trong máu sẽ giảm đi khiến dinh dưỡng cung cấp cho não bộ không được đảm bảo.

Nếu bạn nhịn ăn sáng liên tục, não bộ sẽ bị thoái hóa, hoạt động kém, não bộ bị đơ, làm giảm trí nhớ và cả trí thông minh. 

Bữa sáng được chứng minh là bữa quan trọng nhất trong ngày. Vì vậy. bạn cần đảm bảo cho bản thân những bữa ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng.

2.3 Không ngủ đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ khiến não bị thiếu oxy, hệ thần kinh trung ương không được phục hồi và các tế bào não không được nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải một loạt các triệu chứng như mệt mỏi, không tập trung, trí nhớ giảm sút, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, thính giác và thị giác kém nhạy bén.

Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng thiếu máu lên não và dẫn đến một loạt các bệnh lý nguy hiểm về não bộ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian biểu hợp lý để luôn có một giấc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày.

2.4 Thói quen che kín đầu khi ngủ

Rất nhiều người có thói quen trùm kín đầu, vùi mặt vào gối, lấy gối che kín đầu hoặc nằm sấp khi ngủ. Thói quen này rất đáng lo ngại vì sẽ khiến não bộ không hấp thu đủ lượng oxy cần thiết và khiến các hoạt động bị ngưng trệ. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến não bộ chúng ta bị lão hóa và nghiêm trọng hơn là chúng ta có thể đối mặt với những nguy hiểm tới tính mạng do bị thiếu oxy để hô hấp.

2.5 Lười suy nghĩ

Nhiều người nghĩ rằng càng ít suy nghĩ, não không phải hoạt động nhiều thì sẽ càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế nếu não bộ hoạt động một cách thường xuyên và chăm chỉ thì sẽ rất tốt cho sự phát triển của não.

Khi bạn lười suy nghĩ trong thời gian dài, trí não sẽ mất dần sự nhạy bén và bắt đầu thoái hóa. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng não bộ hoạt động kém, khả năng khi nhớ kém và phản ứng kém. 

2.6 Sử dụng chất kích thích

Những thói quen sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá và uống rượu bia có thể làm co rút não khiến não bộ bị đơ, phản ứng chậm và suy giảm khả năng ghi nhớ.

2.7 Uống quá ít nước

Nước là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Mỗi ngày chúng ta cần được cung cấp cho cơ thể khoảng 3 lít nước để đảm bảo một sức khỏe khỏe mạnh. Khi bạn uống quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến bộ não.

2.8 Thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não đặc biệt có hại cho não của bạn. Sau khoảng 4 đến 5 phút không có oxy não của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Khi không có oxy, các tế bào não của bạn có thể chết và nhiều chức năng mà não kiểm soát có thể bị ảnh hưởng. Não của bạn không có đủ oxy càng lâu thì bạn càng có nhiều khả năng gặp các biến chứng lâu dài, bao gồm cả tử vong.

Một số triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của tình trạng thiếu máu lên não, bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng và tính cách
  • Mất trí nhớ
  • Nói ngọng hoặc quên từ
  • Khó đi lại hoặc di chuyển tay chân của bạn một cách bình thường
  • Cảm giác mất phương hướng và chóng mặt
  • Đau đầu bất thường
  • Khó tập trung
não bộ bị trì trệ
Chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến não bộ bị đơ

3. Cách nào khắc phục tình trạng não bộ bị đơ?

3.1 Quản lý lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày

Nguồn nhiên liệu chính của não bộ là đường, không đủ lượng đường trong máu bạn sẽ không có năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng phá hủy mạch máu và mô, gây lão hóa sớm não bộ và bệnh tim mạch.

3.2 Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người bệnh mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ lên sớm hơn 10 năm so với mức trung bình. Để đảm bảo một bộ não khỏe mạnh thì mọi người cần ngủ đủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.

Một số thói quen giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng cường trí nhớ, bao gồm:

  • Duy trì một thói quen đi ngủ và thức dậy nhất quán
  • Tắt các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ
  • Thực hiện một số các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như tập thở chánh niệm và nghe nhạc nhẹ nhàng
  • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ngay sau khi vừa thức dậy

3.3 Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp nâng cao sức khỏe não bộ và sức khỏe thể chất của chúng ta.

3.4 Không hút thuốc lá

Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 30% so với những người không hút thuốc lá.

Những người hút thuốc cũng khiến những người thân và bạn bè xung quanh gặp nguy hiểm khi hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá thụ động này sẽ tạo ra mùi trên quần áo hoặc trong phòng. Trong khói thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có ít nhất 70 chất có thể gây ung thư và gây độc cho não.

3.5 Tạo kết nối xã hội

Trong một nghiên cứu gần đây tiến hành trên những người trên 55 tuổi thường xuyên tham gia vào các sự kiện xã hội cho thấy những người này có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn. Nguyên nhân được cho là nhờ sự kiên kết xã hội lặp đi lặp lại có thể bổ sung các chất hóa học tốt trong não như endorphin và serotonin.

Một số hoạt động bạn có thể thực hiện nhằm tạo kết nối xã hội, bao gồm:

  • Chúc những người xung quanh một ngày tốt lành
  • Đưa ra lời khen đối với những người xung quanh
  • Gọi điện thoại cho những người mà bạn đã lâu không liên lạc

3.6 Trau dồi các kỹ năng mối

Học những kỹ năng mới và thu nhận thông tin là những cách hiệu quả giúp bạn tạo ra các kết nối mới trong não. Bạn càng tạo ra nhiều kết nối mới thì bạn càng có nhiều khả năng duy trì và tăng cường trí nhớ của mình.

Bạn có thể thử rèn luyện trí não của bạn bằng cách kết hợp các hoạt động trí óc như học một ngôn ngữ mới hoặc đọc sách và các hoạt động rèn luyện thể chất như chơi quần vợt hoặc bóng đá.

3.7 Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là thói quen giúp bạn giảm nguy cơ mất trí nhớ tốt nhất và an toàn nhất. Tập luyện thể lực mỗi ngày sẽ giúp bạn vừa duy trì sức khỏe tốt vừa loại bỏ được những yếu tố tiêu cực ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến bộ não của bạn hoạt động mạnh mẽ hơn, các tế bào trong cơ thể được tăng cường sức mạnh và lưu thông máu ổn định hơn.

3.8 Bổ sung thực phẩm chức năng có chứa NAD

Ngày nay, ngoài việc ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh thì bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa NAD. NAD được biết đến là một loại thần dược giúp cải lão hoàn đồng, là một trong những nguồn năng lượng tế bào chính trong cơ thể. NAD có tác dụng chống lão hóa ở cấp độ tế bào, làm giảm lão hóa da, cơ, xương, gan, thị giác, cải thiện độ nhạy cảm insulin, chức năng miễn dịch và mức độ hoạt động thể chất. NAD cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, có chức năng giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sự lão hóa do đó có tác dụng chống lão hóa não bộ, giảm lão hóa da sớm và đảo ngược tuổi già. 

Bài viết đã giúp chúng ta biết được những nguyên nhân khiến não bộ bị trì trệ như thói quen ăn nhiều đường, nhịn ăn sáng, ngủ không đủ giấc, uống ít nước và thiếu máu lên não. Tình trạng não bộ bị trì trệ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khả năng ghi nhớ và làm giảm hiệu suất học tập, làm việc của chúng ta. Vì vậy, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học kết hợp với việc bổ sung những thực phẩm chức năng có chứa NAD cho cơ thể nhằm trẻ hóa não bộ, tăng cường khả năng hoạt động của não và làm chậm quá trình lão hóa não bộ, giúp duy trì một đầu óc minh mẫn và sáng suốt.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chế độ dinh dưỡng cho não bộ quan trọng như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho não bộ quan trọng như thế nào?

Lão hóa não là gì? Vì sao nó nguy hiểm?

Lão hóa não là gì? Vì sao nó nguy hiểm?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Người hay quên nên bổ sung vitamin gì?

Người hay quên nên bổ sung vitamin gì?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

17

Bài viết hữu ích?