Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng, lượng hormone giải phóng khi bị stress và cảm giác thèm ăn. Theo đó, stress có thể ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của mỗi người do tác động từ lượng hormone tiết ra trong giai đoạn căng thẳng.
Nếu trạng thái căng thẳng diễn ra trong thời gian ngắn, hệ thống thần kinh sẽ truyền tín hiệu đến tuyến thượng thận tiết ra hormone epinephrine (còn gọi là adrenaline). Epinephrine kích hoạt bản năng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể. Trạng thái sinh lý này phần nào khiến việc ăn uống của con người bị đình trệ, biểu hiện ở cảm giác chán ăn hoặc không thấy đói dù đã đến bữa ăn,... Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng trở nên kéo dài hoặc diễn ra với tần suất dày đặc, tuyến thượng thận lúc này sẽ giải phóng một loại hormone khác tên là cortisol. Cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy động lực làm việc nói chung, bao gồm cả động lực ăn uống. Nồng độ cortisol sẽ giảm sau khi bạn hết căng thẳng. Tuy nhiên, nếu căng thẳng không biến mất hoặc kéo dài, cơ thể luôn trong trạng thái cảnh giác và đề phòng khiến nồng độ cortisol luôn ở mức cao.
Đây chính là nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng stress ăn nhiều, nhất là ở những người mắc stress mãn tính. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cân ở người bị stress. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị căng thẳng quá mức có nguy cơ mất ngủ, ít hoạt động thể lực, uống nhiều rượu và hút thuốc hơn bình thường. Tất cả những yếu tố này đều có thể gây tăng cân ở nhóm đối tượng trên. Một số nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về giới tính khi đối phó với căng thẳng. Trong khi phụ nữ có xu hướng ăn nhiều do bị stress, đàn ông thường thích uống rượu hoặc hút thuốc hơn. Nghiên cứu của Phần Lan trên 5.000 người đàn ông và phụ nữ cho thấy stress ăn nhiều chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn ở phụ nữ so với nam giới.
Stress không chỉ ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống mà còn tác động đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong một nghiên cứu trên những người tham gia bị stress trong vòng 24 giờ trước đó (do vấn đề gia đình, hôn nhân hoặc công việc) cho thấy, nhóm đối tượng này đốt cháy ít hơn 104 calo so với nhóm không bị stress sau khi ăn bữa ăn giàu chất béo.
Từ đó, các nhà nghiên cứu cho biết, stress có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm tăng cân nặng đến 11 pound (tương đương 5kg) trong vòng 1 năm. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc stress có gây béo không thì câu trả lời ở đây là Có. Stress làm tăng cân nặng thông qua hai hình thức: gia tăng cảm giác thèm ăn và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA) cho biết, khoảng 42% dân số Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ ăn nhiều do bị stress. Tình trạng căng thẳng mãn tính dường như đã trở thành “bệnh dịch” đáng lo ngại tại “Xứ Cờ Hoa” này. Nếu bạn cũng đang trong cuộc chiến với stress để giành lại quyền kiểm soát ăn uống của bản thân, dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết stress ăn nhiều mà bạn cần lưu tâm:
Những hành vi trên không quá lo ngại nếu chúng chỉ diễn ra với tần suất thấp. Tuy nhiên, chọn giải pháp ăn uống để kiểm soát căng thẳng không phải là một ý tưởng tốt vì điều này có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Về lâu dài, chứng stress ăn nhiều có thể gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng về cảm xúc, thể chất và tinh thần như cảm giác tội lỗi, căm ghét bản thân, tăng cân quá mức, nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch,.... Dần dà, bạn rơi vào một vòng lặp bất tận giữa việc ăn, mặc cảm tội lỗi, cảm xúc tồi tệ, rồi lại ăn. Tình trạng này có thể tiến triển mạn tính thành chứng rối loạn ăn uống hoặc ăn uống quá độ nếu không được kiểm soát tốt. Kiểm soát cân nặng là một vấn đề cấp thiết ở những người thường xuyên bị stress, căng thẳng, ăn uống vô độ mất kiểm soát. Để kiểm soát cân nặng hiệu quả bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào với công thức độ quyền từ Mỹ.
Vậy, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng tình trạng stress ăn nhiều và quay về mục tiêu giảm cân ban đầu của mình? Dưới đây là một vài giải pháp mà bạn có thể áp dụng:
Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn tường tận những lý do vì sao ta ăn nhiều do bị stress, cùng với các dấu hiệu nhận biết tình trạng stress ăn nhiều. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc đối phó với căng thẳng và kiểm soát quá trình ăn uống. Đừng để căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn xa rời mục tiêu giảm cân của bản thân, bạn nhé! Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giảm cân, 1 phương pháp hữu hiệu mà bạn có thể tham khảo là liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng các loại vitamin & khoáng chất để kích thích quá trình chuyển hóa mỡ tự nhiên, đồng thời đảm bảo cân bằng dinh dưỡng để giảm mỡ đồng đều trên toàn bộ cơ thể. Đây là 1 phương pháp giảm cân an toàn, tuân thủ chuẩn y khoa, giúp bạn có được vóc dáng gọn gàng, săn chắc và trẻ trung. Chúc bạn thành công trên hành trình giảm cân của mình!
43
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
43
Bài viết hữu ích?