Béo phì có thể do đa nhân tố và khuynh hướng di truyền hình thành. Tuy nhiên cơ bản béo phì là kết quả của mất cân bằng kéo dài giữa năng lượng đưa vào cơ thể và năng lượng tiêu hoá. Ngoài ra, béo phì còn do nhiều yếu tố khác gây ra như rối loạn nội tiết, vi khuẩn đường ruột, chất lượng giấc ngủ và yếu tố môi trường. Trong đó yếu tố di truyền của béo phì chiếm khoảng 66%, còn các nhân tố môi trường đối với béo phì là khi trọng lượng cơ thể tăng lên với lượng calo đưa vào vượt quá nhu cầu năng lượng. Vì vậy cần xác định năng lượng đưa vào cơ thể thông qua kích thước khẩu phần, độ đậm của thực phẩm. Các thực phẩm có hàm lượng năng lượng cao nên được sử dụng hạn chế. Đồng thời thực hiện chế độ ăn với nhiều rau xanh, quả chín nhằm cung cấp chất xơ, carbs phù hợp và các loại vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nguyên nhân rối loạn ăn uống cũng dẫn tới béo phì như rối loạn ăn quá mức hoặc hội chứng ăn đêm. Rối loạn ăn quá mức khiến cho việc tiêu thụ nhanh chóng lượng lớn thực phẩm khiến cho cơ thể mất cảm giác kiểm soát trong lúc ăn. Rối loạn này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam.
Một trong những biến chứng của béo phì gây tiểu đường. Vậy để hiểu rõ được cơ chế gây gây biến chứng tiểu đường ở người béo phì cần xác định được căn nguyên và cách thức hoạt động liên quan đến cả béo phì và đái tháo đường.
Khi cơ thể bị béo phì thì rất cần tăng hàm lượng insulin trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể như tuyến tụy hỗ trợ chuyển hoá glucose thực hiện quá trình tiêu thụ và lưu trữ đường như năng lượng trong cơ thể đồng thời thực hiện xoay chuyển vị trí hoạt động tương ứng và hoạt động như với tình trạng béo phì. Tình trạng này kéo dài thì các vấn đề bất thường có thể xảy ra lần lượt ở những cơ quan trọng trong cơ thể đặc biệt là những cơ quan đóng vai trò chuyển hoá đường máu. Từ đó sẽ kéo theo chu trình chuyển hoá đường gặp trục trặc. Các yếu tố này đồng thời xảy ra ở những người bệnh béo phì sẽ đồng khởi phát bệnh đái tháo đường.
Cơ chế béo phì gây ra bệnh tiểu đường và biến chứng béo phì và tiểu đường sơ đồ:
Béo phì → Insulin trong máu tăng cao → Giảm thụ thể insulin → Bất thường sau khi gắn thụ thể insulin → Bệnh đái tháo đường do béo phì → Tổn thương tế bào beta → Bệnh đái tháo đường
Khi một người có cân nặng bình thường, năng lượng hoạt động của cơ thể được tạo ra bằng cách hấp thu glucose vào tế bào bởi các mô cơ và tế bào mỡ trong cơ thể. Sản phẩm đường huyết sẽ đi vào tế bào và khi đó insulin được tiết ra từ tuyến tuỵ và thụ thể dành riêng cho insulin ở tế bào. Với người bệnh béo phì thì có thể dẫn tới giảm chức năng đường huyết của insulin, khi đó lượng insulin được sản xuất tăng lên làm cho tế bào beta trong tuyến tụy hoạt động quá mức gây tổn thương. Khi đó có rất nhiều insulin được lưu thông trong cơ thể gây tình trạng insulin trong máu cao. Hàm lượng insulin vượt quá ngưỡng ở một mức nhất định thì lượng thụ thể trong cơ thể sẽ giảm gây ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin giảm và xuất hiện tình trạng kháng insulin. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng người bệnh sẽ xuất hiện biến chứng tiểu đường của béo phì với lượng đường trong máu tăng cao khác nhau. Khi có sự bất thường gắn với thụ thể insulin sẽ xuất hiện tình trạng tuyến tụy tăng sản xuất insulin để cố gắng bình thường hóa tình trạng này. Nhưng do không đủ lượng insulin để chuyển hoá đường huyết nên béo phì sẽ gây ra biến chứng đái tháo đường. Nguyên nhân chính của sự bất thường này được xác định bằng các sự bất thường sau khi gắn thụ thể cytokine làm giảm hiệu quả của insulin hoặc TNF alpha, interleukin 6, resistin… được sản xuất từ các tế bào mỡ phì đại. Nếu những bất thường này tiếp diễn lâu dài ở những tế bào bất thường sẽ gây tổn thương tế bào beta cùng với tình trạng tiết insulin với hàm lượng không đủ từ đó có thể làm cho bệnh đái tháo đường trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh lúc này cần sử dụng thuốc SU hoặc tiêm insulin để cải thiện tình trạng đường huyết của cơ thể. Hiện tượng người bệnh mắc bệnh đái tháo đường khi bị béo phì có thể trở nên nghiêm trọng khi các tế bào beta tổn thương thường xuất hiện ở những người bệnh mắc bệnh đái tháo đường di truyền.
Thừa cân béo phì là một trong những nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Khi đó ở những người thừa cân béo phì sẽ gặp tình trạng mô mỡ nhiều, và hình thành nhiều tế bào kháng insulin. Hoạt động thể chất có thể sẽ giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể và sử dụng hết lượng đường đưa vào cơ thể làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Khi trọng lượng cơ thể tăng thì tuyến tụy có thể bắt đầu sản xuất lại insulin. Gan cũng có thể tự xác định được nguồn cung cấp glucose vào cơ thể đồng thời ngừng cung cấp lượng đường không mong muốn. Khi đó sẽ giúp cho người bệnh đang sử dụng thuốc đái tháo đường tuýp 2 có thể không cần sử dụng thuốc nữa. Mặc dù đây có thể là tin vui với những người bệnh béo phì mắc đái tháo đường, nhưng để đánh bại được bệnh này một cách hoàn toàn thì cần phải giảm cân nặng xuống khoảng 10% trọng lượng cơ thể và duy trì được cân nặng cơ thể ở mức ổn định.
Thực tế cho thấy khi sử dụng một số loại thuốc điều trị chuyên biệt cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2 giúp giảm lượng đường trong máu thì chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh mà chưa điều trị tận gốc. Hầu hết người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có cân nặng dư thừa từ 12 đến 19kg trọng lượng cơ thể ở trạng thái lý tưởng. Các nghiên cứu gần đây đã cho kết quả rằng, chỉ số dễ nhận biết nhất của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 chính là khối lượng ở bụng của họ. Một người nam giới có vòng bụng trên 91cm và nữ giới có vòng bụng trên 81cm thì đều có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy, các nhà chuyên môn khuyên rằng để phòng bệnh béo phì và đái tháo đường thì cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp kế hoạch luyện tập nhằm giảm lượng mỡ thừa của cơ thể đồng thời duy trì cân nặng tối ưu. Có thể thấy béo phì chính là nguyên nhân gây nên hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường type 2. Để có thể quản trị cân nặng hiệu quả, bạn nên tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện liệu trình này bạn sẽ được thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ được lựa chọn liệu trình giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người. Đảm bảo kết thúc liệu trình từ 6 tới 8 tuần thực hiện, cơ thể người béo phì sẽ giảm được khoảng 10% tổng trọng lượng cơ thể.
57
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
57
Bài viết hữu ích?