Trước khi đi tìm đáp án cho thắc mắc uống thuốc sắt có bị táo bón không, chúng ta cần biết lý do tại sao cần uống loại thuốc này. Theo bác sĩ, cơ thể cần sắt để tạo ra huyết sắc tố (Hemoglobin) trong tế bào hồng cầu, qua đó gián tiếp tham gia vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Để hạn chế nguy cơ thiếu hụt, chúng ta cần đảm bảo đạt được lượng sắt khuyến nghị hàng ngày là 8mg với nam giới và và 18mg với phụ nữ bằng nhiều cách, trong đó chủ yếu là thông qua thực phẩm.
Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể khiến cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết và từ đó dẫn đến thiếu máu. Theo bác sĩ, thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu ảnh hưởng đến đối tượng phụ nữ đang mang thai, do đó các khuyến nghị hiện nay yêu cầu bà bầu bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày để hỗ trợ phát triển thai nhi và duy trì sức khỏe tổng thể. Với những phụ nữ bị rong kinh hoặc rong huyết, nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt của họ cũng tăng lên và cần phải bổ sung sắt. Trên đây là những lý do phải bổ sung sắt. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó bao gồm tình trạng táo bón.
Các nghiên cứu đã chứng minh uống sắt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Theo một đánh giá năm 2021, viên sắt là biện pháp điều trị phổ biến nhất cho người bị thiếu máu thiếu sắt với các ưu điểm như chi phí thấp, sinh khả dụng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng viên bổ sung sắt có thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa, có thể kể đến như táo bón, đau bụng và đầy hơi… ở khoảng 60% người dùng. Viên sắt được bác sĩ chỉ định nhiều nhất chứa hoạt chất sắt ở dạng muối sulfat, tuy nhiên loại này lại có tần suất tác dụng phụ cao hơn so với các muối sắt khác.
Đánh giá này cũng giải thích thêm viên bổ sung sắt thường chứa nhiều sắt hơn mức cơ thể có thể hấp thụ. Do đó một lượng lớn sắt sẽ còn sót lại trong đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ khuẩn đường ruột và góp phần gây táo bón.
Một đánh giá khác vào năm 2020 lại lưu ý rằng, cơ chế thuốc sắt gây táo bón vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng lượng ion sắt dư thừa trong dạ dày khiến nước được vận chuyển vào ruột nhiều hơn. Lượng nước này sẽ tiếp tục được phân phối từ phần dưới ống tiêu hóa đến các khu vực khác để duy trì sự cân bằng acid-bazơ, và chính điều này có thể làm phân cứng do mất nước và khó di chuyển qua ống tiêu hóa, hệ quả cuối cùng là tình trạng táo bón.
Nếu cần bổ sung sắt, hiện nay có rất nhiều sản phẩm dạng viên khác nhau và hầu hết đều cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Dạng sắt được sử dụng phổ biến nhất là các muối sắt, chẳng hạn như sắt sulfat và sắt gluconate. Tuy nhiên, nguy cơ táo bón do bổ sung sắt dạng này sẽ cao hơn.
Các dạng sắt khác tác động nhẹ nhàng hơn đến dạ dày và đường ruột, do đó có thể là lựa chọn tốt hơn và ít gây táo bón hơn, chẳng hạn như:
Cách uống sắt không bị táo bón tiếp theo được bác sĩ khuyến cáo là uống thuốc cùng nhiều nước lọc (hoặc nước cam) nhằm cung cấp đủ chất lỏng cần thiết để làm mềm phân. Một lợi ích đặc biệt khi uống viên sắt với nước cam là thành phần vitamin C giúp hấp thu sắt nhiều hơn.
Khi vitamin C được tiêu thụ cùng lúc với sắt, cả 2 sẽ kết hợp với nhau để tạo thành sắt chelate, một phức hợp có khả năng hòa tan cao hơn trong ruột non. Theo các khuyến cáo hiện nay, người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ viên sắt khi uống cùng lúc với 500mg vitamin C.
Thắc mắc uống thuốc sắt có bị táo bón không đã được giải đáp và điều quan trọng được đặt ra là làm cách nào để hạn chế tác dụng này. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo nên khởi đầu ở liều thấp (thường là ½ liều khuyến cáo) và tăng dần mỗi 3 ngày cho đến khi đạt đủ liều đích. Kèm theo đó, bạn nên chia tổng liều mỗi ngày thành 3 lần uống để giảm khả năng táo bón.
Một cách uống sắt không bị táo bón khác được khuyến khích là tập thể dục mỗi ngày để kích thích nhu động đường ruột, có thể kể đến như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu trong 20 phút hoặc đạp xe. Bên cạnh đó nên tăng cường tiêu thụ trái cây và rau củ tươi vì chúng rất giàu chất xơ sẽ làm tăng khối lượng phân và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn khi đại tiện.
Theo bác sĩ, tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn mỗi ngày là cách tốt nhất để hạn chế thiếu sắt và không bị táo bón thuốc sắt gây ra. Theo các nghiên cứu, cơ thể người sẽ hấp thụ chất sắt từ thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều hơn 2 đến 3 lần so với từ thực vật. Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhất có thể kể đến như thịt bò nạc, gà tây, thịt gà và hàu.
Với người ăn chay trường và không ăn được thịt, cá hoặc thịt gia cầm, các chuyên gia gợi ý nên đảm bảo bổ sung khoảng 1.8 lần so với mức khuyến nghị sắt mỗi ngày. Lý do là cơ thể chỉ nhận được sắt từ thực vật dưới dạng sắt không heme, trong khi đó cơ thể sẽ không hấp thụ tốt loại sắt này như sắt heme đến từ thực phẩm động vật. Một số nguồn bổ sung sắt tốt cho người ăn chay là đậu, rau lá xanh đậm, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
Với thắc mắc uống sắt có bị táo bón không thì câu trả lời là có và người dùng nên tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế tác dụng ngoại ý này. Bên cạnh đó, người dùng nên lưu ý một số quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn khi uống sắt:
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời uống sắt có bị táo bón không. Điều này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp để cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc bổ sung qua liệu trình bổ sung cả vitamin và khoáng chất khác qua đường tĩnh mạch để cơ thể hấp thu nhanh hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, livestrong.com
43
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
43
Bài viết hữu ích?