Zalo

Các phương pháp điều trị thiếu sắt thiếu máu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong các bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước chậm phát triển. Ngày nay, đối tượng mắc bệnh thiếu sắt thường là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Với sự tiến bộ của y học, các phương pháp điều trị thiếu sắt ngày càng phổ biến và đáp ứng nhu cầu của mọi người, giảm thiểu các bệnh mắc phải do thiếu sắt. Cùng tham khảo các phương pháp điều trị thiếu sắt thiếu máu hiện nay.

1. Các phương pháp điều trị điều trị thiếu sắt phổ biến hiện nay 

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là kết quả của việc cơ thể không cung cấp đủ sắt để sản xuất hồng cầu, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngày càng có sự gia tăng của số người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. 

Trước khi bệnh thiếu máu xuất hiện, thiếu sắt đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đối với nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động vận động và suy giảm chức năng nhận thức. 

Ngày nay, các phương pháp điều trị thiếu sắt đã đa dạng hơn và phù hợp với nhiều người, qua đó giúp cải thiện tình trạng thiếu sắt trên toàn thế giới, giảm các tai biến do bệnh này gây ra. 

phương pháp điều trị thiếu sắt
Các phương pháp điều trị thiếu sắt đã đa dạng hơn và phù hợp với nhiều người 

2. Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng phương pháp truyền máu 

Một trong các phương pháp điều trị thiếu sắt do thiếu máu trong những trường hợp cấp đó là truyền máu. Thiếu sắt và cách điều trị bằng truyền máu chỉ được chỉ định khi người bệnh chẩn đoán có tình trạng thiếu máu nặng. Các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hoặc khi có mất cân bằng lớn về tim mạch do thiếu máu hoặc trong trường hợp mất máu đột ngột với số lượng lớn.

Ngày nay, việc bổ sung sắt cho những đối tượng dễ bị thiếu lượng khoáng chất này đã trở thành một trong các phương pháp điều trị thiếu sắt hiệu quả và an toàn hơn. Bổ sung sắt có hai dạng.

  • Bổ sung sắt qua tĩnh mạch.
  • Bổ sung sắt bằng đường uống: Các chế phẩm có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh thiếu sắt là Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;

3. Ưu và nhược điểm của các phương pháp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt 

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị thiếu sắt hiệu quả và cải thiện các triệu chứng của bệnh này nhanh chóng. Dù vậy, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. 

3.1. Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng phương pháp truyền máu

  • Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, cải thiện các triệu chứng thiếu máu gây mất bù về tim mạch hoặc trường hợp mất máu cấp số lượng lớn.
  • Nhược điểm: Khi được chỉ định phương pháp này thì tình trạng của người bệnh thiếu sắt đã nặng và có thể tổn thương các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, kinh phí của phương pháp này cũng khá tốn kém. 

3.2. Bổ sung sắt bằng đường uống hoặc bổ sung qua đường tĩnh mạch

Bổ sung sắt là phương pháp điều trị thiếu sắt phổ biến hiện nay và 2 đường bổ sung chính là đường uống và bổ sung đường tĩnh mạch. 

phương pháp điều trị thiếu sắt
Bổ sung sắt là phương pháp điều trị thiếu sắt phổ biến hiện nay 

Bổ sung sắt đường uống

Ưu điểm:

  • Với phương pháp uống, việc bổ sung sắt nên được kéo từ 6 tháng đến 12 tháng. Và duy trì thời gian thêm 3 tháng sau khi hàm lượng huyết sắc tố đã trở lại mức bình thường. Cung cấp sắt qua thức ăn và tiêu thụ các sản phẩm chứa sắt là cách để bổ sung dưỡng chất này.

Nhược điểm:

  • Khi tiêu thụ các sản phẩm chứa sắt, thường xuất hiện những tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn, nôn, táo bón và đau bụng.
  • Để giảm nhẹ các tác dụng phụ này, có thể uống thuốc kèm theo khi ăn hoặc chuyển sang sử dụng các sản phẩm chứa sắt có hàm lượng ít hơn, chẳng hạn như gluconat sắt.
  • Ngoài ra, việc sử dụng sắt thường khiến phân có màu đen, nhưng cần lưu ý rằng đây không phải là dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.

Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch

Với phương pháp bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch, đây là phương pháp mới nhất hiện nay, tuy nhiên cũng có một số nhược điểm. 

Ưu điểm:

  • Áp dụng cho những người bệnh không dung nạp bổ sung sắt qua đường uống
  • Cần cung cấp sắt nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu lâm sàng, nhằm bổ sung các kho sắt.
  • Bệnh lý viêm đại tràng nặng có thể không thể hấp thụ được các chế phẩm sắt hoặc có thể bị coi là chống chỉ định.

Nhược điểm:

Phương pháp điều trị thiếu sắt bằng cách bổ sung qua đường tĩnh mạch không áp dụng cho những trường hợp sau đây.

  • Không phải do thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu;
  • Dư thừa sắt trong cơ thể;
  • Có tiền sử dị ứng với chế phẩm sắt khi được tiêm vào;
  • Có tiền sử bệnh xơ gan.

4. Lưu ý gì khi thực hiện phương pháp điều trị thiếu sắt

Sau khi biết được các phương pháp điều trị thiếu sắt, bạn cũng nên nắm được các lưu ý để điều trị hiệu quả. 

  • Để cải thiện quá trình điều trị thiếu sắt, nên tăng cường việc bổ sung vitamin C, có thể qua nước cam hoặc chanh, để tăng khả năng hấp thu sắt. Thuốc hấp thu sắt sẽ hiệu quả nhất khi uống chúng vào bụng rỗng, tuy nhiên, nếu có vấn đề về dạ dày, bạn cũng có thể uống chúng trong khi đang ăn.
  • Quan trọng nhất là phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách toàn diện để ngăn chặn khả năng tái phát của tình trạng thiếu sắt.
  • Tránh việc sử dụng sắt cùng lúc với các loại thuốc kháng axit, vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Nếu cần sử dụng cả hai, hãy uống sắt ít nhất hai giờ trước hoặc bốn giờ sau khi dùng thuốc kháng axit.

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không bổ sung kịp thời, đặc biệt ở trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai. Ngày nay, các phương pháp điều trị thiếu sắt cũng đã tiến bộ và được áp dụng rộng rãi hơn. Nếu bạn có các dấu hiệu thiếu sắt, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra phương pháp điều trị hay bổ sung phù hợp.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Uống sắt có bị táo bón không? Vì sao?

Uống sắt có bị táo bón không? Vì sao?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Các dấu hiệu thiếu sắt có dễ phát hiện không?

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Người lớn uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Khi nào cần xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

11

Bài viết hữu ích?