Trầm cảm có thể gây ra tăng cân thông qua một số cơ chế và tác động tâm lý như sau:
Ngoài ra, uống thuốc trầm cảm tăng cân cũng là một vấn đề đáng lo ngại ở người bệnh. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ như tăng cân. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ tăng cân ở một số người bệnh, mặc dù mức độ này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc chống trầm cảm và từng cá nhân. Ví dụ, một số thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm các chất ức chế tái hấp thụ serotonin (SSRI) có thể gây ra tăng cân ở một số người dùng.
Hình: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ như tăng cân
Một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện rằng, nguy cơ tăng cân cao nhất thường xuất hiện trong năm thứ hai và thứ ba của người sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nghiên cứu khác vào năm 2020 cũng đã chỉ ra rằng nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra thay đổi cân nặng. Các tác dụng phụ như béo phì có thể xuất hiện trong các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế monoamine oxidase. Tuy nhiên, một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra giảm cân ở một số người như venlafaxine.
Ngoài ra, các tác dụng phụ khác của thuốc chống trầm cảm như buồn nôn và mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và cân nặng. Sự tương tác phức tạp giữa trầm cảm, thuốc chống trầm cảm và cân nặng là một lĩnh vực nghiên cứu đang được quan tâm. Việc hiểu biết về mối liên hệ này có thể giúp cải thiện quản lý và điều trị trầm cảm hiệu quả hơn.
Trầm cảm và béo phì thường liên quan đến nhau thông qua một loạt các cơ chế sinh lý và tâm lý, trong đó sự thay đổi phản ứng căng thẳng trong cơ thể có vai trò quan trọng. Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể liên kết hai điều kiện này bao gồm:
Những người bệnh bị trầm cảm tăng cân có thể do tình trạng cảm xúc của họ hoặc do sử dụng thuốc điều trị. Cả trầm cảm và lo lắng đều có thể dẫn đến thói quen ăn quá mức, chọn lựa thực phẩm không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất. Theo thời gian, sự tăng cân cuối cùng có thể dẫn đến béo phì.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 43% người lớn bị trầm cảm bị béo phì. Họ cũng lưu ý rằng người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm có khả năng bị thừa cân nhiều hơn so với những người không mắc bệnh.
Tương tự, trẻ em mắc bệnh trầm cảm thường có chỉ số BMI cao hơn so với những trẻ không mắc bệnh. Trong một nghiên cứu vào năm 2002, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trẻ em mắc bệnh trầm cảm có khả năng mắc bệnh béo phì cao hơn sau một năm theo dõi.
Nghiên cứu gợi ý rằng, việc tăng cường hoạt động thể chất và cải thiện thời gian ngủ có thể giúp mọi người kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo và đường khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực. Điều này có thể giúp người bệnh duy trì hoặc điều chỉnh cân nặng của mình.
Nếu cảm thấy thiếu động lực để tập thể dục, bệnh nhân có thể bắt đầu bằng các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và thảo luận về một chương trình tập thể dục phù hợp.
Nếu trầm cảm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc thuốc chống trầm cảm có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị khác hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc.
Bệnh nhân cũng có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách giảm lượng calo. Việc thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn thiết lập một kế hoạch ăn uống phù hợp.
Việc điều trị và thay đổi lối sống có thể hỗ trợ người bệnh trong việc quản lý cả trầm cảm và sự biến đổi về cân nặng.
Các chiến lược phòng ngừa béo phì và trầm cảm có sự khác biệt, nhưng cũng có một số điểm tương đồng. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc cả hai tình trạng bằng các biện pháp dưới đây:
Cả béo phì và trầm cảm đều là yếu tố nguy cơ của một số tình trạng khác, bao gồm:
Tất cả những tình trạng này có thể được ngăn ngừa bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị chiến lược.
Ví dụ, điều trị trầm cảm có thể giúp bạn phục hồi năng lượng và sức sống cho các hoạt động. Điều này có thể khuyến khích bạn di chuyển nhiều hơn, tìm kiếm các bài tập thể dục và duy trì hoạt động. Kết quả có thể dẫn đến giảm cân.
Khi giảm cân, bạn có thể cảm thấy động lực để thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh khác, chẳng hạn như ăn những thực phẩm tốt hơn và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ trị liệu về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Kế hoạch chăm sóc cá nhân của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe và mục tiêu bạn muốn đạt được. Nó có thể bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ và ngày càng trở nên toàn diện hơn theo thời gian, hoặc bạn và bác sĩ có thể quyết định kết hợp một thay đổi lớn cùng một lúc.
Người bệnh bị trầm cảm tăng cân cần được thăm khám bác sĩ, tuân theo những chỉ định điều trị. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tăng cường hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh để quản lý tình trạng bệnh. Hy vọng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Medicalnewstoday.com
33
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
33
Bài viết hữu ích?