Zalo

Cơ chế nào khiến căng thẳng dẫn đến béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong nhiều năm gần đây, các nghiên cứu về béo phì đã cho thấy rằng, căng thẳng cũng là 1 trong các yếu tố làm cho tình trạng này gia tăng. Các nhà nghiên cứu tin rằng, tình trạng căng thẳng gây béo phì là do kích thích sự thèm ăn, ăn không kiểm soát và tích trữ mỡ khiến cơ thể tăng cân. Vậy cơ chế nào khiến căng thẳng dẫn đến béo phì, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Ảnh hưởng của căng thẳng đến cân nặng

Trước đây, xã hội thường đối diện với các căng thẳng ngắn hạn, điều này khiến người bị căng thẳng mất đi sự thèm ăn, góp phần không nhỏ gây ra tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Tuy vậy, ở xã hội hiện đại, căng thẳng ngắn hạn dường như ít tồn tại, thay vào đó, các nhà tâm lý học ghi nhận nhiều hơn các ca điều trị căng thẳng tâm lý kéo dài, nặng hơn là căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng đến thần kinh. 

Căng thẳng mãn tính có thể tạo ra tác động ngược lại. Căng thẳng, trong thời gian ngắn, khiến não sản xuất một hormone kìm hãm cảm giác thèm ăn được gọi là hormone corticotropin-releasing. Trong thời gian căng thẳng, các tín hiệu cũng được gửi đến tuyến thượng thận kích thích sản xuất adrenalin, tạm thời kìm chế bất kỳ sự ưa thích ăn uống nào như một phần của phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn.

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài lại gây ra sự giải phóng của hormone cortisol. Hormone này tăng cường sự thèm ăn của một người và nếu căng thẳng không qua đi, mức độ cortisol và sự thèm ăn vẫn được tăng cao. Đây có thể xem là một trong những lý do khiến cho căng thẳng dẫn đến béo phì trong xã hội hiện đại. Dù vậy, vẫn cần thêm các nghiên cứu cụ thể với số lượng người tham gia đông đảo để kết luận rằng căng thẳng có gây béo phì không? 

Căng thẳng là một trong các yếu tố làm cho tình trạng béo phì gia tăng

2. Căng thẳng dẫn đến béo phì thông qua cơ chế nào?

Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học College London (UCL), các nhà nghiên cứu đã xem xét xem có mối liên hệ giữa mức độ cortisol có mặt trong tóc, cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng eo của các đối tượng thử nghiệm của họ.

Dữ liệu nghiên cứu đã được ghi lại trong vòng 4 năm, với hơn 2.500 người tham gia gồm cả đàn ông và phụ nữ. Những mẫu tóc dài 2cm được phân tích trong nghiên cứu này đại diện cho khoảng 2 tháng mọc tóc, với mức độ cortisol đã tiếp tục tăng trong suốt thời gian nghiên cứu.

Người chủ trì thực hiện nghiên cứu là Sarah Jackson, và đội ngũ của cô đã phát hiện rằng mức độ cortisol cao trong tóc có liên quan đến chu vi vòng eo lớn hơn và BMI cao hơn. Những người có BMI từ 30 trở lên và do đó được phân loại là béo phì có mức độ cortisol trong tóc đặc biệt cao. Hơn nữa, các phân tích hồi cứu trong khoảng thời gian 4 năm đã cho thấy mối liên hệ tích cực giữa mức độ cortisol trong tóc và sự duy trì của béo phì qua thời gian.

Trong một nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, những người có mức độ cortisol cao khi phản ứng với căng thẳng có xu hướng ăn những loại đồ ăn nhẹ khi trải qua các vấn đề căg hàng ngày so với những người có mức độ cortisol thấp khi phản ứng với căng thẳng.

Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng đã gợi ý rằng, căng thẳng ảnh hưởng đến sở thích ăn uống, với thức ăn giàu chất béo và đường được ưa chuộng khi các đối tượng trở nên căng thẳng về mặt vật lý hoặc tinh thần. Những thức ăn này dường như làm ức chế hoạt động não liên quan đến xử lý căng thẳng và lo âu, có tác động đối lập với những cảm xúc này. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, khi bạn bị áp lực trong công việc căng thẳng, một lời mời gọi đi ăn, nhậu, uống rượu bia ngay lập tức có thể khiến tâm trạng bạn tốt hơn rất nhiều, điều này vô tình hình thành thói quen, sở thích ăn uống các thực phẩm giàu chất béo và đường.

Ngoài việc ăn quá nhiều, căng thẳng dẫn đến béo phì cũng biểu hiện rõ rệt khi nó tác động đến vấn đề về giấc ngủ, giảm động lực tập thể dục và tăng tiêu mức tiêu thụ đồ uống gây nghiện, tất cả đều những yếu tố trên đều cộng hưởng cho mục tiêu béo phì trong tương lai gần.

Căng thẳng gây béo phì là do kích thích sự thèm ăn, ăn không kiểm soát và tích trữ mỡ khiến cơ thể tăng cân

3. Làm sao hạn chế căng thẳng gây béo phì?

Căng thẳng dẫn đến béo phì hoàn toàn có thể được phòng tránh nếu như bạn kiểm soát được stress và các áp lực trong cuộc sống một cách hiệu quả. Tuy vậy, các thói quen ăn uống cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy, làm gì để không gặp phải tình trạng căng thẳng dẫn đến béo phì?

  • Tập thể dục: Tập thể dục cường độ cao trong một thời gian có thể làm mức độ cortisol tăng lên, tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn. Ngược lại, việc tập thể dục nhẹ mỗi ngày có thể giảm mức độ cortisol trong khoảng thời gian lâu dài hơn
  • Thiền: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thiền có thể giảm căng thẳng. Thực hành thiền có thể thúc đẩy người ta tỉnh táo hơn về việc lựa chọn thực phẩm mà họ chọn mua và tiêu thụ, qua đó giảm nguy cơ căng thẳng dẫn đến béo phì.
  • Gắn kết nhiều hơn với gia đình và bạn bè: Khi giành thời gian nhiều hơn cho các mối quan hệ xã hội, bạn sẽ được hỗ trợ bởi bạn bè và gia đình có vẻ có lợi trong việc chống lại căng thẳng gây béo phì. Nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng những người làm việc trong môi trường thường căng thẳng có khả năng ít hơn đáng kể để mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần nếu họ cảm thấy có sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

Xã hội hiện đại đáp ứng cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ hơn rất nhiều về mặt vật chất, nhưng bên cạnh đó thì sự căng thẳng kéo dài có thể là thứ sẽ khiến nhiều người phải đau đầu, đặc biệt khi căng thẳng dẫn đến béo phì là tình trạng phổ biến hiện nay. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên có những thói quen tốt trong cuộc sống để kiểm soát căng thẳng cũng như áp dụng các biện pháp giảm cân chuẩn y khoa để có sự can thiệt về cân nặng tích cực khi cơ thể có xu hướng tăng cân do căng thẳng gây ra.

Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là liệu pháp tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Mỡ nội tạng và tác hại đến sức khỏe tâm thần

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

Trầm cảm và ăn quá nhiều có mối liên hệ nào không?

7

Bài viết hữu ích?