Zalo

Tổng quan về các xét nghiệm miễn dịch đánh giá sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm miễn dịch là một trong số các xét nghiệm cơ bản khi bạn cần kiểm tra tổng quát sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin cần thiết về các xét nghiệm miễn dịch và các chỉ số xét nghiệm miễn dịch bạn cần phải nắm khi đi khám bệnh.

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của mỗi người đều hoạt động trên cơ chế phát hiện kháng nguyên lạ hoặc một tác nhân gây bệnh để nhận biết và tạo kháng thể chống lại tác nhân đó. Xét nghiệm miễn dịch là một trong các loại xét nghiệm cơ bản nhằm kiểm ra sự đáp ứng của cơ thể với các kháng nguyên. Các xét nghiệm miễn dịch thường được tiến hành thông qua việc lấy máu xét nghiệm, phân hoặc nước tiểu. Hiện nay, các xét nghiệm miễn dịch có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân, hoặc các phòng khám chuyên về xét nghiệm.

Xét nghiệm miễn dịch là một trong các loại xét nghiệm cơ bản nhằm kiểm ra sự đáp ứng của cơ thể với các kháng nguyên
Xét nghiệm miễn dịch là một trong các loại xét nghiệm cơ bản nhằm kiểm ra sự đáp ứng của cơ thể với các kháng nguyên

2. Các xét nghiệm miễn dịch hiện có tại cơ sở y tế ở Việt Nam

2.1. Xét nghiệm miễn dịch để tầm soát ung thư tiêu hóa

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiện nay đang làm một trong các xét nghiệm phổ biến và được thực hiện nhiều. Xét nghiệm này giúp phát hiện sắc tố hemoglobin có trong máu có xuất hiện trong phân hay không. Nếu hemoglobin xuất hiện trong phân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh polyp ở hệ tiêu hóa, ung thư ruột, viêm loét đại tràng, các vấn đề đường ruột.

2.2. Xét nghiệm miễn dịch để xác định các tác nhân gây nhiễm khuẩn

Một trong các tác dụng của xét nghiệm miễn dịch đó chính là tìm ra các virus gây bệnh như virus HPV, HIV, virus viêm gan C, giúp cho việc chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị được hiệu quả hơn.

2.3. Xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Trong trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim thì việc xét nghiệm miễn dịch có thể phát hiện ra nồng độ các protein đặc hiệu có tăng lên hay không.

2.4. Xét nghiệm miễn dịch thông qua nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được coi là một trong các xét nghiệm miễn dịch phổ biến, giúp phát hiện và định lượng thành phần protein, máu hoặc tế bào viêm. Xét nghiệm nước tiểu có thể dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu được coi là một trong các xét nghiệm miễn dịch phổ biến
Xét nghiệm nước tiểu được coi là một trong các xét nghiệm miễn dịch phổ biến

2.5.Xét nghiệm miễn dịch để kiểm tra chất kích thích

Các xét nghiệm miễn dịch có thể giúp cho cơ quan chức năng kiểm tra xem một người có sử dụng chất kích thích như cần sa, doping hay morphin,.. hay không.

3. Xét nghiệm miễn dịch gồm những gì?

Nếu bạn thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu và phân thì các chỉ số xét nghiệm miễn dịch sẽ được đánh giá dựa trên các chỉ số như bạch cầu, định lượng protein phản ứng C,...

Bạch cầu

Chỉ số bạch cầu là một trong các đại diện đặc trưng cho chỉ số xét nghiệm miễn dịch ở người. Bạch cầu đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh là vi rút, vi khuẩn bằng các tạo ra phản ứng viêm. Kiểm tra nồng độ bạch cầu chính là cách tốt nhất để phản ánh sức khỏe hệ miễn dịch của bạn như thế nào. Thông thường, khi xét nghiệm máu để kiểm tra bạch cầu, các kỹ thuật viên sẽ phân tích luôn các chỉ số khác của máu là hồng cầu và tiểu cầu. Các xét nghiệm máu tổng quát cũng được chỉ định để phát hiện các vấn đề thiếu máu, nhiễm trùng hay các vấn đề về đông máu, tầm soát ung thư máu. Khi xét nghiệm miễn dịch cho ra chỉ số bạch cầu thấp, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn có hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại nhiễm trùng, mặt khác, nếu bạch cầu tăng quá cao thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị viêm. Khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch, các thông số về 5 loại bạch cầu trong cơ thể cũng sẽ được thể hiện, bao gồm:

  • Bạch cầu trung tính
  • Tế bào Lympho
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Basophils
  • Bạch cầu ái toan

Định lượng protein phản ứng C

Định lượng protein phản ứng C hay còn được viết tắt là CRP, đây là một trong số các xét nghiệm miễn dịch nhằm mục đích kiểm tra xem hệ miễn dịch của bạn có thực sự tham gia vào các hoạt động chống lại sự nhiễm trùng hay không. CRP là một sản phẩm được tạo ra từ gan và chức năng của nó là liên kết với các mô bị tổn thương do vi khuẩn hoặc đánh dấu vi khuẩn để các tế bào bạch cầu có thể nhận biết và tấn công. Chỉ số xét nghiệm miễn dịch CRP sẽ tăng lên, và khi các nguyên nhân gây hại cho cơ thể được giải quyết thì chỉ số này trở về mức bình thường. Trong các xét nghiệm miễn dịch thì chỉ số CRP từ 3,0mg/L trở lên sẽ cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng viêm trung bình đến mức nặng.

Định lượng protein phản ứng C là một trong số các xét nghiệm miễn dịch nhằm kiểm tra hoạt động của hệ miễn dịch
Định lượng protein phản ứng C là một trong số các xét nghiệm miễn dịch nhằm kiểm tra hoạt động của hệ miễn dịch

Globulins

Globulins là chất được sản xuất từ các tế bào lympho B và tương bào, có tác dụng giúp cho hệ miễn dịch của bạn nhận biết và chống lại các tác nhân xâm nhập gây bệnh. Trong các xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm globulins được chỉ định và yêu cầu thực hiện trong trường hợp chẩn đoán các bệnh tự miễn, dị ứng, đánh giá tình trạng cơ thể nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị bệnh lý ung thư, đa u tủy, hoặc được chỉ định khi kết quả protein máu bất thường.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tình trạng viêm nhiễm của cơ thể diễn ra quá mức. Việc xét nghiệm hàm lượng vitamin D cũng được xem là một trong các chỉ số xét nghiệm miễn dịch cần thiết để đánh giá hệ miễn dịch của bạn hoạt động

Các vi chất khác có liên quan đến hệ miễn dịch

Ngoài các thành phần kể trên thì cũng có một số các khoáng chất, vi chất khác có liên quan và đóng vai trò với hệ miễn dịch của cơ thể. Khi thực hiện các xét nghiệm miễn dịch mà bị thiếu các vi chất này ở nồng độ thấp thì bạn cũng cần lên kế hoạch bổ sung.

  • Kẽm: Kẽm là một trong số các vi chất cần thiết cho tế bào miễn dịch phát triển bình thường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thiếu hụt kẽm có thể làm cho bạn dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hơn. Do đó, trong các chỉ số xét nghiệm miễn dịch thì kẽm vẫn là một trong các chất cần được định lượng.
  • Sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo máu, thiếu sắt dễ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải và thậm chí làm cho khả năng chống lại vi rút, vi khuẩn kém đi.
  • Magnesium: Magnesium là một trong các vi chất cần thiết cho cơ thể, vi chất này tham gia  vào quá trình kích hoạt vitamin D của cơ thể. Sự thiếu hụt Magie có thể làm tăng cơ hội nhiễm trùng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.
  • Folate: Folate còn được gọi với cái tên khác là vitamin B9, là một trong các vitamin hòa tan trong nước. Folate đóng vai trò tạo ra các tế bào mới cho cơ thể, bao gồm cả việc làm mới các tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học đã chứng mình rằng việc thiếu hụt folate có thể dẫn tới việc cơ thể mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng và hệ miễn dịch suy giảm. Một trong các triệu chứng đặc trưng khi cơ thể thiếu folate đó chính là suy nhược, sương mù não, đau đầu.
  • Vitamin C: Vitamin C là một trong các yếu tố quan trọng của hệ miễn dịch, chất này đóng vai trò hỗ trợ các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Vitamin C là một trong các vitamin C bạn có thể cung cấp bằng qua đường ăn uống bằng cách ăn trái cây như bưởi, chanh,...

Xét nghiệm miễn dịch là một trong các xét nghiệm cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của mỗi người, nhất là trong thời điểm tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đang rất khó lường. Các xét nghiệm miễn dịch giúp các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, đồng thời đưa ra các kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc nâng cao nhận thức về sức khỏe miễn dịch của mỗi cá nhân đều rất quan trọng, do đó cần khám tổng quát định kỳ để đánh giá tình trạng miễn dịch cá nhân thông qua các xét nghiệm miễn dịch.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

Các nguyên nhân hạ thân nhiệt cần chú ý vào mùa lạnh

Các nguyên nhân hạ thân nhiệt cần chú ý vào mùa lạnh

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Vì sao bạn bị đau đầu do thiếu sắt?

Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào tới toàn bộ cơ thể?

Thiếu sắt ảnh hưởng như thế nào tới toàn bộ cơ thể?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

Đi khám tổng quát có cần nhịn ăn không và cần nhịn trước bao lâu?

71

Bài viết hữu ích?