Zalo

Mức Cholesterol theo độ tuổi và ý nghĩa của chúng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mức Cholesterol thông thường sẽ thay đổi theo độ tuổi, nồng độ Cholesterol sẽ có xu hướng tăng lên khi ta già đi, đặc biệt đối với những phụ nữ sau mãn kinh. Các chuyên gia cần xác định chính xác chỉ số Cholesterol để có thể kịp thời phát hiện các bất thường để từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Vậy chỉ số mỡ máu theo tuổi hay mức Cholesterol theo độ tuổi khác nhau như thế nào?

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất giống như sáp, đây là một loại chất béo đóng nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm việc tham gia tổng hợp hormone và vitamin D. Ngoài ra, Cholesterol cũng hỗ trợ vận chuyển lipid đi khắp cơ thể. Cholesterol có thể được tìm thấy trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày, nhưng cơ thể chúng ta cũng tạo ra được Cholesterol từ gan.

Cholesterol lưu thông trong máu được vận chuyển bởi các hạt đặc biệt gọi là lipoprotein. Hai loại lipoprotein mang Cholesterol chính là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Cholesterol) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - Cholesterol):

  • LDL - Cholesterol: LDL - Cholesterol thường được gọi là Cholesterol "xấu" vì nếu có quá nhiều trong máu có thể tích tụ trong động mạch của bạn và hình thành mảng xơ vữa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • HDL - Cholesterol: HDL - Cholesterol thường được gọi là Cholesterol "tốt" vì nó mang Cholesterol từ trong máu đến gan để phân hủy và bài tiết.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức Cholesterol thông qua xét nghiệm máu được gọi là bảng lipid. Kết quả của bảng Lipid, ngoài đưa ra các con số về nồng độ HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol, còn cung cấp những thông tin sau:

  • Cholesterol toàn phần: Đây là tổng lượng Cholesterol lưu thông trong máu. Đây là công thức để tính toán chúng: HDL - Cholesterol + LDL - Cholesterol + Triglyceride = Cholesterol toàn phần.
  • Nồng độ độ VLDL - Cholesterol: VLDL là lipoprotein mật độ rất thấp. Đó là một dạng Cholesterol “xấu” khác góp phần tích tụ mảng bám trong mạch máu. VLDL mang một loại chất béo (triglyceride) trong máu. Nếu bạn có quá nhiều VLDL, chất béo dư thừa có thể tích tụ trong động mạch. Tuy nhiên, giá trị của chỉ số này không quan trọng và ý nghĩa bằng HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol, do vậy trên lâm sàng không được sử dụng nhiều.
  • Triglycerides: Đây là một loại chất béo trung tính. Cơ thể bạn cần lượng Triglyceride này trong việc tạo ra năng lượng. Nhưng với nồng độ cao (tăng triglyceride máu), chất béo này có thể khiến bạn có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Chỉ số mỡ máu theo tuổi có chứa nhiều thông số khác nhau

2. Mức Cholesterol theo độ tuổi

Phạm vi khuyến nghị cho Cholesterol hay mức độ mỡ máu của bạn sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính. Khi mọi người già đi, mức Cholesterol tăng lên một cách tự nhiên. Ví dụ, những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh có thể có nồng độ LDL - Cholesterol cao hơn và nồng độ HDL - Cholesterol thấp hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đo mức Cholesterol bằng miligam Cholesterol trên mỗi decilit máu, viết tắt là mg/dL. Họ cũng sử dụng cùng các đơn vị này để đo lượng Triglyceride.

2.1. Nồng độ Cholesterol ở người lớn

Dưới đây là bảng phân chia mức độ mỡ máu ở người lớn:

Cholesterol toàn phầnHDL - CholesterolLDL - CholesterolTriglyceride
Cho phép< 200 mg/dL(thấp hơn càng tốt)≥ 60 mg/dL hoặc ≥ 40 mg/dL ở Nam và ≥ 50 mg/dL ở Nữ< 100 mg/dL(< 70 mg/dL ở bệnh nhân có bệnh mạch vành)< 149 mg/dL(lý tưởng < 100 mg/dL)
Ngưỡng cao200 - 239 mg/dL130 - 159 mg/dL150 - 199 mg/dL
Cao≥ 240 mg/dL≥ 60 mg/dL≥ 160 mg/dL,≥ 190 mg/dL là tăng rất cao≥ 200 mg/dL,≥ 500 mg/dL là tăng rất cao
Thấp≤ 40 mg/dL ở Nam và ≤ 50 mg/dL ở Nữ

2.2. Nồng độ Cholesterol ở trẻ em

Dưới đây là bảng phân chia mức độ mỡ máu ở trẻ em:

Cholesterol toàn phầnHDL - CholesterolLDL - CholesterolTriglyceride
Cho phép≤ 170 mg/dL≥ 45 mg/dL ≤ 110 mg/dL< 75 mg/dL đối với trẻ 0 - 9 tuổi< 90 mg/dL đối với trẻ 10 - 19 tuổi 
Ngưỡng cao170 - 199 mg/dL40 - 45 mg/dL110 - 129 mg/dL75 - 99 mg/dLđối với trẻ 0 - 9 tuổi90 - 129 mg/dL đối với trẻ 10 - 19 tuổi
Cao≥ 200 mg/dL≥ 130 mg/dL≥ 100 mg/dL đối với trẻ 0 - 9 tuổi,≥ 130 mg/dL đối với trẻ 10 - 19 tuổi
Thấp≤ 40 mg/dL

2.3. Chỉ số mỡ máu theo tuổi và giới tính

Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu theo tuổi và giới tính:

Cholesterol toàn phần theo tuổi
Tuổi/giới tínhPhân loạiNồng độ
Nam giới ≤ 19 tuổiBình thường≤ 170 mg/dL
Ngưỡng cao170 - 199 mg/dL
Cao≥ 200 mg/dL
Nam giới ≥ 20 tuổiBình thường125 - 200 mg/dL
Ngưỡng cao200 - 239 mg/dL
Cao≥ 239 mg/dL
Nữ giới ≤ 19 tuổiBình thường≤ 170 mg/dL
Ngưỡng cao170 - 199 mg/dL
Cao≥ 200 mg/dL
Nữ giới ≥ 20 tuổiBình thường125 - 200 mg/dL
Ngưỡng cao200 - 239 mg/dL
Cao≥ 239 mg/dL
Nồng độ LDL - Cholesterol theo tuổi
Tuổi/giới tínhPhân loạiNồng độ
Nam giới ≤ 19 tuổiBình thường≤ 110 mg/dL
Ngưỡng cao110 - 129 mg/dL
Cao≥ 130 mg/dL
Nam giới ≥ 20 tuổiBình thường≤ 100 mg/dL
Ngưỡng cao130 - 159 mg/dL
Cao160 - 189 mg/dL
Nữ giới ≤ 19 tuổiBình thường≤ 110 mg/dL
Ngưỡng cao110 - 129 mg/dL
Cao≥ 130 mg/dL
Nữ giới ≥ 20 tuổiBình thường≤ 100 mg/dL
Ngưỡng cao130 - 159 mg/dL
Cao160 - 189 mg/dL
Nồng độ HDL - Cholesterol theo tuổi
Tuổi/giới tínhPhân loạiNồng độ
Nam giới ≤ 19 tuổiTối ưu≥ 45 mg/dL
Nam giới ≥ 20 tuổiTối ưu≥ 40 mg/dL
Nữ giới ≤ 19 tuổiTối ưu≥ 45 mg/dL
Nữ giới ≥ 20 tuổiTối ưu≥ 50 mg/dL
Mức độ mỡ máu thay đổi theo tuổi và giới tính

Mức Cholesterol theo độ tuổi được thống kê ở những bảng trên sẽ là giá trị tham khảo cho bạn cũng như các bác sĩ lấy đó làm căn cứ trong việc chẩn đoán, điều trị cũng như thay đổi phương pháp điều trị khi cần thiết.

3. Tần suất kiểm tra chỉ số mỡ máu theo tuổi

Trẻ em có hoạt động thể chất, ăn một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, không thừa cân và không có tiền sử gia đình bị Cholesterol cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh Cholesterol cao thấp hơn. Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị rằng tất cả trẻ em nên kiểm tra Cholesterol từ 9 - 11 tuổi và sau đó kiểm tra lại từ 17 - 21 tuổi. Trẻ em có nhiều yếu tố nguy cơ hơn, chẳng hạn như mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc tiền sử gia đình có Cholesterol cao, nên được kiểm tra từ 2 - 8 tuổi và một lần nữa từ 12 - 16 tuổi.

Đối với người lớn, các khuyến cáo quy định như sau:

Nam giới

  • 20 - 44 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 5 năm
  • 45 - 65 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 2 năm
  • ≥ 65 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 1 năm

Nữ giới

  • 20 - 44 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 5 năm
  • 45 - 65 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 2 năm
  • ≥ 65 tuổi: Kiểm tra nồng độ Cholesterol mỗi 1 năm

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Cholesterol

Ngoài tuổi thì còn có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức Cholesterol của bạn. Một số yếu tố rủi ro nằm trong tầm kiểm soát, trong khi những yếu tố khác thì không:

  • Di truyền: Những yếu tố này bao gồm tình trạng tăng Cholesterol máu gia đình và tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hay rối loạn lipid máu.
  • Giới tính: Nam giới thường có mức LDL - Cholesterol cao hơn nữ giới. Sau khi mãn kinh, mức độ LDL - Cholesterol của phụ nữ cũng có thể tăng nhanh hơn so với nam giới.
  • Cân nặng: Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị tăng nồng độ Cholesterol.
  • Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì và do đó làm tăng mức Cholesterol trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống: Chất lượng chế độ ăn uống tổng thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Cholesterol, việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa và không đủ chất xơ, thiếu protein là nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn đề này.
  • Chủng tộc và sắc tộc: Có nhiều tỷ lệ Cholesterol cao khác nhau dựa trên chủng tộc/ sắc tộc và giới tính, với tỷ lệ cao nhất ở nam giới gốc Tây Ban Nha và tỷ lệ cao nhất ở nữ giới da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng Cholesterol xấu (LDL - Cholesterol) và giảm Cholesterol tốt (HDL - Cholesterol).
  • Các yếu tố khác: Người có tiền sử Cholesterol cao, bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng Cholesterol cao sau này.

Mức độ mỡ máu hay chỉ số mỡ máu theo tuổi sẽ luôn thay đổi, cụ thể hơn là khi ta càng lớn tuổi mức độ mỡ máu trong cơ thể sẽ có xu hướng tăng, từ đó dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Thường xuyên kiểm tra mức Cholesterol theo độ tuổi để bác sĩ kịp thời phát hiện những bất thường từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

73

Bài viết hữu ích?