Zalo

Mất ngủ có phải là bệnh không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ có phải là bệnh không là câu hỏi của nhiều người. Chứng mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến khó để bắt đầu ngủ và/hoặc khó duy trì giấc ngủ. Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài. Mất ngủ trong thời gian ngắn còn được gọi là mất ngủ cấp tính kéo dài từ 1 đêm đến vài tuần. Mất ngủ kéo dài là mãn tính khi nó xảy ra ít nhất 3 đêm một tuần trong 3 tháng trở lên.

1. Mất ngủ có phải là bệnh không? Vì sao?

Nhiều người thắc mắc liệu rằng mất ngủ có phải là bệnh không? Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể khiến khó để bắt đầu giấc ngủ ngủ, khó ngủ hoặc khiến thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ. Khi gặp tình trạng này thì cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Chứng mất ngủ có thể làm suy giảm mức năng lượng và tâm trạng cũng như hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Ngủ bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào từng người, nhưng hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Tại một số thời điểm, nhiều người trưởng thành bị mất ngủ ngắn hạn hay còn được gọi là mất ngủ cấp tính, kéo dài hàng ngày hoặc hàng tuần là kết quả của sự căng thẳng hoặc một sự kiện đau thương. Một số người khác bị mất ngủ mãn tính kéo dài từ một tháng trở lên. 

Mất ngủ có phải là bệnh không? Mất ngủ có thể là vấn đề chính hoặc có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý hoặc thuốc khác. Các nhà khoa học chia mất ngủ ra làm hai loại là mất ngủ nguyên phát và thứ phát.

  • Mất ngủ nguyên phát: Điều này có nghĩa là vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến bất kỳ tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Mất ngủ thứ phát: Điều này có nghĩa là bạn khó ngủ do tình trạng sức khỏe như hen suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư hoặc ợ chua; thuốc; hoặc sử dụng các loại chất gây nghiện như rượu, ma túy.

Các dấu hiệu lâm sàng của chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Mất ngủ khi ngủ: Điều này có nghĩa là tình trạng khó để bắt đầu giấc ngủ.
  • Mất ngủ duy trì giấc ngủ: Điều này xảy ra khi tình trạng khó ngủ diễn ra suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm.
  • Mất ngủ hỗn hợp: Với loại mất ngủ này, bạn sẽ khó để bắt đầu giấc ngủ và khó ngủ trong suốt cả đêm.
  • Chứng mất ngủ nghịch lý: Khi bạn bị chứng mất ngủ nghịch lý, bạn đã đánh giá thấp thời gian bạn ngủ. Chứng mất ngủ này là do ngủ ít hơn rất nhiều so với thực tế.

Nếu chứng mất ngủ là giảm hiệu quả làm việc cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về giấc ngủ đang gặp phải từ đó có cách điều trị. Nếu bác sĩ điều trị chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể được chuyển đến trung tâm về giấc ngủ thực hiện một số xét nghiệm đặc biệt.

mất ngủ có phải là bệnh
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp

2. Cách để ứng phó với tình trạng mất ngủ

Bạn có một số lựa chọn để ứng phó với chứng mất ngủ, bao gồm trị liệu, dùng thuốc và thực phẩm bổ sung cũng như các biện pháp tự nhiên.

2.1. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) cho chứng mất ngủ

Liệu pháp hành vi nhận thức là phương pháp ứng phó đầu tiên cho chứng mất ngủ mãn tính ở người lớn. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ từ nhà trị liệu trực tuyến hoặc trực tiếp, các kỹ thuật cụ thể để giải quyết chứng mất ngủ, bao gồm:

  • Kiểm soát kích thích: Kỹ thuật này yêu cầu bạn ra khỏi giường và tìm một hoạt động yên tĩnh và thư giãn cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, hạn chế thời gian bạn nằm thao thức và lo lắng về việc ngủ quên.
  • Hạn chế giấc ngủ: Kỹ thuật này trước tiên hạn chế và sau đó tăng dần thời gian nằm trên giường để từ đó cải thiện hiệu quả giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ.
  • Liệu pháp ánh sáng rực rỡ: Kỹ thuật này liên quan đến việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi sáng hoặc buổi tối.
  • Các kỹ thuật thư giãn và các phương pháp vệ sinh giấc ngủ giúp giải quyết các hành vi khiến bạn không thể ngủ đủ giấc.
  • Các bác sĩ cũng có thể giúp bạn xác định các triệu chứng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn góp phần gây ra hoặc làm nặng thêm chứng mất ngủ. Giải quyết những tác nhân này và các yếu tố góp phần có thể giúp giảm chứng mất ngủ một cách lâu dài.

2.2. Sử dụng thuốc và chất bổ sung

Bác sĩ lâm sàng cũng có thể kê đơn thuốc để điều trị chứng mất ngủ, chẳng hạn như: eszopiclone (Lunesta), zolpidem (Ambien), triazolam (Halcion). Các chất bổ sung và hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn như melatonin cũng có thể có công dụng trong việc giúp giảm chứng mất ngủ.

Cơ thể chúng ta liên tục sản sinh ra hormone melatonin một cách tự nhiên trong chu kỳ giấc ngủ và người ta cho rằng việc bổ sung melatonin có thể làm giảm nhẹ thời gian bạn chìm vào giấc ngủ.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ melatonin như một phương pháp điều trị chứng mất ngủ vẫn chưa có kết quả cụ thể. Hơn nữa, các chuyên gia vẫn chưa xác nhận liệu việc sử dụng melatonin lâu dài có an toàn hay không, mặc dù nó thường được coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn.

2.3. Sử dụng các loại tinh dầu

Tinh dầu là chất lỏng thơm mạnh được làm từ thảo mộc, hoa và cây. Mọi người thường hít những loại dầu này hoặc xoa bóp chúng vào da tác dụng nhằm giúp giảm bớt các dấu hiệu, triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau bao gồm chứng mất ngủ. 

Một đánh giá năm 2015 dựa trên kết quả của 12 nghiên cứu khác nhau đã tìm thấy bằng chứng cho thấy liệu pháp mùi hương có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các loại tinh dầu được cho là có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ ngon bao gồm hoa cúc la mã, gỗ tuyết tùng, hoa oải hương, gỗ đàn hương, dầu hoa cam, hoặc cam đắng.

Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 cho thấy, cả tinh dầu oải hương và bạc hà đều giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho những người mắc bệnh lý về tim mạch. Tinh dầu thường không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng theo chỉ dẫn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phân loại hầu hết các loại tinh dầu thường được công nhận là an toàn.

mất ngủ có phải là bệnh
Các loại tinh dầu có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ

2.4. Các cách tiếp cận khác

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà thường có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mất ngủ. Một số cách để cải thiện chứng mất ngủ bao gồm:

  • Hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên: Bạn có thể thử uống sữa ấm, trà thảo dược và cây nữ lang trước khi đi ngủ. Hương thơm thư giãn như hoa oải hương cũng có thể mang lại một số lợi ích.
  • Thiền: Kỹ thuật này giúp thúc đẩy nhận thức và thư giãn ở thời điểm hiện tại. Thiền có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, thiền cũng là biện pháp giúp giảm căng thẳng, lo lắng và đau đớn - bất kỳ điều nào trong số đó có thể gây ra chứng mất ngủ. 
  • Châm cứu: Nhiều người nhận thấy kỹ thuật y học cổ truyền Trung Quốc này bao gồm những mũi kim mỏng chèn vào các điểm áp lực trên cơ thể, rất hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng mất ngủ.
mất ngủ có phải là bệnh
Thiền là kỹ thuật có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ

3. Cách chăm sóc/ dự phòng sức khỏe để tránh mất ngủ

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa chứng mất ngủ, nhưng một số lời khuyên sau có thể giúp bạn có được giấc ngủ cần thiết:

  • Cố gắng duy trì lịch trình ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hoặc cùng một giờ, ngay cả vào những ngày cuối tuần.
  • Tạo thói quen đi ngủ giúp thư giãn và có tâm trạng dễ ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn hay thức uống có chứa caffeine vào buổi chiều.
  • Giảm bớt ánh sáng và không sử dụng các thiết bị điện tử khoảng một giờ trước khi đi ngủ.
  • Nhận ánh sáng mặt trời và hoạt động thể chất hầu hết các ngày hoặc mỗi ngày nếu có thể.
  • Tránh ngủ trưa, đặc biệt nếu bạn đã biết rằng ngủ vào ban ngày là nguyên nhân khiến bạn bị tỉnh táo vào ban đêm.
  • Đi khám tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám để giải quyết các dấu hiệu triệu chứng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm ngay khi bạn nhận thấy chúng.

Tóm lại, dựa vào tất cả thông tin đã cung cấp ở trên thì mất ngủ có phải là bệnh? Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc cũng như sức khỏe thể chất. Nếu bạn cho rằng mình bị mất ngủ, hãy liên hệ với chuyên gia hoặc các bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân của vấn đề để từ đó có những hỗ trợ cần thiết để có phương pháp điều trị chứng mất ngủ tốt nhất cho nhu cầu của từng người.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng để cải thiện chứng mất ngủ đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Liệu pháp này giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, giảm sự mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tinh thần qua đó giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, các chất điện giải, chất chống oxy hóa, axit amin, vitamin cùng dung dịch truyền độc quyền) tác dụng bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione qua đó có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó mà bạn có thể nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng và stress kéo dài. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các lý do gây mất ngủ thường gặp nhất

Các lý do gây mất ngủ thường gặp nhất

Vì sao bạn khó ngủ vào ban đêm?

Vì sao bạn khó ngủ vào ban đêm?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

26

Bài viết hữu ích?