Zalo

Vì sao bạn khó ngủ vào ban đêm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khó ngủ vào ban đêm là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm. Khó ngủ ban đêm có thể khiến bạn thiếu tỉnh táo vào ban ngày, kém tập trung, suy giảm trí nhớ và phát triển các bệnh lý mạn tính. Vậy các lý do gây khó ngủ vào ban đêm là gì và làm sao để hạn chế những nguyên nhân gây khó ngủ ban đêm này?

1. Các lý do gây khó ngủ vào ban đêm

Khó ngủ vào ban đêm là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc thức dậy quá sớm.

Giấc ngủ kém chất lượng và hiện tượng mất ngủ về đêm đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ra. Khó ngủ ban đêm mãn tính thậm chí có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi quá mức và suy giảm nhận thức.

Các triệu chứng khó ngủ vào ban đêm khác nhau tùy theo loại bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên phải mất hơn 30 phút mới đi vào giấc ngủ.
  • Khó ngủ suốt đêm hoặc bạn thường xuyên thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ lại.
  • Ngáy, thở hổn hển hoặc nghẹt thở xảy ra trong khi ngủ.

Vào ban ngày bạn có thể gặp thêm các dấu hiệu và triệu chứng gây ra do hiện tượng mất ngủ về đêm, bao gồm:

  • Bạn thường xuyên ngủ trưa hoặc ngủ quên khi đang làm các công việc thường ngày.
  • Thay đổi hành vi như khó tập trung hoặc chú ý.
  • Thay đổi tâm trạng như khó chịu và khó quản lý cảm xúc của bản thân.
  • Giảm hiệu suất trong quá trình học tập và làm việc.
  • Thường xuyên bị tai nạn hoặc té ngã.

Nhiều yếu tố có thể góp phần gây khó ngủ ban đêm như lối sống, thói quen ngủ và tình trạng sức khỏe của mỗi người đều có thể đóng một vai trò nào đó. 

Một số lý do gây khó ngủ vào ban đêm bao gồm:

  • Tuổi tác là một yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, trên thực tế có tới 50% người lớn tuổi gặp khó khăn khi ngủ
  • Kích thích quá mức trước khi đi ngủ, có thể do tập luyện thể dục, sử dụng thiết bị điện tử hoặc sử dụng các chất kích thích như nicotin và caffeine.
  • Ăn một bữa lớn hoặc ăn vặt vào đêm khuya
  • Không hoạt động thể chất trong ngày
  • Căng thẳng tâm lý, rối loạn lo âu và trầm cảm
  • Tiếp xúc với môi trường nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng
  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khó ngủ ban đêm 
  • Làm việc ca đêm
  • Một số tình trạng bệnh lý có thể cản trở giấc ngủ bao gồm chứng ngưng thở lúc ngủ, đau mãn tính, đau lưng dưới, đau đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, các vấn đề về đường tiêu hóa, tình trạng thoái hóa thần kinh và phụ nữ có thai.
  • Thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cơ thể cần hàng ngày như vitamin D, vitamin C, vitamin B6 và selen.
khó ngủ vào ban đêm
Căng thẳng tâm lý gây khó ngủ ban đêm.

2. Làm sao để cải thiện tình trạng khó ngủ vào ban đêm?

Để đảm bảo giấc ngủ ngon vào ban đêm bạn cần thay đổi thói quen đi ngủ để tạo môi trường ngủ tối ưu. Bạn có thể ngủ ngon hơn bằng cách:

2.1 Tạo môi trường ngủ thoải mái

Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh. Nếu tiếng ồn khiến bạn khó ngủ thì bạn có thể sử dụng các âm thanh nền như tiếng ồn trắng hoặc nút bịt tai. Nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ của bạn thì hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc rèm cản ánh sáng.

2.2 Giảm thiểu căng thẳng

Cố gắng giảm mức độ căng thẳng trước khi bạn đi ngủ. Bạn có thể chọn viết ra những điều như lập danh sách việc cần làm vào buổi tối sớm hơn. Điều này rất hữu ích nếu bạn thường xuyên lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trên giường vào ban đêm.

2.3 Tránh sử dụng giường ngủ cho mục đích khác

Không xem tivi, điện thoại, không ăn uống hoặc làm việc trong phòng ngủ để đảm bảo có giấc ngủ ngon vào ban đêm.

2.4 Thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn

Mỗi tối hãy tạo thói quen trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách. Hãy thử các bài tập giãn cơ hoặc thiền định nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả ngày nghỉ.

2.5 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là cách tốt nhất để thúc đẩy giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, không nên tập thể dục trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ nếu bạn khó ngủ vào ban đêm và tránh các bài tập gắng sức trước khi ngủ.

khó ngủ vào ban đêm
Tập thể dục giúp ngủ ngon vào ban đêm

3. Khó ngủ ban đêm cần lưu ý điều gì?

Hiện tượng mất ngủ về đêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể không còn đủ năng lượng để hoàn thành những công việc hàng ngày. Bạn luôn cảm giác mệt mỏi vào ban ngày, khó khăn trong học tập, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định. Ngoài ra, bạn có thể khiến bản thân và những người khác gặp nguy hiểm nếu bạn lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm. 

Khó ngủ ban đêm cũng có thể góp phần vào sự phát triển của các bệnh mãn tính như trầm cảm, béo phì, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và chứng mất trí nhớ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc có được giấc ngủ chất lượng và thức dậy với cảm giác sảng khoái thì bạn có thể tham khảo một số cách cải thiện tình trạng khó ngủ vào ban đêm đã nêu ở trên. 

Bên cạnh đó, chế độ ăn không cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây khó ngủ ban đêm. Bạn có thể tham khảo liệu pháp bổ sung các vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch để cung cấp đủ axit amin, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ của bản thân. Các vi hợp chất này bao gồm chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền được nghiên cứu bởi tiến sĩ - bác sĩ Abe Malkin. Vi hợp chất truyền qua đường tĩnh mạch sẽ được hấp thụ 100% vào máu và lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc và trẻ hóa cơ thể. Từ đó giúp bạn có giấc ngủ sâu, giàu năng lượng sau khi thức dậy.

Tóm lại, hiện tượng mất ngủ về đêm có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của bạn. Khó ngủ ban đêm sẽ làm gián đoạn suy nghĩ, giảm hiệu suất học tập, công việc, sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ vào ban đêm hãy thử thay đổi thói quen đi ngủ và đến gặp bác sĩ sớm nếu tình trạng này không cải thiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các lý do gây mất ngủ thường gặp nhất

Các lý do gây mất ngủ thường gặp nhất

Mất ngủ có phải là bệnh không?

Mất ngủ có phải là bệnh không?

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

22

Bài viết hữu ích?