Hiện nay, chứng rối loạn lo âu đang ngày càng phổ biến và trẻ hoá về độ tuổi mắc bệnh. Người bệnh thường lo lắng hoặc sợ hãi quá mức và không thể giải thích được đối với các sự việc bình thường trong cuộc sống gây ra những tiêu cực về tâm lý, thậm chí là tiến tới trầm cảm. Vậy chứng rối loạn lo âu và cách điều trị như thế nào?
1. Chứng rối loạn lo âu là gì?
Lo âu là một trạng thái cảm xúc bình thường của cơ thể, phản ứng lại với các tình huống căng thẳng. Tuy nhiên một số người lại không kiểm soát được trạng thái này và có các triệu chứng bất thường như lo lắng quá mức, sợ hãi quá mức không có nguyên nhân, không thể giải thích được. Đây chính là chứng rối loạn lo âu, bệnh lý mạn tính và tiến triển từ từ có thể kèm cơn kịch phát. Thông thường bệnh nhân bị rối loạn lo âu sẽ kèm theo các triệu chứng chung như mệt mỏi, hồi hộp, đổ mồ hôi, khó thở. Một số dạng rối loạn lo âu thường gặp gồm có:
Rối loạn lo âu lan tỏa: Đây là tình trạng lo lắng kéo dài, bận tâm quá mức về các vấn đề hàng ngày như công việc, gia đình hay sức khoẻ
Ám ảnh sợ: Đây là những nỗi lo sợ các đối tượng hoặc tình huống cụ thể như sợ đi máy bay, sợ không gian hẹp, sợ nhện, sợ bị tiêm,…
Rối loạn hoảng loạn: Đây là những cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại, các cơn đột ngột sợ hãi và lo lắng trầm trọng kèm theo triệu chứng như đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, vã mồ hôi, cảm giác như sắp chết
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: là tình trạng người bệnh có những suy nghĩ, hình ảnh mang tính ám ảnh như sợ bị nhiễm vi khuẩn dẫn tới ép buộc họ thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại nhằm giải tỏa phần nào sự lo lắng đó như rửa tay quá nhiều,....
2. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của người bệnh và để lại những hậu quả như:
Trạng thái cơ thể luôn mệt mỏi, lo lắng kéo dài có xu hướng tăng hormone gây stress, từ đó dẫn tới các cơn khó thở, tức ngực thậm chí là làm tăng nguy cơ đến sức khỏe người bệnh
Khiến các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp hay suy giáp trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài quá trình điều trị
Rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có các mối liên hệ nhất định khi người bệnh rối loạn lo âu thường có suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá dẫn tới ngại giao tiếp, thiếu tự tin dần dần hình thành nên trạng thái trầm cảm, thậm chí còn có ý nghĩ tự tử
Một số bệnh nhân rối loạn lo âu không phát hiện ra tình trạng sức khỏe bản thân còn có thể giải tỏa bằng chất kích thích, gây ra các tệ nạn xã hội
3. Điều trị rối loạn lo âu như thế nào?
Rối loạn lo âu có thể được điều trị khỏi nếu có các biện pháp can thiệp kịp thời, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách thì tình trạng rối loạn lo âu có xu hướng thành mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Một số liệu pháp điều trị đã được chứng minh có hiệu quả đối với vấn đề này gồm có:
Thay đổi lối sống: người bệnh cần nghỉ ngơi, tập thể dục và học cách thư giãn, ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý: Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp người bệnh hiểu rằng không thể điều khiển được các vấn đề xảy ra trong cuộc sống nhưng lại có thể kiểm soát cách nhìn nhận đối với sự việc và cách giải quyết các vấn đề đó. Đây cũng là phương pháp điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý được rất nhiều đơn vị bệnh viện, phòng khám áp dụng.
Yoga: là bộ môn được yêu thích có khả năng cải thiện vóc dáng và thư giãn, cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt. Tập yoga thường xuyên có khả năng giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc, giảm căng thẳng rất hiệu quả
Thuốc: điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý - thần kinh. Các loại thuốc thường dùng gồm có: benzodiazepin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin.
Có thể thấy, bệnh thần kinh là bệnh lý có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống. Việc thay đổi lối sống, cân bằng chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến việc điều trị rối loạn lo âu. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng giải pháp truyền tĩnh mạch vi hoạt giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin vào bên trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy glutathione vừa giúp cân bằng dinh dưỡng, vừa có tác động hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu hiệu quả. Tóm lại, chẩn đoán rối loạn lo âu và cách điều trị không phải quá phức tạp nhưng cần được thực hiện sớm để tránh việc tiến triển thành mãn tính. Người bệnh cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa về tâm lý- thần kinh để được tư vấn ngay khi có các biểu hiện khác thường về tâm lý, những nỗi sợ không thể giải thích hoặc thường xuyên lo lắng, hồi hộp mà không rõ nguyên nhân.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888