Béo bụng - bụng mỡ vốn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là phụ nữ. Nguyên nhân không đơn thuần chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà béo bụng còn tỷ lệ thuận với nhiều bệnh lý tim mạch và nội tiết như tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, đái tháo đường… Tuy nhiên niềm vui thích và sự hưởng thụ đối với việc ăn uống cũng thật khó cưỡng lại. Vậy làm sao để ăn nhiều mà không béo bụng, cũng như hạn chế các bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể?
Có thể thấy chế độ ăn dư thừa calo là nguyên nhân chính tác động lên quá trình hình thành béo bụng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khiến mỡ tích ở bụng như:
Do gen
Stress: căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn tới rối loạn nội tiết gây tích tụ mỡ thừa
Thiếu ngủ: có khả năng gây ra chứng khó tiêu dẫn tới đầy hơi và chướng bụng, khiến bụng chảy xệ
Do thay đổi nội tiết tố: phụ nữ càng lớn tuổi khi cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố nhất là sau khi mãn kinh dẫn tới trao đổi chất cũng có nhiều biến đổi dễ gây béo bụng hơn
2. Cần ăn gì để giảm mỡ bụng?
Xây dựng chế độ ăn là tuyệt đối quan trọng và cốt lõi trong quá trình hạn chế mỡ bụng. Làm sao ăn nhiều để không béo bụng cũng là câu hỏi được nhiều người đề ra. Vậy người bị béo bụng có thể tham khảo những phương pháp sau:
Ăn nhiều chất xơ hoà tan: Chất xơ hấp thụ nước và tạo thành một loại gel giúp làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn, thúc đẩy giảm cân bằng cách giúp cơ thể no lâu hơn. Ngoài ra chất xơ cũng có khả năng làm giảm số calo mà cơ thể hấp thụ từ thực phẩm.
Ăn giàu protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng trao đổi chất và duy trì khối cơ bắp trong quá trình giảm cân. Người ăn nhiều protein có xu hướng ít mỡ bụng hơn. Ngoài ra cá là thực phẩm giàu protein và chất béo omega-3, giúp giảm mỡ nội tạng và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tật.
Ăn nhiều rau củ: rau củ chứa rất nhiều khoáng chất và nước, lại có hàm lượng calo ít hơn hoa quả rất phù hợp cho việc giảm mỡ bụng. Cải bắp, bông cải xanh, cà chua, rau chân vịt, đậu tương, đậu Hà lan là những loại rau củ tốt cho quá trình giảm béo bụng.
Sử dụng yến mạch: chứa các chất xơ không hòa tan và một số carbohydrate giúp kiềm chế cơn đói, đồng thời giảm lượng chất béo trong cơ thể.
Sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung: Probiotic có trong một số thực phẩm bổ sung cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường chức năng miễn dịch, giảm mỡ bụng.
Uống đủ nước: mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp khoảng 2 lít nước cũng là một cách giảm cân an toàn và hiệu quả
Tránh ăn các thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa: chất béo chuyển hóa có tác động xấu tới các vấn đề tim mạch, kháng insulin và tăng mỡ bụng nên việc hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm có chứa chất này là cần thiết.
Không tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường: tiêu thụ quá mức thực phẩm nhiều đường dễ dẫn tới các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì và tất nhiên là mỡ bụng. Đặc biệt đồ uống có nhiều đường làm tích tụ mỡ còn lớn hơn so với các loại thực phẩm, do đó tốt nhất nên tránh hoàn toàn đồ uống có đường.
Cắt giảm lượng Carbs: chế độ ăn kiêng dưới 50g carb mỗi ngày có tác dụng làm giảm mỡ bụng ở người thừa cân, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngừng uống nước trái cây: mặc dù chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng nước ép trái cây lại vô tình chứa một lượng đường tương đối lớn không có lợi cho việc giảm mỡ bụng. Nên thay thế nước ép trái cây bằng nước lọc, trà đá hoặc nước chanh.
3. Sinh hoạt như thế nào để giảm mỡ bụng?
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn chuẩn mực, để làm giảm mỡ bụng việc sinh hoạt đúng cách cũng góp phần không nhỏ. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện việc béo bụng gồm:
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến mỡ bụng tăng bằng cách kích hoạt tuyến thượng thận sản sinh cortisol, thúc đẩy sự thèm ăn và tích trữ mỡ bụng. Do đó, cần chú ý tới việc giảm căng thẳng trong đời sống hàng ngày nếu muốn giảm béo hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên: Cardio là phương pháp tập luyện hiệu quả để đốt cháy calo, giảm mỡ bụng. Tần suất và thời lượng của quá trình tập thể dục là vô cùng quang trọng, nếu duy trì các bài tập đều đặn trong thời gian dài thì việc giảm béo bụng hoàn toàn trong tầm tay.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng nhưng ít được quan tâm trong bảo vệ sức khoẻ và cân nặng. Người không ngủ đủ giấc có xu hướng tăng cân nhiều hơn và tăng mỡ bụng, nên đảm bảo ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và chất lượng giấc ngủ đảm bảo
Điều chỉnh tư thế: Người làm việc văn phòng hay người phải ngồi nhiều nếu sai tư thế cũng góp phần tích tụ mỡ thừa dưới da. Chú ý tư thế thẳng, không gù lưng và thường xuyên hóp bụng cũng giúp giảm lượng mỡ gây béo bụng.
Nhai thức ăn lâu hơn: việc nhai kỹ góp phần tạo cảm giác no mặc dù ăn ít, từ đó giảm cân và giảm béo bụng hiệu quả hơn.
Tóm lại, có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề ăn nhiều nhưng không béo bụng kể cả thay đổi chế độ dinh dưỡng lẫn chế độ sinh hoạt. Tuy nhiên việc sử dụng riêng lẻ từng phương pháp vẫn chỉ là cách đối phó tạm thời cho mong muốn giảm cân của mọi người. Để giảm cân một cách khoa học và giải quyết vấn đề béo phì tận gốc, người bệnh cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp, trong đó liệu pháp giảm cân đa trị liệu là cách giảm cân khoa học được đánh giá cao hiện nay. Khi cách giảm cân này chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân gây tích trữ mỡ thừa, sau đó đưa vào cơ thể các tổ hợp vitamin, khoáng chất để đào thải và chuyển hóa mỡ thành năng lượng tiêu hao. Nhờ đó không chỉ mỡ bụng mà cả mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ đùi cũng được loại bỏ một cách nhanh chóng.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu