Vùng da quanh mắt, đặc biệt là khu vực đuôi mắt rất mỏng manh khiến cho đôi mắt của chúng ta có vẻ trũng và sẫm màu hơn những vùng khác trên khuôn mặt. Trong y học, thuật ngữ “enphthalos”, “tear trough hollows” hay “under-eye hollows” dùng để chỉ sự xuất hiện của vùng da sẫm màu ngay bên dưới mí mắt hoặc ở đuôi mắt, làm cho tổng thể đôi mắt dường như trở nên trũng xuống và sâu hơn. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, bắt đầu từ cuối tuổi 30 và đầu 40. Một số dấu hiệu để bạn sớm nhận biết đuôi mắt của mình bị hõm xuống là:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuôi mắt bị hõm sâu. Trong hầu hết các trường hợp, hõm sâu đuôi mắt gây ảnh hưởng về thẩm mỹ nhiều hơn và gần như không cần phải can thiệp y tế. Nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận là do lão hóa, chấn thương mắt, thiếu ngủ. Một số loại thuốc như prostaglandin điều trị tăng nhãn áp cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.
Theo thời gian, chất béo trong khoang mắt dần bị nhũ hóa và mất đi, khiến mắt có vẻ trũng sâu vào khuôn mặt. Trong khi đó, vùng da dưới mắt cũng trở nên mỏng manh hơn do sự suy giảm collagen. Tất cả những yếu tố này dẫn đến quầng thâm và hình thành vùng hõm ở đuôi mắt.
Các chấn thương có thể do va đập, tai nạn, gãy một hoặc nhiều xương quanh mắt,...Sau chấn thương, các cơ, mỡ và mô quanh mắt bị xê dịch khỏi vị trí bình thường. Điều này tác động đến thể tích hốc mắt, làm mắt bị hõm sâu hoặc lồi ra.
Khi bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, vùng da dưới mắt có thể trở nên sẫm màu hơn. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến sưng mắt, sụp mí mắt, đỏ mắt và khô mắt.
Vị trí của mắt trong hốc mắt cũng phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Do đó, nếu các thành viên khác trong gia đình bạn cũng có đuôi mắt bị hõm sâu, thì nguyên nhân có thể xuất phát từ DNA của bạn.
Đây là nguyên nhân gây trũng mắt khá phổ biến ở trẻ em. Các triệu chứng khác cảnh báo tình trạng mất nước bao gồm khát nước, nước tiểu ít và khô miệng. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê sâu. Do đó, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể và đến gặp bác sĩ nếu bị mất nước kèm theo tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Vùng da mắt rất mỏng manh nên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, da sẽ sản sinh melanin khiến đuôi mắt trở nên sẫm màu hơn.
Thiếu vitamin C, vitamin K và sắt có thể khiến mắt bị trũng. Trên thực tế, theo báo cáo của Tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất (SM Journal of Nutrition and Metabolism), đuôi mắt trũng sâu là một trong những triệu chứng của tình trạng suy dinh dưỡng. Trong đó, vitamin C giúp hấp thu sắt và giảm bầm tím, vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Vì vậy, thiếu hụt một hoặc cả hai loại vitamin này có thể khiến da dễ bị bầm tím, mắt trũng sâu và kém sức sống.
Tình trạng này có thể gây hình thành quầng thâm dưới mắt và khiến mắt trông có vẻ bị hõm xuống. Ngoài ra, người bị viêm mũi có thể chà xát hoặc gãi vùng da quanh mắt, gây kích ứng và khiến đuôi mắt bị trũng sâu hơn. Một vài triệu chứng khác để bạn dễ nhận diện khi bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mắt và ngứa họng. Người bị viêm xoang có thể cảm thấy đau ở giữa hai mắt do gia tăng áp lực dịch tại khu vực này.
Các thuốc chứa prostaglandin dùng trong điều trị tăng nhãn áp, thuốc kháng virus trong phác đồ điều trị HIV có thể gây trũng mắt, dẫn đến tình trạng đuôi mắt bị hõm sâu.
Ngoài ra, các thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ và có tác dụng duy trì sự tỉnh táo có thể khiến bạn trông mệt mỏi hơn, điển hình như: Thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc có thành phần caffeine, steroid, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI),...Bên cạnh đó, các thuốc có tác dụng giảm cân cũng gây nên tình trạng tương tự như thuốc trị bệnh béo phì, thuốc chống trầm cảm như Wellbutrin (bupropion).
Đuôi mắt bị hõm sâu do viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc kháng histamine và thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân viêm xoang, đôi khi có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh kê đơn từ bác sĩ.
Phẫu thuật thẩm mỹ hoặc tiêm chất làm đầy da có thể cân nhắc đối với các trường hợp hõm sâu đuôi mắt do lão hóa và di truyền. Tiêm chất làm đầy da (như Acid hyaluronic) vào các mô nhạy cảm dưới mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong hầu hết các trường hợp, tiêm chất làm đầy da không gây đau và chỉ mất vài phút để tiêm. Do acid hyaluronic sẽ bị cơ thể thủy phân sinh học nên bạn cần thực hiện lặp lại quy trình này hàng năm.
Các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ đem đến hiệu quả lâu dài hơn như nâng chân mày, phẫu thuật tạo hình mí mắt, căng da mặt,...có thể làm giảm tình trạng mắt trũng và cải thiện vấn đề thẩm mỹ gương mặt. Tuy nhiên, những kỹ thuật xâm lấn này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và bạn cần thời gian hồi phục lâu hơn.
Đối với các trường hợp đuôi mắt bị hõm sâu do chấn thương, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để khắc phục gãy xương mắt, phục hồi sự cân xứng của hai mắt và cân bằng thể tích hốc mắt đã bị mất do tổn thương.
Ngoài ra, để trẻ hóa mắt, khắc phục và phòng ngừa tình trạng đuôi mắt bị hõm sâu, bạn cần áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc/xâm lấn như sau:
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng đuôi mắt bị hõm sâu thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thấy đuôi mắt ngày càng trũng xuống mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc và uống đủ nước, cũng như kèm theo các triệu chứng khác (nghẹt mũi, ngứa - khô - đỏ mắt, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân hoặc thèm ăn, buồn nôn), hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng đuôi mắt bị hõm sâu và một số giải pháp để giúp bạn trẻ hóa mắt. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và đầu tư phù hợp vào các loại mỹ phẩm chăm sóc chuyên biệt cho da mắt sẽ giúp bạn sở hữu đôi mắt sáng đẹp, long lanh, cuốn hút. Ngoài ra nếu bạn quan tâm thì cũng có thể tham khảo dịch vụ trẻ hóa vùng mắt Jalupro Super Hydro B.A.P 6+1 tân tiến với công thức độc quyền từ Mỹ và được thực hiện theo các bước chuẩn y khoa giúp trẻ hóa, nâng hõm mắt, từ đó giúp da săn chắc và trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật.
67
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
67
Bài viết hữu ích?