Zalo

Lăn kim với PRP có tác dụng như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lăn kim với huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp điều trị da liễu hiện đại, sử dụng tiểu cầu của chính người thực hiện để trị liệu thẩm mỹ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với các trường hợp lỗ chân lông to, da tăng sắc tố, da nhiều khuyết điểm như sẹo mụn, vết thâm, nếp nhăn,...Vậy lăn kim với PRP có tác dụng trên da như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể hơn về phương pháp trên.

1. Tổng quan về phương pháp lăn kim với PRP  

Lăn kim (hay Microneeding) là phương pháp trị liệu thẩm mỹ sử dụng con lăn hoặc thiết bị có đầu kim cực nhỏ để chích vào da. Từ đó, lăn kim kích thích da sản sinh collagen mới, chữa lành vết thương và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Chính nhờ cơ chế tác động này mà Microneeding còn được gọi là liệu pháp cảm ứng collagen hay cảm ứng collagen qua da. 

Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet - Rich Plasma hay PRP) là huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao hơn các thành phần khác trong máu (hồng cầu, bạch cầu). Ngoài tiểu cầu, PRP còn chứa nhiều protein, cytokine và các yếu tố tăng trưởng. PRP có thể dùng dưới dạng tiêm hoặc bôi tại chỗ. Phương pháp này thường được sử dụng sau phiên trị liệu, với mục đích thúc đẩy quá trình chữa lành, kích thích tái tạo da và giảm thời gian sưng tấy sau khi lăn kim. 

Các nghiên cứu cho thấy, dùng PRP khi lăn kim giúp phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn nhờ thành phần tiểu cầu có tác dụng đông máu - đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương. Bên cạnh đó, hàm lượng protein và yếu tố tăng trưởng dồi dào trong PRP thúc đẩy mô da tự sửa chữa, tái tạo mới. 

PRP giúp nâng cao hiệu quả của phương pháp lăn kim
PRP giúp nâng cao hiệu quả của phương pháp lăn kim

2. Lợi ích của phương pháp lăn kim với PRP 

Phương pháp lăn kim với huyết tương giàu tiểu cầu thích hợp để điều trị các vấn đề da liễu sau: 

  • Cải thiện sẹo mụn, sẹo sau phẫu thuật
  • Làm mờ hoặc phòng ngừa nếp nhăn
  • Da tăng sắc tố
  • Các vấn đề da liễu do da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời
  • Lỗ chân lông to, kết cấu da không đều
  • Khắc phục nhược điểm trên khuôn mặt hoặc cơ thể 

Đặc biệt, trong một thử nghiệm trên 50 người bị sẹo mụn, phương pháp lăn kim vi điểm bằng nước cất đã giúp cải thiện 45,84% tình trạng sẹo mụn. Trong khi đó, lăn kim với PRP cải thiện đến 62,20%, cao hơn 16,36% so với khi điều trị bằng phương pháp lăn kim truyền thống. Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận quá trình điều trị không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định về các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Tùy vào mục tiêu điều trị và tình trạng da liễu hiện tại, số lần điều trị bằng phương pháp lăn kim với PRP của mỗi người có thể khác nhau. Đa số các trường hợp sẽ cần điều trị lặp lại nhiều lần. Điều trị vết sẹo hoặc vết bỏng có thể cần nhiều thời gian hơn để đáp ứng với phương pháp điều trị. 

Bạn cần chờ vài tuần mới có thể nhận thấy kết quả từ phương pháp lăn kim với PRP mang lại. Nguyên nhân là vì cơ thể cần thời gian để sản xuất collagen. Những người bị sẹo mụn có thể nhận thấy sự cải thiện dần dần trên da trong vòng chưa đầy 9 tháng sau điều trị. 

3. Lăn kim với PRP tác dụng lên da như thế nào? 

Phương pháp lăn kim truyền thống được ứng dụng trong điều trị các vấn đề về da liễu như làm mờ sẹo, nếp nhăn, lỗ chân lông to, cải thiện làn da lão hóa, da tăng sắc tố,...Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có thể hỗ trợ tăng cường những tác dụng kể trên, đồng thời, rút ngắn thời gian điều trị và giúp bạn nhanh chóng có được làn da mong muốn. 

Mặc dù phương pháp lăn kim vi điểm có thể được sử dụng để điều trị sẹo và vết rạn da ở các vùng khác trên cơ thể, thực tế, hầu hết các nghiên cứu về PRP và hiệu quả cải thiện sẹo dường như chỉ tập trung vào điều trị trên da mặt. 

Quá trình điều trị bằng lăn kim với PRP tương đối nhanh chóng so với các quy trình thẩm mỹ khác. Trước khi bắt đầu trị liệu, các bác sĩ sẽ làm sạch da và bôi thuốc tê tại chỗ. Việc gây tê cần phải được thực hiện trong ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu lăn kim. 

Quy trình dùng PRP khi lăn kim gồm 2 bước: Microneeding và PRP. Cụ thể: 

  • Bước 1: Microneeding trong khoảng 30 phút, tùy vào vùng điều trị. Ở bước này, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hoặc con lăn với các đầu kim nhỏ trên khắp da mặt để tạo các tổn thương vi mô trên da một cách có kiểm soát, đảm bảo không ảnh hưởng đến lớp biểu bì. Chiều dài kim có thể điều chỉnh tùy thuộc vào mục đích điều trị. 
  • Bước 2: Thoa PRP sau khi kết thúc quá trình lăn kim. Bác sĩ sẽ thoa một lớp huyết tương giàu tiểu cầu lên vùng da vừa trị liệu. Các tổn thương vi mô trên da sau khi lăn kim sẽ tạo điều kiện để PRP thẩm thấu vào da. PRP sẽ được lấy từ máu cánh tay đã qua ly tâm để tách các thành phần khác. Thuật ngữ “Vampire Facial” (tạm dịch: gương mặt ma cà rồng) dùng để chỉ gương mặt đỏ màu máu sau khi bôi PRP lên da. 

Sau khi kết thúc quy trình, bác sĩ có thể thoa thêm serum hoặc kem dưỡng để làm dịu vết đỏ và kích ứng. Bạn có thể ra về ngay lập tức, trừ trường hợp xảy ra phản ứng bất lợi khác. Nhìn chung, lăn kim với PRP phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần cân nhắc sử dụng phương pháp này như: 

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người đã và đang sử dụng Accutane, isotretinoin gần đây để trị mụn
  • Người đang bị tình trạng mụn nặng 
  • Người đang mắc một số bệnh da liễu như chàm, rosacea, vảy nến, hồng ban, nhiễm trùng da mặt, mụn rộp,...
  • Người có cơ địa dễ bị sẹo, bầm tím, có tiền sử vết thương lâu lành.
  • Người đang bị thiếu máu, rối loạn tiểu cầu hoặc các bệnh lý về máu khác
  • Người đã thực hiện xạ trị trên da trong vòng 12 tháng qua. 
Một số trường hợp cần cân nhắc khi áp dụng lăn kim với PRP
Một số trường hợp cần cân nhắc khi áp dụng lăn kim với PRP

4. Tác dụng phụ và rủi ro khi áp dụng lăn kim với PRP

Quá trình phục hồi da sau khi lăn kim với PRP diễn ra khá nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp đều có cảm giác đau nhức và khó chịu ngay sau khi điều trị. Vùng da được lăn kim có thể bị đỏ, đôi khi bầm tím nhẹ. Tình trạng này thường biến mất trong vòng 4 - 5 ngày. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá đau và khó chịu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thông báo với bác sĩ để được kiểm tra. 

Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra hậu trị liệu như: rỉ nước, sưng tấy, nổi sẩn trắng trên da, bùng phát mụn trứng cá nhẹ, nhiễm trùng, loét lạnh do virus Herpes Simplex,...Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, điều trị lăn kim với PRP khá an toàn. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về phương pháp lăn kim với PRP. Nhìn chung, đây là phương pháp trị liệu da liễu hiện đại, khá an toàn, hiệu quả trong việc điều trị và cải thiện nhiều tình trạng da. Nếu bạn có ý định sử dụng phương pháp này có thể tham khảo dịch vụ trẻ hóa vùng mắt Jalupro Super Hydro B.A.P 6+1 tân tiến với công thức độc quyền từ Mỹ và được thực hiện theo các bước chuẩn y khoa giúp trẻ hóa, nâng cơ mặt,từ đó giúp da săn chắc và trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm cách nào để trẻ hóa đuôi mắt hõm sâu?

Làm cách nào để trẻ hóa đuôi mắt hõm sâu?

Lăn kim dưới mắt có hiệu quả không?

Lăn kim dưới mắt có hiệu quả không?

Điểm thẩm mỹ sinh học là gì?

Điểm thẩm mỹ sinh học là gì?

Giải đáp: Có nên căng da mặt không?

Giải đáp: Có nên căng da mặt không?

Cấy chỉ trẻ hóa da có an toàn và hiệu quả?

Cấy chỉ trẻ hóa da có an toàn và hiệu quả?

21

Bài viết hữu ích?