Zalo

Hướng dẫn của WHO về bệnh béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh béo phì là vấn đề mà không ít người từng hoặc đang gặp phải. Tìm hiểu hướng dẫn về bệnh béo phì của WHO sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời xác định nguyên nhân và tìm giải pháp phòng chống bệnh béo phì hiệu quả cho bản thân.

1. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh béo phì theo nhóm đối tượng

Bệnh béo phì xuất hiện và không bỏ qua bất kỳ độ tuổi nào. Theo đánh giá về nguy cơ mắc bệnh, các chỉ số cơ thể là căn cứ tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa sớm. Nghiên cứu bệnh béo phì các chuyên gia cho rằng, cân nặng và chiều cao là 2 yếu tố giúp đánh giá tốt nhất nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, tùy độ tuổi và đối tượng sẽ có mức BMI béo phì khác nhau.

Bệnh béo phì xuất hiện và không bỏ qua bất kỳ độ tuổi nào
Bệnh béo phì xuất hiện và không bỏ qua bất kỳ độ tuổi nào
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi:

Trẻ dưới 5 tuổi theo đánh giá có thể bị béo phì khi cân nặng và chiều cao có mức chênh lệch lớn. Ở độ tuổi này các bé thường có bằng cân nặng chiều cao tiêu chuẩn để so sánh. Dựa theo lứa tuổi phụ huynh có thể kiểm soát tốc độ phát triển. Do chiều cao ở trẻ dưới 5 tuổi không quá lớn thường trong tầm nhỏ hơn 1m2 tùy vào cơ địa mỗi bé. Nhờ đó mà các bé bị béo phì có thể dễ dàng nhìn qua mắt thường.

  • Trẻ từ 5 đến 19 tuổi

Khoảng độ tuổi này trẻ có nguy cơ cao nhất mắc bệnh béo phì do những thay đổi nội tiết. Sự trao đổi chất liên tục diễn ra khiến cơ thể trẻ mất cân bằng và dẫn đến biến đổi gây tăng nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, ở tuổi dậy thì tính cách và lối sống dễ đảo lộn khiến tích tụ mỡ thừa nhanh hơn. Do đó cần luôn kiểm soát cân nặng và chiều cao theo biểu đồ tăng trưởng của lứa tuổi.

  • Người trưởng thành

Người trưởng thành có chiều cao gần như ổn định ít thay đổi. Do đó, cân nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến nguy cơ béo phì. Thông thường những đối tượng co BMI trên 25 cơ thể bắt đầu gặp tình trạng thừa cân. Khi BMI trên 30 có thể xác định đây là bệnh nhân béo phì.

2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh béo phì

Bệnh béo phì có khá nhiều nguyên nhân do khách quan lẫn chủ quan. Một người có thể mắc bệnh béo phì do thói quen kém lành mạnh hoặc di truyền. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh béo phì cần lưu ý:

  • Thường xuyên ăn khuya;
  • Ít vận động;
  • Ăn nhiều đồ ăn sẵn và đồ chứa nhiều dầu mỡ;
  • Thực phẩm hàng ngày có lượng đường cao;
  • Ăn nhiều chất béo bão hòa;
  • Ngủ không đủ giấc;
  • Cơ thể rối loạn chuyển hóa;
  • Thường xuyên căng thẳng tâm lý.

Bệnh béo phì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do đó cần tìm hiểu rõ để phòng tránh những thói quen hay ảnh hưởng xấu gây ra bệnh béo phì.

3. Biến chứng của thừa cân béo phì

Bệnh thừa cân béo phì nếu không điều trị sẽ trở thành bệnh mãn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đánh giá của tổ chức y tế, béo phì mãn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch đặc biệt là có thể tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Với bệnh nhân tiểu đường, cơ thể kháng insulin khiến đường huyết tăng làm rối loạn chuyển hóa cũng gây ra thừa cân béo phì. Nguy hiểm hơn thế, bệnh béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường và làm cơ thể suy yếu dẫn đến các cơ quan mất dần chức năng.

Bệnh béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân
Bệnh béo phì có thể gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân

Một số nguy cơ mắc bệnh ung thư được xác định có ảnh hưởng từ bệnh béo phì. Đặc biệt bệnh nhân béo phì dễ mắc bệnh tâm lý nghiêm trọng khiến bệnh trở nên nặng và khó điều trị. Với béo phì do di truyền có thể kiểm soát và điều trị từ nhỏ. Càng can thiệp sớm những biến chứng của bệnh càng giảm. Do đó, thanh thiếu niên nên hết sức chú ý xây dựng lối sống tích cực và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng bệnh.

4. Hướng dẫn kiểm soát bệnh béo phì của WHO

Hướng dẫn về bệnh béo phì ngoài tìm nguyên nhân và biểu hiện bệnh còn có hướng dẫn phòng và kiểm soát bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì. Hướng dẫn về bệnh béo phì của WHO đã đưa ra một số phương pháp giúp cá nhân hay tập thể giảm tối đa ảnh hưởng của căn bệnh này gồm:

  • Hạn chế tinh bột;
  • Giảm đường trong khẩu phần ăn;
  • Sử dụng thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng calo thấp;
  • Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ;
  • Thường xuyên vận động đề thúc đẩy cơ thể trao đổi chất;
  • Tránh xa nguồn chất béo không tốt;
  • Hạn chế ăn mặn và dùng nhiều muối mỗi khi chế biến;
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt và tâm lý có ảnh hưởng lớn đến bệnh béo phì. Hướng dẫn về bệnh béo phì cũng đề cập đến luyện tập và dinh dưỡng để giúp cơ thể phòng bệnh kiểm soát bệnh. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp giảm căng thẳng tinh thần và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì hiệu quả. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

29

Bài viết hữu ích?