Một số hormone bao gồm Leptin, Ghrelin, Insulin, hormone giới tính và hormone tăng trưởng đã được nghiên cứu rộng rãi về vai trò của chúng đối với bệnh béo phì và làm tăng trọng lượng cơ thể. Béo do nội tiết thay đổi là vấn đề được nhiều người quan tâm và đi tìm đáp án. Những kích thích tố này đóng một vai trò trong sự thèm ăn, trao đổi chất, phân phối chất béo trong cơ thể và tăng dự trữ năng lượng dư thừa trong thực phẩm dưới dạng chất béo.
“Nội tiết tố rối loạn gây béo phì có đúng hay không?”. Câu trả lời là có. Sự phân bố chất béo trong cơ thể được điều chỉnh bởi estrogen và androgen (hormone giới tính nữ và nam tương ứng). Trong khi estrogen được tiết ra bởi buồng trứng thì androgen được tạo và tiết ra bởi tinh hoàn.
Ở nam giới và phụ nữ đã mãn kinh, nơi sản xuất estrogen chính là các tế bào mỡ. Estrogen cho phép phân phối chất béo cho phần dưới cơ thể như mông, hông và đùi, bắp chân tạo nên dáng người hình quả lê.
Những thay đổi về nồng độ hormone giới tính sau khi mãn kinh và ở những người béo phì làm thay đổi sự phân bố chất béo. Đàn ông lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, không giống như phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có xu hướng tăng tích trữ mỡ quanh vùng bụng (hình quả táo). Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan như bệnh tim mạch.
Insulin là một hormone được tạo ra bởi tuyến tụy và có tác dụng điều chỉnh mức đường trong máu và quá trình chuyển hóa chất béo. Trong trường hợp mắc béo phì, cơ thể thường trở nên kháng insulin, có nghĩa là mức độ đáp ứng của cơ thể với insulin giảm đi. Điều này dẫn đến mức đường trong máu tăng cao và cơ thể khó khăn trong việc sử dụng đường để cung cấp năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự tích tụ mỡ gây ra tình trạng béo phì do nội tiết tố.
Ghrelin được gọi là "hormone đói", Ghrelin được tạo ra trong dạ dày và có tác dụng kích thích cảm giác đói và tăng cường ăn uống. Khi dạ dày trống rỗng, mức độ ghrelin trong máu tăng lên, gửi tín hiệu đến não bộ để tăng cường cảm giác đói và khao khát thức ăn .Trong một số trường hợp béo phì, mức độ tiết ra ghrelin có thể tăng, gây ra sự thèm ăn và tăng lượng calo tiêu thụ. Điều này có thể đóng góp vào việc tích tụ mỡ và tăng cân không kiểm soát, đây là một trường hợp béo do nội tiết thay đổi rất điển hình.
Leptin là một hormone tiết ra từ mô mỡ và có tác dụng ức chế cảm giác đói. Nhiệm vụ chính của leptin là gửi tín hiệu đến não bộ để cho biết cơ thể đã đầy và không cần thêm thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể bị béo phì, mức độ leptin thường tăng cao. Điều này có thể làm cho cơ thể trở nên kháng leptin và không nhận diện được tín hiệu no, dẫn đến sự ăn uống quá mức và tích tụ mỡ thừa.
Hormone tăng trưởng là một hormone quan trọng có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp protein và tăng trưởng cơ bắp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng trong trường hợp béo phì, mức độ GH thường giảm. Sự giảm này có thể góp phần đến sự béo do nội tiết thay đổi, gây mất cân bằng chất béo trong cơ thể, làm tăng tỷ lệ mỡ và giảm lượng cơ bắp.
Tóm lại, béo phì và nội tiết tố có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nội tiết tố rối loạn sẽ gây béo phì. Sự tương tác giữa các hormone như insulin, ghrelin, leptin và hormone tăng trưởng trong cơ thể có thể góp phần vào quá trình tích tụ mỡ và tăng cân. Hiểu rõ về nội tiết tố rối loạn gây béo phì giúp chúng ta có những phương pháp giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và đạt được thân hình thon gọn, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống cân đối, lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất đều đặn. Nếu bạn gặp vấn đề về béo phì hoặc cân bằng nội tiết tố, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp.
42
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Bị tăng cân do rối loạn nội tiết tố: Làm sao để giảm?
Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì
Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì
Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?
42
Bài viết hữu ích?