Zalo

Đặc điểm của người có sức đề kháng yếu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ thống miễn dịch là lá chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh có hại và các rủi ro môi trường khác. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và suy nhược khác nhau. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch của một số người bị suy yếu hay còn gọi là người có sức đề kháng yếu thì họ có nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Nguyên nhân của sức đề kháng yếu 

Sức đề kháng yếu nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Các nguyên nhân này bao gồm hút thuốc, uống rượu, dinh dưỡng kém, căng thẳng, béo phì, lão hóa, tình trạng bệnh lý (như HIV, tiểu đường, ung thư, nhiễm trùng nghiêm trọng gần đây) hoặc sử dụng các loại thuốc (như steroid, thuốc hóa trị).

Nếu hệ thống miễn dịch hoạt động quá thường xuyên, bạn có thể mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh chàm. Hoặc nếu hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công cơ thể thay vì tư bảo vệ, bạn có thể mắc chứng rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường type 1. Các tình trạng tự miễn dịch khác bao gồm bệnh celiac, lupus, bệnh đa xơ cứng, bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến.

Theo các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sức đề kháng yếu nguyên nhân gây ra ít nhất là 80 bệnh là do các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Chúng đều có thể gây ra tình trạng viêm. 

Sức đề kháng yếu nguyên nhân do tình trạng bệnh lý như tiểu đường
Sức đề kháng yếu nguyên nhân do tình trạng bệnh lý như tiểu đường

2. Đặc điểm của người có sức đề kháng yếu

2.1. Tay lạnh

Tay lạnh là một trong những đặc điểm đặc trưng của người có sức đề kháng yếu. Nếu các mạch máu bị viêm, ngón tay, ngón chân, tai và mũi có thể khó giữ ấm hơn. Da ở những vùng này có thể chuyển sang màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Khi lưu lượng máu quay trở lại, da có thể chuyển sang màu đỏ và đây được gọi là “hiện tượng Raynaud”. Các vấn đề về hệ thống miễn dịch hay sức đề kháng yếu nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng những nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra, bao gồm hút thuốc, một số loại thuốc theo toa và các tình trạng ảnh hưởng đến động mạch của bạn.

2.2. Các vấn đề về tiêu hóa

Nhiều nhà khoa học tin rằng nguyên nhân của hầu hết các bệnh là do hệ tiêu hóa yếu. Các dấu hiệu và triệu chứng của sức đề kháng yếu và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy thường xuyên, táo bón, đầy hơi.

Tiêu chảy kéo dài hơn 2 đến 4 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống miễn dịch đang gây hại cho niêm mạc ruột non hoặc đường tiêu hóa. 

Táo bón cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Nếu nhu động ruột khó đi ngoài, rất cứng hoặc trông giống như được tạo thành từ những viên nhỏ, thì hệ thống miễn dịch có thể đang buộc ruột phải hoạt động chậm lại. Các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa khác bao gồm vi khuẩn, vi rút và các tình trạng sức khỏe khác.

Rối loạn tiêu hóa là một trong những đặc điểm người có sức đề kháng yếu
Rối loạn tiêu hóa là một trong những đặc điểm người có sức đề kháng yếu

2.3. Khô mắt

Nếu cơ thể bị rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ  thì hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể thay vì bảo vệ nó. Nhiều người mắc chứng rối loạn tự miễn dịch nhận thấy họ bị khô mắt. Dấu hiệu của khô mắt có thể là cảm thấy có cát, có sạn như có vật gì đó trong mắt, cảm giác đau, đỏ, chảy mủ hoặc mờ mắt. Một số người nhận thấy họ không thể khóc ngay cả khi buồn bã.

2.4. Mệt mỏi kéo dài

Một đặc điểm khác của người có sức đề kháng yếu là luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc mệt mỏi liên tục dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi tương tự như khi bạn bị cúm, có thể có nghĩa là có điều gì đó đang xảy ra với khả năng phòng vệ của cơ thể bạn. Khi cơ thể bị mệt mỏi kéo dài thì các khớp hoặc cơ cũng có thể bị đau nhức nhiều. 

2.5. Sốt nhẹ

Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, có thể hệ thống miễn dịch đang bắt đầu làm việc quá sức dẫn đến sức đề kháng yếu. Điều đó có thể xảy ra do nhiễm trùng sắp xảy ra hoặc do cơ thể bắt đầu bùng phát tình trạng tự miễn dịch.

2.6. Đau nhức đầu

Một đặc điểm khác của người có sức đề kháng yếu là thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức đầu. Tình trạng này có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch, cụ thể là viêm mạch máu, là tình trạng viêm mạch máu do nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh tự miễn.

2.7. Phát ban đỏ trên da

Da là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi trùng. Vẻ ngoài và cảm giác của da có thể phản ánh sức đề kháng của cơ thể như thế nào. Sức đề kháng suy yếu có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da thường xuyên bị phát ban, viêm, nhiễm trùng hoặc khô da.

Da ngứa, khô, phát ban đỏ là triệu chứng thường gặp của tình trạng viêm. Những người mắc bệnh lupus thường bị phát ban hình con bướm ở mũi và má.

2.8. Rụng tóc thành từng mảng

Đôi khi hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc. Nếu bạn bị rụng tóc trên da đầu, mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể mắc phải tình trạng gọi là rụng tóc từng vùng. Những sợi hoặc từng mảng tóc rụng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lupus mà sức đề kháng yếu nguyên nhân gây ra.

2.9. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại

Đặc điểm của người có sức đề kháng yếu là thường xuyên bị cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác. Người lớn thường bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng từ 2 đến 3 đợt mỗi năm và hồi phục sau 7 đến 10 ngày. Những người có sức đề kháng yếu có xu hướng bị bệnh thường xuyên và có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Nếu bạn cần dùng thuốc kháng sinh nhiều hơn hai lần một năm hoặc bốn lần mỗi năm đối với trẻ em điều đó có nghĩa là cơ thể có thể không tự mình tấn công tốt vi trùng.

Những cảnh báo người có sức đề kháng yếu khác có thể là nhiễm trùng xoang mãn tính, bị bệnh nhiễm trùng tai hơn 4 lần trong một năm đối với bất kỳ đối tượng nào trên 4 tuổi hoặc bị viêm phổi nhiều lần.

2.10. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Những người bị rối loạn tự miễn dịch đôi khi có phản ứng dị ứng với tia cực tím (UV) được gọi là viêm da do ánh sáng. Đặc điểm này có thể bao gồm tình trạng phồng rộp, phát ban hoặc có vảy sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay cảm giác bị ớn lạnh, đau đầu hoặc buồn nôn.

2.11. Khó nuốt

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa thức ăn xuống, thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày) có thể bị sưng hoặc quá yếu để có thể hoạt động bình thường. Một số người có cảm giác như thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực. Những người khác bịt miệng hoặc nghẹt thở khi nuốt. Một trong những nguyên nhân có thể là do sức đề kháng có vấn đề.

2.12. Thay đổi cân nặng không giải thích được

Bạn thấy mình tăng cân thêm nhiều mặc dù thói quen ăn uống và tập luyện không hề thay đổi hoặc con số trên cân của bạn có thể giảm mà không có lý do rõ ràng. Điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp đang bị tổn thương do một bệnh tự miễn dịch.

2.13. Vàng da, vàng mắt

Người có sức đề kháng yếu có thể gặp tình trạng vàng da, vàng mắt. Điều này có thể có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang tấn công và phá hủy các tế bào gan khỏe mạnh dẫn đến một tình trạng gọi là viêm gan tự miễn.

Ngay khi phát hiện bản thân có dấu hiệu sức khỏe đề kháng yếu, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn ngừa các mối nguy hại cho sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn bài tập cho da mặt chảy xệ được cải thiện

Hướng dẫn bài tập cho da mặt chảy xệ được cải thiện

Da mặt chảy xệ phải làm sao cho đỡ?

Da mặt chảy xệ phải làm sao cho đỡ?

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

Cách phục hồi làn da bị lão hóa sớm

Cách phục hồi làn da bị lão hóa sớm

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

13

Bài viết hữu ích?