Zalo

Cơ thể hay bị bầm tím là thiếu vitamin gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vết bầm tím trên da là tình trạng các mạch máu bị vỡ làm hồng cầu thoát ra khỏi lòng mạch và tích tụ dưới da. Nguyên nhân của tình trạng dễ bầm tím có thể do tuổi tác, bệnh lý, một số loại thuốc hoặc thiếu vitamin và khoáng chất. Vậy hay bị bầm tím là thiếu vitamin gì và hay bị bầm tím thiếu chất gì?

1.Vì sao cơ thể dễ bầm tím? Cơ thể hay bị bầm tím là thiếu vitamin gì?

Vết bầm tím trên da là tình trạng các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, cơ quan và các mô của cơ thể bị vỡ. Nguyên nhân mạch máu bị vỡ có thể do tổn thương hay suy yếu thành mạch khiến hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu và thoái hóa, gây nên tình trạng xuất hiện các mảng bầm tím, vàng và xanh dương trên da. Tình trạng này thường được gọi là xuất huyết trên da.

Nguyên nhân khiến cơ thể dễ bầm tím, bao gồm:

  • Tuổi tác: Bạn có thể xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể hơn khi bạn già đi. Càng lớn tuổi bạn sẽ dần dần mất đi lớp mỡ dưới da, mạch máu của bạn yếu đi và có thể dễ dàng bị thương vì ít khả năng bảo vệ hơn khi va chạm vào bàn ghế.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen và thuốc làm loãng máu có thể cản trở khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể. Một số loại kháng sinh cũng có thể khiến bạn dễ bị bầm tím. Ngoài ra, các loại thuốc khác như steroid có thể làm cho da bạn mỏng hơn và dễ bị bầm tím hơn.
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Cháy nắng, bong da và nguy cơ ung thư da không phải là mối nguy hiểm duy nhất khi bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Việc phơi nắng quá nhiều năm có thể làm suy yếu thành mạch máu của bạn khiến mạch máu dễ bị tổn thương dẫn đến bầm tím.
  • Tập thể dục cường độ cao: Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng một buổi tập cường độ cao có thể khiến bạn không chỉ bị đau cơ mà có thể bị rách mạch máu khi gắng sức hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Điều này có thể dẫn đến chảy máu dưới da và xuất hiện những vết bầm tím trên da.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao. Theo thời gian, lượng đường cao trong máu không được kiểm soát có thể làm hỏng mạch máu của bạn dẫn đến bạn dễ bị bầm tím hơn.
  • Rối loạn đông máu: Trong một số trường hợp, tình trạng xuất hiện những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy máu của bạn không thể hoạt động tốt. Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, nghĩa là cơ thể không tạo ra đủ protein giúp đông máu. Khi cơ thể thiếu những protein này thì cơ thể dễ dàng bị bầm tím. Bệnh máu khó đông thường đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh và suy nhược.
  • Uống quá nhiều rượu: Nếu bạn uống rượu thường xuyên và bắt đầu xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt như bình thường. Nếu gan của bạn bị tổn thương, gan sẽ không tạo ra đủ protein để giúp máu đông lại làm xuất hiện những vết bầm tím trên da.
  • Ung thư: Trong một số ít trường hợp, vết bầm tím trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu. Với bệnh ung thư bạch cầu cơ thể bạn sẽ tạo ra rất nhiều tế bào bạch cầu và những tế bào này sẽ lấn át những tế bào máu khác làm chúng không hoạt động được bình thường. Điều này dẫn đến xuất hiện những vết bầm tím trên da.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì hay bị vết bầm tím trên da có thể do không cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Vậy hay bị bầm tím là thiếu vitamin gì và hay bị bầm tím thiếu chất gì?

  • Thiếu vitamin C: Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tạo ra collagen, một loại protein quan trọng giúp mạch máu của bạn khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể từ chế độ ăn uống thì bạn có thể nhận thấy rằng mình dễ bị bầm tím trên da.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có thể không được chú ý nhiều như một số loại vitamin khác nhưng vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu trong cơ thể và củng cố thành mao mạch. Nếu cơ thể thiếu vitamin K các mao mạch có thể bị vỡ làm xuất hiện tình trạng bầm tím trên da. 
  • Thiếu sắt: Sắt là một khoáng chất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khi không được cung cấp đủ sắt, cơ thể có thể không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu dẫn đến bệnh lý thiếu máu thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể làm giảm quá trình đông máu. Ngoài việc không tạo đủ tế bào hồng cầu thì việc sản xuất tiểu cầu cũng có thể giảm. Tiểu cầu là bước đầu tiên trong quá trình đông máu, do đó việc giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến da dễ bị bầm tím hơn.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi dễ bầm tím thiếu vitamin gì là vitamin C và vitamin K. Bên cạnh đó, thiếu sắt cũng góp phần gây ra tình trạng bầm tím trên da.

Hay bị bầm tím trên da có thể do cơ thể thiếu vitamin C
Hay bị bầm tím trên da có thể do cơ thể thiếu vitamin C

2.Cách phân biệt vết bầm tím do thiếu chất với bầm tím do các bệnh lý

Câu hỏi hay bị bầm tím là thiếu vitamin gì và hay bị bầm tím thiếu chất gì đã có câu trả lời. Vậy cách phân biệt vết bầm tím do thiếu chất với bầm tím do các bệnh lý như thế nào? 

Cơ thể hay bị bầm tím do thiếu vitamin C, vitamin K và sắt thường sẽ tự biến mất sau một vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím. Khi bạn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì tình trạng vết bầm tím trên da sẽ không xuất hiện nữa.

Trong khi đó, vết bầm tím do bệnh lý thường ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Bên cạnh dấu hiệu bầm tím trên da, bạn có thể gặp một số triệu chứng như sốt, gầy sụt cân, nôn ói, đau nhức khắp người và cực kỳ mệt mỏi. Đặc biệt, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi vết bầm tím trên da có những đặc điểm sau:

  • Vết bầm tím xuất hiện không có lý do và không tự khỏi sau vài tuần.
  • Vết bầm tím xuất hiện ở những vị trí bất thường như thân, lưng hoặc mặt.
  • Vết bầm tím nằm thành từng cụm rải rác trên các vùng khác nhau của cơ thể.
  • Có những vết bầm tím tái phát nhiều lần.

Vết bầm tím có những đặc điểm trên có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các loại rau lá xanh chứa hàm lượng cao vitamin K, vitamin C và sắt
Các loại rau lá xanh chứa hàm lượng cao vitamin K, vitamin C và sắt

3.Cách bổ sung dưỡng chất cải thiện tình hình vết bầm tím trên da

Sau khi biết được dễ bầm tím thiếu vitamin gì thì để cải thiện tình hình bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin K và sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm bổ sung. Một số loại thực phẩm cung cấp vitamin C, vitamin K và sắt cho cơ thể, bao gồm:

3.1 Dứa

Bên cạnh việc chứa hàm lượng cao vitamin C giúp hỗ trợ quá trình sản xuất collagen cho cơ thể, dứa còn có lợi cho việc điều trị vết bầm tím trên da. Nguyên nhân là do dứa chứa hàm lượng cao bromelain, một hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm sưng và ngăn máu đông. Bromelain cũng có khả năng giúp tiêu sợi huyết, hỗ trợ quá trình lành vết thương và cải thiện tuần hoàn máu.

3.2 Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau cải xanh, rau bina, bắp cải và rau diếp là những nguồn giàu vitamin K, vitamin C, sắt, folate và chất xơ. Vì vậy, bổ sung các loại rau lá xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các vết bầm tím trên da mà còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.

3.3 Súp lơ

Súp lơ trắng được biết đến với công dụng hỗ trợ giảm cân nhưng cũng cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao vitamin K, sắt, choline và chất xơ.

Một chén súp lơ sống sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 15.5 mcg vitamin K và một chén súp lơ luộc cung cấp cho cơ thể 17.1 mcg vitamin K.

3.4 Thực phẩm lên men

Một nguồn vitamin K tốt cho cơ thể là thực phẩm lên men như phô mai, dưa cải, miso và natto. Hơn nữa, những thực phẩm này chứa hàm lượng cao vitamin K2, được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ vôi hóa mạch vành và bệnh tim mạch.

3.5 Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Trái cây và các loại rau củ tươi rất giàu vitamin C, đặc biệt là những loại thực phẩm sau:

  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C cho cơ thể. Một quả chanh cung cấp khoảng 77mg vitamin C và một quả cam cung cấp 70mg vitamin C cho cơ thể.
  • Ổi là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất. Một quả ổi cung cấp cho cơ thể hơn 100mg vitamin C.
  • Dâu tây không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp một lượng vitamin C đáng kể cho cơ thể. 100g dâu tây cung cấp cho cơ thể khoảng 59mg vitamin C.
  • Cà chua không chỉ chứa hàm lượng cao vitamin C mà còn cung cấp lycopene chất chống oxy hóa cho cơ thể.
  • Đu đủ cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết, trong đó có vitamin C. 100g đu đủ sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 62mg vitamin C.
  • Ớt chuông được xem là thực phẩm giàu vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin B6 và kali. Vì vậy, bổ sung ớt chuông vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể ngăn ngừa tình trạng vết bầm tím trên da.
  • Kiwi cũng là loại trái cây chứa nhiều vitamin C mà bạn không thể bỏ qua. 100g kiwi cung cấp cho cơ thể khoảng 93mg vitamin C.

Tóm lại, bài viết đã cho chúng ta biết được hay bị bầm tím thiếu chất gì và dễ bầm tím thiếu vitamin gì. Vết bầm tím trên da có thể xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin C, vitamin K và sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng vết bầm tím trên da cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư, rối loạn đông máu và xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Để ngăn ngừa tình trạng vết bầm tím do thiếu chất thì bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K và sắt như rau cải xanh, súp lơ và các loại trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để nâng cao sức khỏe tổng thể, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp tái tạo năng lượng hoàn toàn mới.

Liệu pháp giúp bổ sung các vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch, cung cấp toàn diện vitamin, khoáng chất, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Đây là giải pháp tăng cường sức khoẻ tổng thể từ cấp độ tế bào chuẩn y khoa từ Mỹ.

Nhờ đó, các vi hoạt chất được hấp thụ 100% vào máu thông qua đường truyền tĩnh mạch, lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể, nâng cao miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

190

Bài viết hữu ích?