Zalo

Béo phì có làm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nguy hiểm hơn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở. Béo phì được chứng minh là một trong những yếu tố góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vậy bị COPD kèm béo phì có sao không?

1. Béo phì và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có liên quan với nhau không?

Béo phì và COPD có mối quan hệ phức tạp với nhau, một số nghiên cứu đã xác định béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng béo phì, đồng thời béo phì có thể khiến cho quá trình hít thở của bệnh nhân COPD trở nên khó khăn hơn.

Vậy béo phì ảnh hưởng đến bệnh nhân COPD như thế nào?

1.1. Khó thở

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây tổn thương phổi, do đó nhiều bệnh nhân COPD có thể gặp triệu chứng khó thở vì phổi của họ không thể hoạt động bình thường.

Béo phì có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở. Nguyên nhân là do quá nhiều chất béo tích tụ xung quanh phổi có thể khiến phổi hoạt động khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.

Tình trạng khó thở do béo phì có thể không đáp ứng với các biện pháp can thiệp COPD. Do đó, cách giúp bạn thở tốt hơn là giảm lượng chất béo xung quanh phổi bằng cách kiểm soát cân nặng.

1.2. Suy giảm chức năng phổi

Một số nghiên cứu cho thấy béo phì có tác động tiêu cực đến bệnh COPD. Áp lực và sự co thắt do tích tụ mỡ quanh tim, phổi và thành ngực làm thay đổi cách thức hoạt động bình thường của các cơ quan này. Điều này có thể làm cho tình trạng hô hấp của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

1.3. Bệnh lý kèm theo

Béo phì được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD như tăng huyết áp, viêm xương khớp, bệnh tiểu đường và suy tim sung huyết. 

béo phì và copd
Béo phì là một yếu tố góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nguồn ảnh: Internet

2. Béo phì có làm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nguy hiểm hơn không?

Nhiều người bệnh thắc mắc bị COPD kèm béo phì có sao không? Câu trả lời cho câu hỏi này là tình trạng béo phì ở bệnh nhân COPD có thể khiến cho bệnh lý này trở nên nguy hiểm hơn vì một số lý do sau đây:

2.1. Giảm khả năng hô hấp

Béo phì làm tăng áp lực lên cơ hoành, cơ chính tham gia vào quá trình hô hấp. Sự tích tụ mỡ ở vùng bụng và ngực có thể làm hạn chế sự di chuyển của cơ hoành, làm giảm khả năng giãn nở của phổi và giảm dung tích phổi. Điều này dẫn đến khó thở và giảm khả năng hô hấp của bệnh nhân COPD.

2.2. Tăng khối lượng công việc cho tim

Béo phì thường đi kèm với các bệnh tim mạch như cao huyết áp và bệnh tim mạch như suy tim. Những bệnh lý này làm tăng khối lượng công việc cho tim và khi kết hợp với COPD sẽ làm cho tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và cung cấp oxy cho tế bào và mô trong cơ thể. Hậu quả của tình trạng này là làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân COPD.

2.3. Tăng tình trạng viêm và kháng insulin

Béo phì là một trạng thái viêm mạn tính, có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong phổi ở bệnh nhân COPD, dẫn đến các triệu chứng diễn tiến xấu hơn và nguy cơ bùng phát đợt cấp cao hơn. Hơn nữa, béo phì thường đi kèm với kháng insulin và tiểu đường, làm tăng nguy cơ biến chứng và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

2.4. Khó khăn trong quá trình điều trị

Béo phì có thể làm phức tạp việc điều trị COPD. Liều lượng thuốc có thể cần được điều chỉnh và sự tích tụ mỡ thừa sẽ khiến việc sử dụng máy thở hoặc các thiết bị hỗ trợ hô hấp trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, béo phì có thể làm giảm hiệu quả trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng phổi, trong khi đây là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh COPD.

2.5. Suy giảm chất lượng cuộc sống

Béo phì và COPD đều góp phần làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân do giảm khả năng vận động, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi và khó thở. Sự kết hợp của hai yếu tố này có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng và giảm khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày, dẫn đến trầm cảm và rối loạn lo âu.

3. Cách kiểm soát béo phì ở bệnh nhân COPD

Một số biện pháp giúp kiểm soát béo phì ở bệnh nhân COPD, bao gồm:

3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở bệnh nhân COPD. Người bệnh COPD cần duy trì một số thói quen sau:

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Bệnh nhân béo phì và COPD nên tuân thủ theo chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây, rau xanh, protein nạc và các loại hạt. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Theo dõi và kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đảm bảo lượng calo vào không vượt quá lượng calo tiêu thụ.
  • Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Lựa chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để đảm bảo cơ thể nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
béo phì và copd
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh góp phần kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân béo phì và COPD.  Nguồn ảnh: Internet

3.2. Hoạt động thể chất

Một số bài tập mà người bệnh mắc béo phì và COPD có thể áp dụng để giảm cân và cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Tập luyện hô hấp: Các bài tập hô hấp như thở bụng và thở mím môi có thể giúp cải thiện chức năng phổi và tăng cường sự bền bỉ.
  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân nên bắt đầu từ mức độ thấp và tăng dần cường độ tập luyện.
  • Phục hồi chức năng phổi: Chương trình phục hồi chức năng phổi có thể giúp cải thiện khả năng hô hấp và tăng cường sức mạnh cơ bắp.

3.3. Duy trì lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp người bệnh béo phì và COPD giảm cân hiệu quả mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Người bệnh béo phì và COPD nên duy trì một số thói quen sau:

  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm nặng thêm tình trạng COPD và gây hại cho sức khỏe tổng thể. Việc bỏ thuốc lá là một bước quan trọng để cải thiện chức năng phổi và kiểm soát cân nặng.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến việc ăn uống không kiểm soát và tăng cân. Các biện pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga và các hoạt động thư giãn khác có thể hữu ích cho bệnh nhân béo phì và COPD.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng tốt rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và quá trình quản lý cân nặng ở người bệnh.

3.4. Hỗ trợ tâm lý và xã hội

Người bệnh béo phì và COPD cũng rất cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình và mọi người xung quanh. Do đó, tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho bệnh nhân béo phì và COPD có thể cung cấp sự động viên và chia sẻ kinh nghiệm từ những người cùng hoàn cảnh.

Đôi khi, bệnh nhân béo phì và COPD sẽ cần sự hỗ trợ tâm lý để vượt qua các khó khăn trong việc thay đổi lối sống và duy trì động lực.

3.5. Giải pháp giảm béo tiêu hao mỡ

Bên cạnh những biện pháp kiểm soát cân nặng như trên, bệnh nhân béo phì và COPD có thể kết hợp với giải pháp giảm béo tiêu hao mỡ để đạt được hiệu quả giảm cân nhanh và bền vững hơn. Giải pháp giảm béo tiêu hao mỡ là một phương pháp giảm cân đa trị liệu. 

Khi thực hiện liệu trình này người bệnh truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Đồng thời, các chuyên gia sẽ tư vấn chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp với từng người bệnh. Nhờ đó, liệu pháp này sẽ giúp người bệnh béo phì và COPD đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Bài viết đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi bị COPD kèm béo phì có sao không. Béo phì không chỉ là yếu tố góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn khiến bệnh COPD trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh COPD cần kiểm soát cân nặng để giảm thiểu những tác động tiêu cực của béo phì đến sức khỏe. Người bệnh béo phì và COPD cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh và kết hợp cùng liệu pháp giảm béo tiêu hao mỡ để đạt hiệu quả giảm béo nhanh và bền vững.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp Drip FIT. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình Drip FIT sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Tài liệu tham khảo: Healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Cách áp dụng thực đơn Eat Clean giảm cân 14 ngày

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

Chế độ ăn kiêng Low-Carb để giảm cân trong 2 tuần

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

3

Bài viết hữu ích?

GIẢI PHÁP TIÊU HAO MỠ - QUẢN TRỊ CÂN NẶNG CẤP ĐỘ TẾ BÀO DÀNH CHO NGƯỜI TỪNG GIẢM CÂN THẤT BẠI. ĐỘC QUYỀN TỪ DRIP HYDRATION (MỸ)

Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, triệt tiêu mỡ thừa đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Không xâm lấn - không hút - không tác động sâu, các hoạt chất được bổ sung trực tiếp vào cơ thể người dùng qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Liệu trình được thiết kế khoa học cho từng người với tổng thời gian trị liệu chỉ khoảng 8H sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng, săn chắc đầy trẻ trung.