Zalo

Hướng dẫn chiến lược kiểm soát cân nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kiểm soát cân nặng là 1 trong những phương pháp quan trọng nhằm duy trì sức khoẻ tổng thể ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người đang bị thừa cân béo phì. Cân nặng giữ ở mức ổn định không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch mà còn giúp cải thiện huyết áp, ngăn chặn nguy cơ đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá. Vậy một chiến lược kiểm soát cân nặng phù hợp là như thế nào?

1. Vì sao việc kiểm soát cân nặng lại quan trọng?

Việc kiểm soát cân nặng không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân nào mà có rất nhiều người trưởng thành cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Việc tăng thêm trọng lượng cơ thể quá mức cho phép làm gia tăng một số tình trạng bệnh tật như đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, bệnh thận và ung thư.

Vì vậy, cách kiểm soát cân nặng hiệu quả như ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm cân và sẽ giảm cơ hội phát sinh các tình trạng sức khỏe liên quan đến cân nặng.

Kiểm soát cân nặng góp phần hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe

Một người sẽ tăng cân khi hấp thụ nhiều calo thông qua chế độ ăn hơn là sử dụng calo từ các hoạt động hay vận động hàng ngày. Vì vậy, có thể nói các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới cách kiểm soát cân nặng có thể kể đến như:

Môi trường sống

  • Gia đình, cộng đồng và cả nơi làm việc đều có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát cân nặng của bạn.
  • Bạn có thể tiêu thụ thực phẩm kém lành mạnh hơn vì chi phí cho các loại thức ăn này thường thấp và có thể chi trả được khi không có đủ ngân sách cho việc ăn uống.
  • Nhiều người ít hoạt động thể chất hơn vì dành nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử.

Gia đình

  • Thừa cân béo phì còn có xu hướng di truyền trong gia đình. Hơn nữa các gia đình này có xu hướng chia sẻ thói quen ăn uống và lối sống như ít vận động và dành nhiều thời gian ngồi xem TV hoặc sử dụng máy tính.

Thiếu ngủ

  • Những người ngủ không đủ giấc cũng có thể ăn nhiều calo hơn và ăn vặt nhiều hơn.

Cảm xúc

  • Một số người tiêu thụ nhiều thức ăn hơn khi gặp phải trạng thái cảm xúc tiêu cực, buồn chán hoặc căng thẳng ngay cả khi họ không đói.

Do thuốc và tình trạng sức khoẻ

  • Một số loại thuốc như steroid và các thuốc chống trầm cảm có thể dẫn tới tăng cân. Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe mãn tính cũng có thể gây ra tăng cân như hội chứng Cushing hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

3. Hướng dẫn chiến lược về kiểm soát cân nặng

Để quản lý và kiểm soát cân nặng hiệu quả cần có một chiến lượng toàn diện nhằm quản lý cân nặng trên cơ sở khoa học, cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Tăng cường protein thực vật có hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng, hạn chế cảm giác thèm ăn và kiểm soát cơn đói tốt hơn. Protein thực vật còn giúp đốt cháy nhiều năng lượng và giúp cơ thể mau no cũng như no lâu hơn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ từ rau quả giúp giảm mỡ xấu trong máu, điều hoà đường huyết và giúp người sử dụng nhanh có cảm giác no hơn.
  • Không loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn vì vẫn có khoảng 45% calo của cơ thể đến từ carbohydrate. Một chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ quản lý cân nặng lành mạnh mà vẫn duy trì đầy đủ chất bột đường mỗi ngày giúp đảm bảo nguồn dưỡng chất thiết yếu có trong các loại thực phẩm này như chất xơ và canxi..
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều calo, muối, đường và chất béo.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Tìm các phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn như sử dụng các loại dầu có lợi cho sức khỏe để nấu ăn hoặc nướng thức ăn thay vì chiên.

Tăng cường hoạt động thể chất

  • Các chuyên gia khuyến cáo chung cho người trưởng thành nên có 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần.
  • Các bài tập aerobic có thể giúp tăng sử dụng các nhóm cơ lớn (ngực, chân và lưng) để tăng nhịp tim và nhịp thở.
  • Các bài tập gym có thể giúp tăng cường cơ bắp thông qua các hoạt động rèn luyện sức mạnh, đẩy hoặc kéo tạ.

Kỷ luật trong kiểm soát cân nặng

  • Việc không có kế hoạch giảm cân cụ thể dễ dẫn tới tình trạng thiếu quyết tâm và thiếu kiên nhẫn khiến việc quản lý cân nặng dễ thất bại. Để khắc phục điều này có thể đưa ra thời gian giảm cân phù hợp như 30 hay 60 ngày cho bản thân sau khi đã nắm được trọng lượng cơ thể và kiểm tra mức cân nặng chuẩn. Có thể lập các nhóm giảm cân để tạo động lực khiến cho giảm và duy trì cân nặng hiệu quả hơn.
  • Phải thường xuyên theo dõi và ghi nhận diễn tiến của cân nặng so với kế hoạch.
  • Luôn cố gắng ngủ đủ giấc, kiểm soát tâm trạng và cảm xúc để hạn chế cảm giác thèm ăn
Xây dựng một chiến lược kiểm soát cân nặng càng chi tiết càng dễ đạt hiệu quả

Tóm lại, 1 chiến lượng kiểm soát cân nặng chỉ có thể thành không khi bạn hiểu rõ các đặc điểm thể chất của bản thân và biết những điểm hạn chế cần thay đổi. Nếu việc thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh hay tập luyện không giúp việc giảm cân có hiệu quả thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc hỗ trợ giảm cân. Sau khi đã đạt được cân nặng mong muốn có thể tái khám và tư vấn về việc ngưng sử dụng thuốc và duy trì lối sống lành mạnh nhằm duy trì cân nặng.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

14 cách để giảm cân sau tuổi 40

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Thường xuyên ăn miến có giảm béo không?

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

Những chế độ ăn giảm cân tốt nhất

96

Bài viết hữu ích?