Zalo

Bệnh gút và giảm cân: Những điều bạn cần biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tỷ lệ mắc bệnh gút ngày càng gia tăng và một trong những nguyên nhân gây bệnh chính là thói quen ăn uống không hợp lý với hàm lượng chất đạm quá nhiều. Vì vậy việc thiết lập kế hoạch ăn uống và luyện tập cho người mắc bệnh gout có vai trò quan trọng giúp duy trì cân nặng, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy áp dụng kế hoạch này như thế nào để giúp người bệnh gout có thể giảm cân và nâng cao chất lượng cuộc sống?

1. Mối liên quan giữa bệnh gout với chế độ ăn và trọng lượng cơ thể

Bệnh gút là một dạng viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp, thường là ngón chân cái. Ước tính có khoảng 3–6% nam giới và 1–2% phụ nữ mỗi năm ở các nước phương Tây bị bệnh gút. Tình trạng này xảy ra khi một chất thải phụ được gọi là urê tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tăng axit uric máu. Nguyên nhân là do sản xuất quá nhiều urê hoặc cơ thể không có khả năng bài tiết urê qua nước tiểu.

Mặc dù yếu tố di truyền đóng một vai trò lớn trong bệnh gút, nhưng các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống và cân nặng.

Một số yếu tố di truyền và lối sống có thể làm tăng nguy cơ tăng axit uric máu chẳng hạn như:

  • Di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Chẳng hạn, những người có thay đổi đối với một số gen nhất định, chẳng hạn như gen ABCG2 và SLC2A9, có nguy cơ tăng axit uric máu cao hơn.
  • Thừa cân/béo phì: Trọng lượng cơ thể cao có thể làm tăng nồng độ urê, do đó làm tăng nguy cơ tăng axit uric máu. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và các tình trạng sức khỏe mãn tính khác, điều này có thể góp phần làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Nội tiết tố: Đàn ông có nhiều khả năng có nồng độ urê cao hơn, vì estrogen thứ mà phụ nữ có nhiều hơn  có thể mang lại tác dụng bảo vệ.
  • Một số tình trạng sức khỏe: Bệnh tim, tiểu đường loại 2, bệnh thận, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu purin (đặc biệt là thịt và hải sản đã qua chế biến) và xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút do làm tăng nồng độ urê.
  • Rượu: Uống rượu có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, aspirin trẻ em, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc hóa trị, có thể làm tăng nồng độ urê.
Chế độ ăn uống và cân nặng có thể nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Mặc dù các yếu tố này có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng bệnh gút có tính di truyền. Vì vậy, ngoài việc điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh gút phải giảm cân vẫn có vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng bệnh. Việc giảm cân ở người gút sẽ liên quan đến thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen sinh hoạt lành mạnh. 

2.  Cách thực hiện giảm cân cho người bệnh gút an toàn

Nếu muốn giảm cân để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh gút, điều quan trọng là phải thực hiện hoạt động này một cách an toàn và lành mạnh. Có nghĩa là bạn nên bỏ qua các chế độ ăn kiêng theo xu hướng,  bởi vì nó có thể dẫn đến các thách thức về sức khỏe, thiếu hụt chất dinh dưỡng cùng các vấn đề về trao đổi chất và các tác động khác.

Để giảm cân bền vững, hãy cố gắng áp dụng những thói quen mà bạn có thể tiếp tục tuân theo trong thời gian dài, chẳng hạn như: ăn ít thực phẩm chế biến, nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn ăn ngoài; tiêu thụ nhiều rau và trái cây, tập thể dục đều đặn, sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc…

Các cách khác để kiểm soát các triệu chứng bệnh gút, bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin: Thực phẩm chứa nhiều purin có thể làm tăng nồng độ urê. Đặc biệt, các loại thịt đỏ, nội tạng và thịt thú săn đã qua chế biến kỹ, hải sản thường liên quan đến bệnh gút. Kiểm tra những lời khuyên này để tuân theo chế độ ăn ít purine.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao: Đồ uống có đường và các thực phẩm khác có chứa xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao có thể làm cho các triệu chứng bệnh gút trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế thêm đường trong chế độ ăn uống của mình.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu: Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người bị bệnh gút (và dân số nói chung) nên hạn chế hoặc tránh uống rượu vì những tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe.
  • Duy trì hoạt động: Mặc dù mối quan hệ giữa bệnh gút và hoạt động thể chất vẫn chưa rõ ràng, nhưng tập thể dục có thể giúp bạn giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác. Tất cả những tác dụng này có thể giúp bạn kiểm soát bệnh gút.
  • Quản lý các bệnh mãn tính khác: Các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tim và tiểu đường, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút.
Có nhiều phương pháp giảm cân cho người bệnh gút an toàn

Bệnh gút là một dạng viêm khớp có thể do di truyền hoặc các yếu tố lối sống. Mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng nhưng thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút và tái phát các đợt bùng phát. Vì vậy, giảm cân có thể có lợi cho một số người. Tuy nhiên, bệnh gút có tính di truyền và có thể không liên quan đến cân nặng hoặc thói quen sinh hoạt. Nếu muốn kiểm soát các triệu chứng bệnh gút, có thể làm những việc chẳng hạn như ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin, tránh uống rượu và kiểm soát bất kỳ tình trạng mãn tính nào khác mà bạn có thể mắc phải. Đặc biệt giảm cân cũng là một trong những cách hiệu quả để giúp bạn đẩy lùi bệnh gút và các vấn đề bệnh lý mạn tính khác một cách hiệu quả. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, tập luyện thì áp dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng cũng là một cách giảm cân bền vững cho người thừa cân, béo phì. Khi phương pháp này sử dụng dịch truyền gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C để truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, ngay lập tức chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP. Đây là loại năng lượng cần cho việc thực hiện các hoạt động của tế bào và giúp hồi phục các cơ quan. Năng lượng ATP đồng thời giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, trước thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe, tầm soát bệnh nền, đo chỉ số mỡ… để đánh giá tình trạng thừa cân cũng như thiết kế về chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cho từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

Các bài tập tốt nhất cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Các bài tập tốt nhất cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

13

Bài viết hữu ích?