Zalo

Ăn quá nhiều: Nguyên nhân, triệu chứng & cách ngăn chặn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn hay thói quen ăn quá nhiều vượt quá nhu cầu của cơ thể có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là cân nặng. Về lâu dài, việc ăn quá nhiều có thể tạo thành một thói quen xấu, thậm chí gây ra những rối loạn ăn uống rất khó chữa trị. Vậy ăn quá nhiều là gì, ăn quá nhiều có phải là ăn vô độ không?

1. Ăn quá nhiều là gì?

Ăn quá nhiều là tiêu thụ nhiều thức ăn hơn mức bạn cần và nhiều hơn mức mà cơ thể bạn có thể sử dụng để tạo ra năng lượng. Nếu trở thành thói quen, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và rối loạn ăn uống. Tuy nhiên bạn cần phải biết rằng việc ăn quá nhiều không giống định nghĩa ăn vô định. Các bác sĩ cũng khẳng định rằng ăn quá nhiều không phải là chứng rối loạn ăn uống vô độ. Bất kỳ ai cũng có thể thỉnh thoảng ăn quá nhiều và điều đó không có nghĩa là bạn mắc chứng rối loạn ăn uống.

2. Nguyên nhân của việc ăn uống vô độ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen ăn quá nhiều, một số liên quan đến bản thân thực phẩm mà bạn tiêu thụ, một số khác lại liên quan đến lý do hoặc thời điểm chúng ta ăn. Nguyên nhân của việc ăn quá nhiều bao gồm:

  • Căng thẳng: Thèm ăn do tâm lý căng thẳng là một trong những nguyên nhân thường gặp có thể khiến bạn ăn quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định rằng bạn có xu hướng ăn nhiều hơn khi căng thẳng, hoặc nếu đang có tâm trạng không tốt, mệt mỏi, buồn chán hoặc buồn bã. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone gọi là cortisol. Hormone này có thể khiến bạn thèm đồ ăn nhiều đường, chất béo hoặc muối. Việc ăn quá nhiều khiến não giải phóng endorphin, là loại hormone tạo cảm giác dễ chịu. Việc ăn quá nhiều chỉ để cảm thấy vui hay tạo cảm giác ngon miệng không nhất thiết là vì đói, đấy chính là ăn quá nhiều.
Căng thẳng có thể khiến bạn ăn quá nhiều
Căng thẳng có thể khiến bạn ăn quá nhiều
  • Mệt mỏi: Ngoài căng thẳng thì cảm giác mệt mỏi đi kèm với đói bụng cũng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mức bình thường. Những thời điểm chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi và đói bụng nhất là sau giờ làm việc hoặc sau khi luyện tập thể dục.
  • Thực phẩm ưa thích: Ai cũng có những thực phẩm mà bản thân ưa thích thậm chí là đam mê, khiến ta khó lòng kiềm chế được cơn thèm ăn khi tiếp xúc với chúng. Một khi đã ăn thì khó có thể ngừng lại. Các loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ như khoai tây chiên, pizza, chocolate và kem là những thực phẩm phổ biến có thể tạo ra thói quen ăn quá nhiều.
  • Thực phẩm chế biến nhiều: Tiếp xúc với những loại thực phẩm được chế biến công phu, bắt mắt, các thực phẩm chứa nhiều gia vị như ngọt, mặn, mùi thơm, hay chỉ đơn giản là những thực phẩm chiên, xào, nướng… là nguyên nhân có thể khích bạn ăn thỏa thích và tiếp tục ăn ngay cả khi bạn không đói.
  • Thời gian ăn uống trong ngày: Ngoài những buổi chính trong ngày, thói quen ăn uống vào buổi tối, đặc biệt là đêm khuya thường có khả năng khiến bạn ăn uống nhiều hơn. Ngoài ra, một số người còn khẳng định rằng họ cảm thấy ngon miệng và mong muốn ăn uống nhiều hơn vào thời điểm đêm muộn.
  • Môi trường: Chúng ta thường ăn quá nhiều vào những bữa tiệc với gia đình và bạn bè vào các ngày lễ, cho các sự kiện thể thao, các dịp kỷ niệm như sinh nhật… Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả những người bạn thân nhất cũng có thể trở thành “kẻ thù” trong chế độ ăn kiêng của bạn.
  • Đĩa thức ăn lớn: Sử dụng những đĩa đồ ăn lớn hay bát lớn, tuy là một điều bình thường nhưng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn, hay nói cách khác những vật dụng ăn uống này khiến bạn ăn những phần lớn hơn.
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc khi uống vào có thể gây ra tác dụng phụ khiến bạn ăn nhiều hơn như Corticoid, các thuốc kháng histamin, thuốc durabolin, một số loại thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần hay chống động kinh…
  • Bệnh tật: Một số loại bệnh tật có thể khiến bạn ăn quá nhiều như hội chứng tiền kinh nguyệt, trầm cảm không điển hình, hội chứng Prader-Willi (PWS) và hội chứng Kleine-Levin…

3. Triệu chứng của việc cơ thể ăn quá nhiều

3.1. Triệu chứng ăn quá nhiều

Khi bạn ăn quá nhiều, bạn có thể cảm thấy:

  • Trào ngược axit dạ dày
  • Đầy hơi
  • Ợ hơi
  • Ợ nóng.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi và uể oải

Khó chịu ở dạ dày, cảm giác đầy hơi, buồn nôn là dấu hiệu chính của việc ăn quá nhiều. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều, bạn có thể cảm thấy buồn bã sau khi ăn xong. Thường thì những cảm giác này sẽ bắt đầu thuyên giảm sau vài giờ. Tập thể dục và uống nước có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhanh hơn. Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn một ngày hoặc lâu hơn, chúng có thể không liên quan đến việc ăn quá nhiều. Nếu các dấu hiệu trên trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài trong một tuần, hãy liên hệ sớm với bác sĩ để tìm nguyên nhân và sớm có cách điều trị.

3.2. Phân biệt ăn quá nhiều và ăn vô độ

Việc ăn quá nhiều thường bị lầm tưởng thành dạng rối loạn ăn uống vô độ, tuy nhiên hai tình trạng này là hoàn toàn khác nhau. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, rối loạn ăn uống vô độ (BED) được chẩn đoán là những cơn cuồng ăn tái diễn. Các giai đoạn ăn vô độ có liên quan đến ba (hoặc nhiều hơn) những điều sau đây:

  • Ăn nhanh hơn nhiều so với bình thường.
  • Ăn cho đến khi cảm thấy no một cách khó chịu.
  • Ăn một lượng lớn thức ăn khi không cảm thấy đói.
  • Đi ăn một mình vì cảm thấy xấu hổ.
  • Cảm thấy chán ghét bản thân, chán nản hoặc rất tội lỗi sau đó.
  • Đau khổ rõ rệt do ăn uống vô độ sẽ xuất hiện, nó sẽ xảy ra ít nhất một lần một tuần trong ba tháng và sẽ không có rối loạn ăn uống nào khác.

4. Cách ngăn chặn việc ăn quá nhiều

Việc thèm ăn do tâm lý căng thẳng hay bất kỳ nguyên nhân gì về lâu dài cũng có thể thay đổi cách cơ thể bạn điều chỉnh cơn đói và dẫn đến tăng cân không mong muốn. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế được việc ăn quá nhiều:

  • Tập trung vào việc ăn uống có thể giúp bạn hạn chế việc ăn quá nhiều. Khi ăn uống hãy ngắt kết nối với công việc hoặc các thiết bị công nghệ và hãy tập trung vào món ăn trước mặt.
  • Đường và muối là những chất kích thích vị giác, do đó, bạn rất dễ ăn quá nhiều các sản phẩm thực phẩm ngọt và mặn. Do vậy, hạn chế những thực phẩm này để giúp hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều. Nếu bạn thực sự muốn một món ngọt, hãy lấy một miếng nhỏ và ăn chậm, thưởng thức từng miếng.
Hạn chế thói quen ăn quá nhiều bằng cách cắt giảm đường
Hạn chế thói quen ăn quá nhiều bằng cách cắt giảm đường
  • Kiểm soát căng thẳng là cách hữu hiệu để hạn chế việc ăn quá nhiều. Thư giãn nhiều hơn với việc tham gia các hoạt động yêu thích, tâm sự với bạn bè, tập Yoga, ngồi thiền hay nói chuyện với các chuyên gia tâm lý.
  • Tập những thói quen ăn uống tốt như sử dụng đĩa thức ăn nhỏ, hạn chế ăn uống vào ban đêm…
  • Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cho thức ăn di chuyển chậm trong ống tiêu hóa, điều này sẽ khiến não nhận được thông báo rằng dạ dày của bạn đang bị lấp đầy, từ đó nhanh tạo cảm giác no.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa khác nhau. Cụ thể, thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, hãy chia thành 5 - 6 bữa khác nhau. Điều này, sẽ giúp hạn chế cảm giác đói bụng, cũng như không tập trung ăn quá nhiều vào một bữa nhất định.
  • Kiềm chế cơn đói bằng cách tạo ra sự “bận rộn” để đánh lừa bộ não của bạn, một số hoạt động đơn giản như ngủ, đọc sách, xem phim…
  • Chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn khi sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích. Do vậy, loại bỏ những tác nhân này cũng là một cách hạn chế việc ăn quá nhiều.
  • Nếu cảm giác quá đói bụng hãy ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa protein, chất xơ. Đây là những loại thức ăn vừa chứa ít calo, vừa giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. đồng thời giúp bạn nhanh cảm thấy no hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là một cách giúp bạn không phải ăn quá nhiều. Đây cũng là một cách khiến bộ não “bận rộn” hơn, từ đó quên đi cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, việc luyện tập quá sức hay ở cường độ cao dễ khiến cơ thể mệt mỏi và đói bụng, điều này có thể khiến bạn dễ dung nạp nhiều thức ăn hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như đã nêu ở trên và cảm thấy cảm giác thèm ăn của mình xuất hiện thường xuyên hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc cắt giảm bớt đi các loại thuốc đó.
  • Một khi các phương thức trên không mang lại hiệu quả giảm tình trạng ăn quá nhiều. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý có thể gây ra vấn đề này.
Ăn quá nhiều thường không phải là một bệnh lý nghiêm trọng giống như chứng rối loạn ăn uống quá độ
Ăn quá nhiều thường không phải là một bệnh lý nghiêm trọng giống như chứng rối loạn ăn uống quá độ

Ăn quá nhiều thường không phải là một bệnh lý nghiêm trọng giống như chứng rối loạn ăn uống quá độ, tuy nhiên thói quen này vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe, đặc biệt là cân nặng. Về lâu dài ăn nhiều sẽ gây thừa cân béo phì và là nguyên nhân thường thấy có nhiều bệnh lý. Do đó, để có thể giảm cân, loại bỏ mỡ thừa thành công, bạn nên tìm tới những phương pháp giảm cân khoa học như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này giúp giảm cân thông qua việc đưa vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng tiêu hao. Bên cạnh đó bác sĩ cũng tư vấn và tìm ra cho bạn một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để giúp vấn đề ăn uống và cân nặng được cân bằng hơn. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng là cách quản trị cân nặng tốt nhất hiện nay. Do đó, những người đang gặp vấn đề về thừa cân có thể tham khảo để sớm có được vóc dáng cùng sức khỏe lý tưởng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo Xem thêm bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Uống thuốc tránh thai bị tăng cân phải làm sao?

Uống thuốc tránh thai bị tăng cân phải làm sao?

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

Yoga giảm cân: Các lợi ích ngoài việc đốt cháy calo

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

Các nguyên nhân béo phì phổ biến

15 lý do hàng đầu khiến bạn không thể giảm cân bằng chế độ ăn kiêng low-carb

15 lý do hàng đầu khiến bạn không thể giảm cân bằng chế độ ăn kiêng low-carb

Ăn các bữa sớm hơn có thể giúp giảm cân

Ăn các bữa sớm hơn có thể giúp giảm cân

43

Bài viết hữu ích?