Zalo

Ăn mướp đắng giảm mỡ máu được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mướp đắng là 1 trong những loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là 1 loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy việc tiêu thụ mướp đắng chữa bệnh gì và ăn mướp đắng giảm mỡ máu không?

1. Mướp đắng chữa bệnh gì?

Mướp đắng hay khổ qua là loại cây thân leo phổ biến của vùng nhiệt đới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, là một loại cây thuộc họ bầu bị hay còn gọi với tên tiếng anh là họ Cucurbitaceae. Quả mướp đắng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc trong y học cổ truyền. Đúng như tên gọi, quả mướp đắng có vị cực kỳ đắng, vị đắng của nó còn tăng thêm khi quả chín và già. Quả mướp đắng có hình thuôn dài, thân lỏm chổm, khi chưa chín quả có màu xanh vàng và khi chín thì chuyển sang màu vàng cam.

Số lượng và loại chất dinh dưỡng từ mướp đắng bạn thu nhận được sẽ phụ thuộc vào việc bạn ăn chín hay để sống. Về cơ bản, mướp đắng có ít nhất 32 hoạt chất. Trong 130 gram mướp đắng nấu chín, bạn có thể nhận được các chất dinh dưỡng sau:

Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như Vitamin B9, Vitamin C, Canxi, Natri, Kali, axit gallic, axit chlorogenic, epicatechin và catechin.

Nếu bạn đang tự hỏi mướp đắng chữa bệnh gì, thì những tác dụng và lợi ích cho sức khỏe dưới đây sẽ là câu trả lời phù hợp cho bạn:

  • Cải thiện sức khỏe làn da: Mướp đắng từ xưa đến nay đã được sử dụng với mục đích “làm sáng” da, đồng thời rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý trên da như mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vẩy nến... Đắp mướp đắng trực tiếp trên gia là cách được sử dụng nhiều nhất để xoa dịu những kích ứng và khó chịu trên làn da của bạn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một số báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng mướp đắng có thể giúp tăng chuyển hóa Glucose, từ đó làm giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, mướp đắng là một bài thuốc giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm cân: Giống như hầu hết các loại rau củ hay các loại mướp khác, mướp đắng cực kỳ ít calo và nhiều chất xơ, do đó giúp tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn rất tốt. Loại quả này là một cách làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày, do đó đã trở một lựa chọn ưu tiên của nhiều người đang có ý định giảm cân. Các đặc tính tương tự hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cũng gián tiếp giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Mướp đắng có các hoạt chất có thể giúp phá vỡ cấu trục của các viên sỏi thận, từ đó cơ thể của bệnh nhân sẽ đào thải chúng qua nước tiểu một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại quả này còn làm giảm lượng acid trong nước tiểu và giúp hỗ trợ giảm đau do sỏi thận rất tốt. Sử dụng một ly trà mướp đắng rất hữu dụng trong việc điều trị bệnh lý này.
Ăn mướp đắng giảm mỡ máu được không?
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nhiều thầy thuốc đã cho rằng mướp đắng có thể làm “sạch” bàng quang, gan mật và giúp hạ nhiệt dạ dày. Do đó, loại quả này cũng được sử dụng phổ biến với mục đích chữa đau rát dạ dày, trĩ, tiêu chảy, chữa nôn mửa và những bệnh lý khác liên quan đến hệ thống đường ruột dạ dày.
  • Tăng cường miễn dịch: Một lợi ích tuyệt vời khác của loại quả này là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và bệnh tật. Đây cũng là một món ăn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng cho những người có sức khỏe yếu hoặc hệ miễn dịch đang bị suy giảm do bệnh tật.
  • Hỗ trợ chống ung thư: Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên mà ít người biết đến của mướp đắng là đặc tính hỗ trợ chống ung thư. Mướp đắng đã được xác định là có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose, điều này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể, đặc biệt là ở tuyến tụy. Đồng thời, khổ qua cũng giúp thúc đẩy sự hồi phục của các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng trên các tế bào ung thư khác ở vú, gan, đại tràng hoặc tuyến tiền liệt.

Mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như trên, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều và liên tục mướp đắng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là những đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người lớn tuổi, người đang sử dụng một số loại thuốc có tương tác với mướp đắng…Vì thế, bạn cũng cần thận trọng khi tiêu thụ loại quả này.

2. Ăn mướp đắng có giảm mỡ máu không?

Nồng độ cholesterol cao hay mỡ trong máu tăng cao, đặc biệt là LDL - Cholesterol có thể khiến các mảng mỡ tích tụ trong động mạch, có thể gây cản trở dòng máu đến nuôi tim và các bộ phận khác như não. Sự chít hẹp các mảng bám từ mỡ máu buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác, cũng như làm tăng huyết áp. 

Vậy với những tác dụng tuyệt vời kể trên, nhiều người thắc mắc rằng ăn mướp đắng có giảm mỡ máu không hay mướp đắng giảm mỡ máu có thật sự hiệu quả hay không?

Trong các nghiên cứu dựa trên chuột, các động vật thử nghiệm được áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo và chiết xuất mướp đắng cho thấy mức độ Triglyceride, Cholesterol và axit béo tự do trong máu giảm đáng kể.

Một số nghiên cứu cho thấy thành phần được chiết xuất từ mướp đắng, là một dạng pectin cùng với lượng chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm nồng độ LDL - Cholesterol (mỡ xấu) một cách hiệu quả. Cụ thể, hấp thụ 3 g chất xơ hòa tan từ mướp đắng mỗi ngày làm giảm khoảng 5 mg/dL LDL - Cholesterol. Mặc dù chất xơ hòa tan có trong loại quả này cũng làm giảm nồng độ HDL - Cholesterol (mỡ tốt), nhưng mức giảm này thường rất nhẹ và cũng gần như không ảnh hưởng đến nồng độ Triglyceride. 

Mướp đắng giảm mỡ máu

Có một số cơ chế có thể liên quan đến việc giảm mỡ máu bởi chất xơ hòa tan có trong mướp đắng. Đầu tiên, lý thuyết cho rằng chất xơ thúc đẩy bài tiết axit mật trong túi mật, do đó làm giảm nồng độ Cholesterol. Nguyên nhân là vì lượng Cholesterol này được sử dụng trong quá trình tổng hợp axit mật. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng axit mật bài tiết không đủ để giải thích cho việc giảm Cholesterol. Hiện nay, đã có nhiều cơ chế khác được đưa ra như chất xơ hòa tan trong mướp đắng được sử dụng như một chất xúc tác giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển LDL - Cholesterol. Đồng thời, cải thiện độ nhạy của Insulin và ức chế tổng hợp cholesterol ở gan do sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn thông qua quá trình lên men chất xơ trong ruột già. Những kết quả này cho thấy chiết xuất mướp đắng có thể cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu hay nói cách khác là mướp đắng giảm mỡ máu ở người.

Tuy rằng mướp đắng có thể giúp cải thiện mỡ máu trong cơ thể, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người bên biết và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc làm giảm thiểu tình trạng này. 

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, đạm, chất béo lành mạnh…
  • Hạn chế ăn vặt, không tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa, hạn chế việc sử dụng nhiều tinh bột.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, uống đủ nước hàng ngày.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng cũng như lượng thực phẩm bạn tiêu thụ hằng ngày.
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm căng thẳng, lo âu.
  • Khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn mỡ máu.

Mướp đắng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta, trong đó có cả việc làm giảm và cải thiện mỡ máu trong cơ thể. Ngoài tiêu thụ mướp đắng, mọi người cũng cần phối hợp thêm các phương pháp khác, để liệu trình điều trị được an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

Nếu đang thuộc diện thừa cân béo phì thì song song với việc điều trị mỡ máu, người bệnh cần lên kế hoạch quản trị cân nặng cụ thể. Việc giảm cân sẽ giúp người bệnh mỡ máu hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Ngày nay, bạn có thể cân nhắc lựa chọn liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân cấp độ tế bào, thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thành năng lượng. Trước khi thực hiện truyền, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng ngộ độc mỡ, tầm soát bệnh nền. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để hỗ trợ quá trình đốt cháy, đào thải mỡ ra khỏi cơ thể. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ đạt được hiệu quả giảm cân nhanh mà không gây mệt mỏi cho cơ thể. Tỷ lệ tái béo của phương pháp này rất thấp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn để giảm cân

Các tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn để giảm cân

Người béo cần giảm cân ăn rau gì cho tốt?

Người béo cần giảm cân ăn rau gì cho tốt?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống nước đậu đen rang giảm mỡ bụng không?

Uống nước đậu đen rang giảm mỡ bụng không?

40

Bài viết hữu ích?