Phòng chống cảm cúm là một nhiệm vụ do hệ miễn dịch của cơ thể đảm nhận. Dù vậy, một số nguyên nhân sau đây có thể khiến cho khả năng phòng chống cảm cúm của bạn bị suy giảm
Cảm cúm là một trong số các căn bệnh thường gặp nhất dù ở thời điểm nào. Trong bất kỳ hoàn cảnh thời tiết nào thì nguy cơ virus cảm cúm xâm nhập và gây bệnh cũng là rất cao. Một trong số các nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm cúm đó chính là hệ miễn dịch chưa thực sự đủ mạnh để chống lại virus cảm cúm, hay nói cách khác với hệ thống miễn dịch không được tăng cường thì khả năng phòng chống cảm cúm của bạn sẽ rất kém. Ở những thời điểm virus cúm phát triển mạnh như mùa mưa, mùa ẩm thì nguy cơ bị cảm cúm càng cao. Do đó, mọi người thường có xu hướng bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch. Theo thói quen, vitamin C thường là yếu tố được bổ sung nhiều nhất bằng các loại thực phẩm như trái cây (cam, chanh, quýt, bưởi,...) hoặc uống viên sủi vitamin C mua tại các quầy thuốc. Dù vậy, khả năng mắc cảm cúm vẫn không thuyên giảm đáng kể. Trên thực tế, hệ miễn dịch của mỗi người là một hệ thống tương đối phức tạp và để nâng cao hệ miễn dịch phòng chống cảm cúm, bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình. Bên cạnh đó cũng phải kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ để có thể tăng cao khả năng phòng chống cảm cúm.
Chế độ ăn uống như một phần cần thiết để các tế bào của cơ thể có thể hoạt động bình thường, trong đó có tế bào miễn dịch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein. Với các chất dinh dưỡng kể trên thì bạn cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch phòng ngừa bệnh cúm.
Vitamin C là một trong các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch, tăng sức bền cho thành mạch. Vitamin C có trong các loại thực phẩm như cam, quýt, loại quả mọng nước. Ngoài ra, khi chế biến các món ăn thường ngày bạn cũng có thể bổ sung vitamin C bằng ớt chuông hoặc bông cải xanh
Vitamin D là một trong các vi chất quan trọng cho hệ miễn dịch hoạt động. Bổ sung vitamin D bằng các thực phẩm như cá, sữa.
Kẽm là một trong số các khoáng chất đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ thì có đến hơn 50% dân số thế giới trong tình trạng thiếu kẽm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khả năng phòng chống cảm cúm. Do đó, để bổ sung kẽm, một chất dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch phòng ngừa bệnh cúm bạn nên ăn thịt bò, hải sản, mầm lúa mì, đậu, quả hạch…
Protein hay còn gọi là chất đạm là một chất dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch tốt đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng cơ bắp cho cơ thể. Thiếu hụt protein trong khẩu phần ăn, điều đầu tiên bạn cảm thấy đó chính là cơ thể yếu dần và không có sức cho các hoạt động thể lực. Để bổ sung protein bạn có thể lựa chọn thịt nạc, sữa, hải sản và các loại đậu.
Beta carotene là tiền chất của vitamin A, chất này giúp cơ thể phòng tránh mù lòa, tốt cho thị lực và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin A vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình, các thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến là khoai lang, rau bina, cà rốt, bông cải xanh. Phòng chống cảm cúm với các chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch không chỉ giúp bạn giảm khả năng mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi, mà còn giúp nâng cao sức đề kháng, miễn dịch để phòng các bệnh khác, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh trên toàn cầu đang diễn biến phức tạp với dịch COVID-19. Để tăng cường sức đề kháng thì các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Đồng thời, có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phương pháp này có sự kết hợp của chất lỏng IV, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp làm sạch cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch từ cấp độ tế bào. Nhờ đó phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp một cách hiệu quả.
91
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
91
Bài viết hữu ích?