Zalo

Béo phì: Một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đại dịch đã gây ra những hậu quả nặng nề cho toàn thế giới trong 3 năm vừa qua. Từ kinh nghiệm chống dịch cũng như rất nhiều nghiên cứu suốt thời gian qua cho thấy, chính vì tốc độ lây truyền nhanh và tỷ lệ ca tử vong cao nên việc nhận biết nguy cơ và yếu tố tiên lượng của bệnh là rất quan trọng. Béo phì có liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng nhiễm Covid-19. Vậy béo phì ở bệnh nhân covid có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về Covid-19 và bệnh béo phì

Bệnh vi-rút corona-2019/ COVID-19 là 1 đại dịch mới nổi. Sự lây truyền nhanh chóng, diễn biến phức tạp và tỷ lệ tử vong cao đã ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Sau 3 năm, những tổn hại mà đại dịch gây ra cho toàn nhân loại vẫn chưa thể được khắc phục hết. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, vấn đề dự phòng các yếu tố nguy cơ và tiên lượng tình trạng bệnh lại càng nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Tiên lượng của COVID-19 được báo cáo là xấu đi ở tuổi cao và với sự hiện diện của các bệnh đi kèm khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi. Tuy nhiên, đối với dân số trẻ, tỷ lệ nhập viện cao do Covid-19 có liên quan đến bệnh béo phì và một tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể. Tỷ lệ béo phì ngày càng tăng trên toàn cầu đã làm gia tăng mối lo ngại về tác động bổ sung của nó làm trầm trọng thêm đại dịch này.

Béo phì có liên quan đến tình trạng viêm mãn tính và suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng của một người. Do đó, bằng chứng này cho thấy rằng béo phì có thể đóng vai trò là 1 yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến sự tiến triển xấu của bệnh COVID-19. 

béo phì ở bệnh nhân covid có nguy hiểm không
Nhiều người lo lắng béo phì ở bệnh nhân covid có nguy hiểm không?

2. Vì sao béo phì lại là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19?

Những phát hiện từ các nghiên cứu đã thừa nhận nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng ở người béo phì, bao gồm việc thở máy xâm lấn, nhập viện ICU và nhiễm trùng nặng. 

Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp 13 nghiên cứu với tổng cộng 3027 bệnh nhân bị nhiễm SARS‐CoV‐2 cho thấy, giới tính nam, trên 65 tuổi, hút thuốc, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh về đường hô hấp có liên quan đến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Trong khi một phân tích tổng hợp khác của 14 nghiên cứu cho thấy, béo phì cũng là một yếu tố dự báo tỷ lệ tử vong, điều này tương tự như những phát hiện trong báo cáo của Vương quốc Anh về bệnh nhân COVID‐19 nhập viện. 

Béo phì có liên quan đến nhiễm trùng và nhập viện do virus đường hô hấp như coronavirus, cúm, parainfluenza, metapneumovirus và rhovirus. Nó được thừa nhận là một yếu tố rủi ro độc lập trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009. Các đại dịch virus trước đây đã chỉ ra rằng béo phì, béo phì đặc biệt nghiêm trọng (BMI > 40 kg/m2), có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhập viện, nhập viện ICU và tử vong. Những người mắc bệnh béo phì có chỉ số BMI cao hơn trung bình 6 điểm có tỷ lệ nhập viện gấp nhiều lần so với người trưởng thành có cân nặng bình thường. Nhiều bằng chứng mới công bố gần đây cũng cho thấy béo phì cũng là 1 yếu tố nguy cơ dẫn đến đợt bùng phát SARS‐CoV‐2 hiện nay.

Béo phì góp phần làm cho kết quả bệnh tồi tệ hơn trong nhiễm virus. Béo phì đã được phát hiện là có liên quan đến việc tăng tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Trong một mô hình chuột, khi chuột béo phì do chế độ ăn kiêng và chuột gầy bị nhiễm vi-rút cúm, chuột béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn chuột gầy. Trong khi đó, khi kiểm tra 2 mùa cúm không có đại dịch, người ta đã tìm thấy mối liên quan giữa chỉ số BMI và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong mùa cúm 2003‐2004 và 2004‐2005, mối liên quan giữa béo phì và bệnh nặng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. 

Thật vậy, trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009, người ta đã ghi nhận rằng, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy những người mắc bệnh béo phì dễ bị nhiễm trùng hơn, thì béo phì vẫn là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh nặng hơn và gia tăng các biến chứng phổi. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn đáng kể, đặc biệt ở những người béo phì nặng (BMI > 40 kg/m2) cho thấy mối liên quan giữa covid và béo phì.

Và bức tranh tương tự đã được quan sát thấy trong đại dịch COVID‐19 vừa qua. Thực tế là những bệnh nhân béo phì đã bị mất đi lợi thế sống sót khi họ nhiễm vi-rút. Bệnh nhân béo phì có xu hướng mắc nhiều bệnh đi kèm hơn, đây có thể là yếu tố góp phần dẫn đến kết quả kém hơn. Một yếu tố khác có thể là phản ứng miễn dịch bị rối loạn ở bệnh nhân béo phì đối với nhiễm virus, đặc biệt là suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào T.

béo phì ở bệnh nhân covid có nguy hiểm không
Béo phì và Covid có mối quan hệ mật thiết với nhau 

Béo phì ảnh hưởng đến chức năng hô hấp thông qua một số cơ chế như hạn chế phổi, mất cân bằng thông khí-tưới máu và mỏi cơ hô hấp, có thể dẫn đến giảm khả năng thông khí và tăng tải trọng lên nó, giảm điều hòa hô hấp. Những biến chứng này làm tăng nguy cơ mắc hội chứng giảm thông khí do béo phì, đặc biệt ở những người béo phì nặng. 

Béo phì trung tâm và mỡ nội tạng dư thừa ảnh hưởng xấu đến cả thành ngực và độ giãn nở của phổi do tích tụ mỡ trong lồng ngực và khoang bụng. Chuyển động của cơ hoành và thành ngực bị hạn chế bởi thành ngực và khối mỡ trong ổ bụng dẫn đến giảm thể tích nghỉ của phổi (dung tích cặn chức năng). Những thay đổi này trong cơ chế cơ thể và chức năng phổi, cùng với hệ thống miễn dịch có khả năng bị rối loạn chức năng và tăng khả năng mắc các bệnh lý đi kèm, khiến bệnh nhân béo phì dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. 

Covid ở người béo phì sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì việc đặt nội khí quản cho những người béo phì khó khăn hơn so với những người gầy. Ngoài ra, xu hướng xẹp phổi ở bệnh nhân béo phì khiến việc quản lý hỗ trợ hô hấp quan trọng trở nên khó khăn ở những bệnh nhân này. 

Béo phì và covid còn liên quan đến tình trạng viêm mãn tính và rối loạn chức năng nội mô, đây vừa là tác nhân vừa là hậu quả của việc kích hoạt con đường tiền viêm. Sự lây nhiễm SARS‐CoV‐2 của vật chủ xảy ra thông qua thụ thể ACE 2, được biểu hiện ở nhiều cơ quan bao gồm phổi, tim, thận cũng như các tế bào nội mô. Trong một nghiên cứu khám nghiệm tử thi về sinh bệnh học phổi của COVID‐19 so với H1N1, có 3 đặc điểm mạch máu trung tâm khác biệt của COVID‐19. Đầu tiên là tổn thương nội mô nghiêm trọng liên quan đến vi rút SARS‐CoV‐2 nội bào và màng tế bào nội mô bị phá vỡ. Thứ hai là huyết khối mạch lan rộng với bệnh vi mạch và tắc mao mạch phế nang. Thứ ba là sự phát triển mạch máu mới đáng kể thông qua cơ chế hình thành mạch gây lồng trong phổi của bệnh nhân mắc COVID‐19. Điều này cung cấp mối liên hệ giữa COVID‐19 và các biến chứng của thiếu máu cục bộ cơ quan, tình trạng viêm và tình trạng tiền huyết khối do suy giảm vi tuần hoàn hệ thống, có khả năng kết hợp với rối loạn chức năng nội mô đã có từ trước liên quan đến béo phì và các bệnh đi kèm liên quan.

Covid ở người béo phì còn liên quan đến việc tăng sản xuất các cytokine gây viêm như TNF-α, interleukin và interferon đặc trưng cho tình trạng viêm mãn tính cấp độ thấp, làm suy yếu phản ứng miễn dịch, cả bẩm sinh và thích ứng. Một phản ứng viêm quá mức trong đó có sự gia tăng mức độ interleukin và TNF-α có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19. Tình trạng viêm mãn tính ở bệnh nhân béo phì được suy đoán là nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong do khả năng tăng cường phản ứng viêm đối với COVID‐19 và gây ra rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào T. 

Thật vậy, béo phì có liên quan đến việc tăng kích hoạt các tế bào T-helper (Th-) 1 và Th-17 tiền viêm cùng với việc giảm Th-2 chống viêm và các tế bào T điều tiết. Một nghiên cứu của Misumi và cộng sự đã chứng minh rằng không chỉ số lượng tế bào T ghi nhớ tăng lên khi béo phì, mà chức năng của chúng còn bị gián đoạn dẫn đến sự phá hủy mô sau khi nhiễm vi-rút. Một nghiên cứu gần đây hơn về các tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi cho thấy sự gia tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào T do TNF- và Fas gây ra ở bệnh nhân mắc COVID-19. Phản ứng của tế bào T ngày càng được coi là yếu tố then chốt trong việc giảm tính nhạy cảm với SARS‐CoV‐2 và khả năng miễn dịch của tế bào T bị suy giảm có thể là chìa khóa dẫn đến tác hại liên quan đến béo phì của COVID‐19 .

3. Béo phì ở bệnh nhân Covid có nguy hiểm không?

Nhiều báo cáo gần đây đã xác định béo phì và covid có mối liên quan chặt chẽ, hay nói cách khác, béo phì là yếu tố dự báo nhập viện. Trong một nghiên cứu từ Lille ở Pháp, những người mắc bệnh béo phì chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể trong số bệnh nhân nhập viện ICU do mắc COVID‐19 so với bệnh hô hấp không phải do SARS‐CoV‐2 trong những năm trước (47,5% so với 25,8%). 

Hơn nữa, nhu cầu thở máy xâm lấn, một phương pháp thay thế cho mức độ nghiêm trọng của SARS‐CoV‐2, tăng lên khi mức độ béo phì gia tăng, đạt gần 90% ở những bệnh nhân có BMI > 35 kg/m2. Mối liên hệ tương tự giữa béo phì và mức độ nghiêm trọng của bệnh đã được quan sát thấy ở bệnh nhân COVID‐19 nhập viện ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Lợi ích của việc giảm cân đối với các biến chứng béo phì, kháng insulin và viêm toàn thân đã được chứng minh rõ ràng, đặc biệt là sau phẫu thuật giảm béo. Tuy nhiên, ngay cả việc giảm cân với số lượng nhỏ trong thời gian ngắn cũng có thể cho thấy những lợi ích chuyển hóa đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng trong đại dịch COVID‐19; do đó, giảm cân được khuyến khích như một biện pháp y tế dự phòng công cộng trước đại dịch Covid-19, mặc dù tính khả thi của việc làm này là rất nhỏ. Bệnh nhân nên được khuyến khích thay đổi lối sống tập trung vào điều chỉnh dinh dưỡng, hạn chế calo và tăng cường tập thể dục. Các phương pháp giảm béo khác cũng nên được xem xét khi thích hợp về mặt lâm sàng vì nó giúp cải thiện các bệnh kèm chuyển hóa liên quan đến béo phì như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, kháng insulin và viêm mạn tính. Nó làm chậm quá trình xơ vữa động mạch và giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch. Một tuyên bố đồng thuận gần đây đưa ra hướng dẫn về phẫu thuật giảm béo trong đại dịch COVID‐19. Với nhận thức cộng đồng hiện tại về nguy cơ tử vong do COVID‐19 ở những người mắc bệnh béo phì, có thể có thêm động lực để bệnh nhân tham gia các chương trình giảm cân. 

Tóm lại, béo phì là 1 yếu tố tiên lượng và nguy cơ độc lập đối với những tiên tiến nguy hiểm do COVID-19. Đây là 1 gợi ý rất quan trọng trong khía cạnh tích cực điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Bệnh nhân béo phì mắc COVID-19 được xem là nhóm dân số có nguy cơ cao hơn. Do đó, hãy cố gắng đưa cân nặng của bản thân về mức hợp lý để dự phòng hiệu quả cho các bệnh lý mãn tính cũng như cho đại dịch Covid có khả năng tái bùng phát trong thời gian sắp đến.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Béo phì và COVID tác động đến nhau thế nào?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

15

Bài viết hữu ích?