Zalo

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
BMI là chỉ số giúp chẩn đoán trạng thái cân nặng của cơ thể. Vậy cách tính BMI của cơ thể là gì? Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

1. Chỉ số BMI là gì?

BMI là viết tắt của Body Mass Index - là chỉ số khối của cơ thể do nhà khoa học người bỉ Adolphe Quetelet đề xuất năm 1832 để áp dụng và chẩn đoán thể trạng cơ thể cho người trưởng thành.

Chỉ số BMI là chỉ số khối của cơ thể
Chỉ số BMI là chỉ số khối của cơ thể

Chỉ số BMI không phân biệt ở nam và nữ, không dùng cho phụ nữ đang mang thai, vận động viên hay người mắc một số bệnh lý gây tích nước, ứ dịch làm tăng cân. Cách tính BMI: lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương, trong đó cân nặng tính bằng kilogam, chiều cao tính bằng mét. Để cân chính xác trọng lượng cơ thể cần: cân vào buổi sáng sau khi tỉnh dậy chưa ăn uống gì; lúc cân không đi giày dép, mặc quần áo nhẹ; đứng im trên bàn cân bằng phẳng, mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn xuống hai chân; cân nặng lấy một số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: 50,5 kg. Để đo chính xác chiều cao cần: để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng nằm ngang; đứng chân không trên mặt sàn bằng phẳng, quay lưng vào thước đo; chiều cao lấy hai số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: 1,55m. Một số yếu tố ảnh hưởng, chi phối làm sai lệch chỉ số BMI:

  • Có 4 yếu tố chính quyết định chỉ số BMI của cơ thể là khối mỡ, khối cơ, khối xương và chiều cao. Mỡ và cơ sẽ quyết định trọng lượng của cơ thể còn xương sẽ quyết định chiều cao. Chiều cao ở người trưởng thành đa số sẽ khó thay đổi, cơ thay đổi chậm, do đó mỡ là yếu tố dễ làm thay đổi chỉ số BMI của mỗi người.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý rối loạn di truyền, bệnh lý nội tiết (suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng Down,...) dễ làm tăng tích tụ mỡ khu trú hoặc toàn thân.
  • Một số vận động viên hoặc người tập luyện có khối lượng cơ tăng và săn chắc cũng làm tăng cân nặng và tăng chỉ số BMI nhưng không được chẩn đoán là thừa cân.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý suy tim, suy thận gây tích tụ nước, hay suy dinh dưỡng protein năng lượng cũng làm tăng chỉ số cân nặng.
  • Người cao tuổi, cơ có xu hướng teo dần và thay thế bằng mỡ; khối xương có xu hướng thấp xuống do một số bệnh lý xương khớp. Do đó ảnh hưởng đến chỉ số BMI của cơ thể.

2. Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Theo tổ chức Y tế thế giới (Who), chỉ số BMI chuẩn ở người bình thường trong giới hạn 18,5 - 24,9; dưới 18,5 được chẩn đoán là thiếu cân; chỉ số thừa cân từ 25 - 29,9; BMI lớn hơn hoặc bằng 30 là béo phì. Tuy nhiên, ở người châu Á thường có thể trạng nhỏ bé hơn những chủng tộc khác do đó cách tính chỉ số thừa cân của Who chưa thật chuẩn xác. Từ năm 2000 Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) đã đưa ra công thức tính thừa cân và khung chuẩn BMI cho người châu Á. Theo đó chỉ số BMI cũng bằng cân nặng chia chiều cao bình phương; BMI người bình thường trong khoảng 18,5 - 22,9; Thừa cân là 23 - 24,9 và trên 25 được chẩn đoán là béo phì. Khi chỉ số BMI ở mức thừa cân sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm:

  • Cân nặng tăng cao sẽ tạo áp lực trên hệ tim mạch gây ra các bệnh lý tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Người thừa cân làm tăng nguy cơ bệnh lý đái tháo đường type 2, ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tăng nguy cơ các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương,... do cân nặng tăng áp lực lên các khớp.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.

3. Làm gì khi có chỉ số BMI là thừa cân?

Khi chỉ số BMI trên mức giới hạn bình thường thì cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt lối sống phù hợp để điều chỉnh cân nặng:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ, vitamin từ rau củ và trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn nhiều béo ngọt, nhiều chất bột đường. Không ăn các loại thức ăn nhanh, rượu bia, chất kích thích, thức uống có ga,...
  • Tạo thói quen vận động thể dục đều đặn để tiêu thụ lượng calo dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ, tiếp tục tăng cân. Nếu chỉ số BMI quá lớn cần áp dụng các chương trình tập luyện kiên trì.
  • Cân bằng giờ thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài.
Khi chỉ số BMI trên mức giới hạn bình thường cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Khi chỉ số BMI trên mức giới hạn bình thường cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Nếu quá bận rộn không có nhiều thời gian cho các bài tập thể lực, người thừa cân có thể tham khảo phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân tích trữ mỡ thừa dựa trên các công nghệ y khoa tân tiến nhất từ Hoa Kỳ. Với phương pháp này trước khi thực hiện người thừa cân sẽ được bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm để đánh giá, kiểm tra các chỉ số cơ thể xác định xem nguyên nhân thừa cân đến từ đâu. Sau đó sẽ lên một kế hoạch giảm cân phù hợp cho từng người. Cơ chế giảm cân của phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng chính là truyền vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời hỗ trợ giảm cân đồng đều các bộ phận trên cơ thể. Do vậy với những người đang gặp tình trạng thừa cân do bất kỳ nguyên nhân nào đều có thể tham khảo phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng để sớm đưa cân nặng cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách phân độ béo phì

Cách phân độ béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Duy trì cân nặng bao nhiêu để phù hợp với chiều cao và tuổi?

Duy trì cân nặng bao nhiêu để phù hợp với chiều cao và tuổi?

7 cách để giảm chỉ số BMI của bạn

7 cách để giảm chỉ số BMI của bạn

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

169

Bài viết hữu ích?