Zalo

7 cách để giảm chỉ số BMI của bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nếu bạn bị béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao thì việc giảm cân không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe được tốt nhất. Để giảm cân và giảm chỉ số BMI, bạn sẽ cần một kế hoạch có thể gắn bó lâu dài. Dưới đây là 7 cách giảm chỉ số BMI mà bạn có thể áp dụng.

1. Đọc chính xác chỉ số BMI cá nhân và đặt mục tiêu thực tế

Ngày nay, có rất nhiều công cụ tính chỉ số BMI trực tuyến hay những công thức tính chỉ số BMI để bạn có thể dễ dàng xác định được chỉ số BMI của mình là bao nhiêu. 

Vậy giảm BMI bằng cách nào đối với người béo phì? Giảm cân chính là cách giảm BMI dễ dàng nhất. Khi bạn đang lập kế hoạch giảm cân, điều quan trọng là phải có một mục tiêu cụ thể và thực tế. Bước đầu tiêu là ngừng tăng cân. Sau đó, tập trung vào việc giảm 5% trọng lượng cơ thể. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp thì việc cải thiện trọng lượng cơ thể sẽ giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh lý trên. Duy trì việc giảm cân cần phải có thời gian và sự chăm chỉ mới đạt được kết quả như bạn mong đợi. Vì vậy, với mỗi lần bạn giảm được 5% cân nặng, hãy giảm tốc độ và dành thời gian thiết lập một thói quen mới. 

2. Theo dõi chặt chẽ quá trình giảm cân

Tự giám sát quá trình giảm cân thật sự rất quan trọng khi bạn đang trong giai đoạn kiểm soát cân nặng. Vì thế, nên kiểm tra và ghi lại cân nặng của mình, theo dõi các bài tập hàng ngày, hàng tuần để xác định xem lộ trình bạn đang theo để giảm cân nặng có mang lại hiệu quả không. Đối với chế độ ăn kiêng, bạn hãy ghi lại mọi thứ bạn ăn trong một thời gian để có thể cải thiện dinh dưỡng và cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn. Cuối cùng, ghi lại những sinh hoạt hàng ngày khác như cắt giảm rượu bia, thức khuya hay ăn quá nhiều đồ ăn vặt. 

3. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý và lập kế hoạch bữa ăn

Có rất nhiều chế độ ăn kiêng để bạn lựa chọn, vì vậy rất có thể gây nhầm lẫn. Nguyên nhân là vì không có một chế độ ăn kiêng nào giúp mọi người giảm cân như nhau. Tốt nhất hãy chọn một chế độ ăn kiêng mà bạn có thể duy trì nó trong thời kỳ giảm cân.

Bên cạnh đó nếu muốn hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể hoặc muốn tối đa hóa dinh dưỡng thì chế độ ăn kiêng lành mạnh tốt nhất là tăng lượng trái cây, rau củ và cắt bỏ các loại thực phẩm giàu calo đã qua chế biến. Chế độ ăn kiêng này cũng rất giàu các loại hạt, đậu và carbs phức hợp. Uống nước khoáng thay vì uống những đồ uống có hàm lượng calo cao. Chế độ ăn kiêng này phù hợp cho những người bị béo phì và mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim,... Ngoài ra, bạn nên tham khảo với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và lập kế hoạch bữa ăn hợp lý. 

cách giảm chỉ số bmi
Lập kế hoạch bữa ăn cũng là cách giảm chỉ số BMI

4. Những bài tập giúp cải thiện cân nặng

Để duy trì quá trình giảm cân và ngăn ngừa tăng cân, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Đây cũng là cách giảm chỉ số BMI hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích tập từ từ, dần dần các tập bài tập nhẹ nhàng trong 150 phút hoặc 75 phút với bài tập vận động mạnh. Một số bài tập như aerobic (đi bộ, đạp xe, bơi lội) và rèn luyện sức đề kháng như nâng tạ, điều này rất quan trọng giúp đốt cháy calo, duy trì cơ bắp,...

5. Theo dõi quá trình tập luyện

Khi theo dõi lượng thức ăn nạp vào cơ thể, bạn cũng nên biết mức độ hoạt động thể chất của mình như thế nào. Tại trung tâm quản lý cân nặng tại MUSC, tất cả những người tham gia chương trình đều nhận được thiết bị theo dõi hoạt động của Fitbit giúp bạn dễ dàng theo dõi và ghi lại quá trình tập luyện cũng như các chuyển động hàng ngày của mình. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng hoặc thiết bị như đồng hồ đeo tay giúp bạn theo dõi được quá trình tập luyện của mình. 

cách giảm chỉ số bmi
Đồng hồ thông minh giúp theo dõi quá trình tập luyện là cách giảm chỉ số bmi hiệu quả 

6. Nói chuyện với bác sĩ

Ngay cả khi thay đổi chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn cũng nên cần tìm bác sĩ để được tư vấn lộ trình giảm cân hiệu quả. Bạn có thể uống thuốc giảm cân nếu chỉ số BMI từ 30 trở nên hoặc việc thay đổi sinh hoạt hàng ngày chưa mang lại hiệu quả trong liệu trình giảm cân. Đối với những người béo phì đi kèm theo nhiều vấn đề sức khoẻ khác thì phẫu thuật giảm cân có thể là một sự lựa chọn nếu đáp ứng đủ tiêu chí mà bác sĩ đưa ra. 

7. Lối sống lành mạnh với tinh thần thoải mái

Ngay cả khi cân nặng của bạn không giảm nhiều, bạn cần phải có sự kiên trì với một tinh thần thoải mái, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhiều hơn để quá trình giảm cân mang lại hiệu quả cao hơn.  

Tóm lại, để đạt được chỉ số BMI mong muốn, bạn có thể áp dụng các cách giảm chỉ số BMI như trên để cải thiện sức khỏe và có một vóc dáng cân đối. Một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên là chìa khóa để tăng cường sức khỏe, giữ dáng đồng thời ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu của thừa cân hoặc chỉ số BMI tăng cao, bạn cần nghĩ ngay tới việc áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện cùng các phương pháp giảm cân. Liệu pháp tiêu hao năng lượng hiện đang là cách giảm cân khoa học với công thức độc quyền đến từ Mỹ. Khác với những cách giảm cân thông thường, liệu pháp tiêu hao năng lượng chú trọng vào việc tìm ra nguyên nhân gây thừa cân thông qua các xét nghiệm máu, siêu âm để từ đó thiết kế cho từng người về chế độ ăn uống, tập luyện sao cho thật khoa học để hỗ trợ duy trì cân nặng ở mức ổn định. Không những thế liệu pháp này còn đưa các tổ hợp vitamin, khoáng chất vào cơ thể người thừa cân nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành các năng lượng hoạt động trong ngày. Nhờ vậy mà chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần thực hiện, người thừa cân đã giảm được khoảng 10% tổng trọng lượng cơ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách phân độ béo phì

Cách phân độ béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân?

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

42

Bài viết hữu ích?