Zalo

Quản lý mỡ để kiểm soát đường huyết: Mối liên hệ giữa mỡ nội tạng và tiểu đường type 2

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ nội tạng nhiều gây tiểu đường không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng nhất.

1. Cơ sở Y khoa: Tiếp cận đơn giản với bệnh tiểu đường

Tiểu đường, hay còn được gọi là đái tháo đường, là bệnh lý liên quan đến việc cơ thể không thể kiểm soát mức đường trong máu 1 cách hiệu quả do rối loạn hormone insulin. Insulin được tuyến tụy sản xuất, có vai trò chính trong việc điều chỉnh lượng glucose trong máu - nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể từ thức ăn chứa carbohydrate.

mỡ nội tạng nhiều gây tiểu đường không
Cơ chế bệnh sinh Đái tháo đường Type 1 và Đái tháo đường Type 2

Khi tiểu đường xảy ra, cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả, làm tăng mức đường trong máu, gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Có hai loại tiểu đường chính:

  • Tiểu đường loại 1, trong đó tuyến tụy không sản xuất đủ insulin do bị hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy. Những người mắc bệnh này cần tiêm insulin hàng ngày.
  • Tiểu đường loại 2, thường liên quan đến lối sống không lành mạnh và thừa cân. Trong trường hợp này, insulin vẫn được sản xuất nhưng cơ thể không sử dụng nó hiệu quả.

Những người thừa cân hoặc béo phì, hoặc có lượng mỡ nội tạng quá mức có nguy cơ cao mắc phải tiểu đường loại 2. Đây là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng được quan tâm do lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh.

2. Khám phá mối quan hệ giữa mỡ nội tạng và bệnh tiểu đường loại 2

Quy trình phức tạp đằng sau cách mỡ nội tạng gây ra tiểu đường loại 2 có thể được giải thích qua nhiều cơ chế:

  • Adipokin và viêm nhiễm: Các tế bào mỡ nội tạng sản xuất ra các chất gọi là adipokin, bao gồm leptin và adiponectin. Leptin giúp điều chỉnh sự thèm ăn và chuyển hóa năng lượng, trong khi adiponectin tăng cường khả năng phản ứng của cơ thể với insulin. Tuy nhiên, khi lượng mỡ nội tạng tăng lên, sự cân đối giữa các loại adipokin bị phá vỡ, thường dẫn đến sự giảm khả năng phản ứng với insulin. Hơn nữa, những tế bào mỡ này còn tiết ra các hóa chất gây viêm, gây ra tình trạng viêm mãn tính có thể làm tồi tệ thêm sự kháng insulin.
  • Axit béo tự do: Mỡ nội tạng vừa tích tụ vừa chuyển hóa năng lượng, phân giải các axit béo tự do vào tĩnh mạch cửa, dẫn chúng trực tiếp đến gan. Axit béo tự do trong gan tăng cao làm giảm khả năng phản ứng với insulin bằng cách gây rối loạn quá trình chuyển hóa và tăng sản xuất glucose.
  • Lưu trữ mỡ lạc vị: Khi khả năng lưu trữ của mô mỡ bị vượt quá, mỡ có thể bắt đầu tích tụ ở các khu vực khác như gan (bệnh gan nhiễm mỡ) hoặc tuyến tụy. Việc lưu trữ mỡ lạc vị này có thể gây ra rối loạn chức năng các cơ quan này, dẫn đến tăng sản xuất glucose của gan và giảm sự bài tiết insulin của tuyến tụy.
  • Kháng insulin: Tất cả những yếu tố trên cùng góp phần gia tăng tình trạng đề kháng insulin, tình trạng mà cơ thể trở nên ít phản ứng với insulin. Kết quả là glucose không được các tế bào hấp thụ hiệu quả và tích tụ dần theo thời gian, dẫn đến mức đường cao trong máu.
mỡ nội tạng nhiều gây tiểu đường không
Tác động của mỡ nội tạng đến đề kháng Insulin

3. Bí quyết vàng giúp quản lý mỡ nội tạng và kiểm soát đường huyết

Chắc hẳn bạn đã biết rằng mỡ nội tạng và tiểu đường loại 2 có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng làm thế nào để quản lý lượng mỡ nội tạng và kiểm soát đường huyết? Đây là 3 bước mà bạn nên áp dụng:

  • Thay đổi chế độ ăn: Hạn chế thức ăn giàu năng lượng và thức ăn chế biến sẵn, thay vào đó hãy tập trung vào thực phẩm dinh dưỡng như rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đạm từ nguồn thực vật và chất béo lành mạnh. Chọn các phương pháp chế biến thực phẩm lành mạnh như nấu, hấp, luộc và tránh chế biến thức ăn bằng cách chiên với nhiều dầu.
  • Tăng cường tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sử dụng đường, từ đó kiểm soát đường huyết và giảm lượng mỡ nội tạng.
  • Điều chỉnh lối sống: Đi khám sức khỏe thường xuyên, ăn theo khẩu phần và lập mục tiêu ăn uống hàng ngày. Tránh thức ăn không lành mạnh và thay vào đó tạo ra một môi trường ủng hộ chế độ ăn uống lành mạnh.
mỡ nội tạng nhiều gây tiểu đường không
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết 

Từ đó ta thấy được mỡ nội tạng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ đường trong máu của bạn gây ra bệnh tiểu đường type 2 và các biến chứng khác. Muốn phòng ngừa được việc tích tụ mỡ nội tạng và kiểm soát được đường huyết thì ngay bây giờ bạn hãy thay đổi cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh tốt sức khỏe, đồng thời tăng cường tập luyện cơ thể để để duy trì được cân nặng hợp lý và kiểm soát được đường huyết 1 cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo 

1. American Diabetes Association, ed. Diabetes A to Z: What You Need to Know about Diabetes, Simply Put. 6th ed. American Diabetes Association; 2010.

2. How to prevent type 2 diabetes. Diabetes UK. Accessed July 17, 2023. https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/types-of-diabetes/type-2/preventing

3. Watts M. Over 400 people are diagnosed with diabetes in UK every day. Check the risk factors of type 2 diabetes and its links to genes, ethnicity, obesity & diet. Diabetes. Published September 8, 2022. Accessed July 17, 2023. https://www.diabetes.co.uk/type2-diabetes.html4. Cawthorn WP, Sethi JK. TNF-α and adipocyte biology. FEBS Lett. 2008;582(1):117-131. doi:10.1016/j.febslet.2007.11.051

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Phạm Trần Thiên Nhân Xem thêm bài viết của Bác sĩ Phạm Trần Thiên Nhân
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Thực phẩm nên tránh để hạn chế tích tụ chất béo dưới da

Thực phẩm nên tránh để hạn chế tích tụ chất béo dưới da

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Chế độ ăn giảm mỡ bụng dưới hiệu quả

Chế độ ăn giảm mỡ bụng dưới hiệu quả

52

Bài viết hữu ích?