Zalo

Bệnh béo phì được định nghĩa như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Số lượng người béo phì trên thế giới ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này đăng nhanh đến chóng mặt. Tại Việt Nam, béo phì cũng là 1 trong số những tình trạng báo động ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở các bạn trẻ. Tuy nhiên, có không ít người hiểu sai lệch về vấn đề béo phì và chưa có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

1. Hiểu đúng về bệnh béo phì

Theo tổ chức y tế WHO, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo và mỡ thừa, khiến cho lượng cân nặng vượt tầm kiểm soát và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì có thể được phân loại theo đội tuổi và sự phân bố mỡ trên các vùng của cơ thể. Hiện nay, các chuyên gia y tế hàng đầu ưu tiên phân loại béo phì theo chỉ số BMI (Body mass index) để có được kết quả chính xác nhất.

Để biết một người hoặc bản thân mình có đang trong tình trạng bệnh béo phì hay không, bạn có thể áp dụng công thức sau:

  • BMI = Cân nặng(kg) : chiều cao (mét).

Ví dụ một người nặng 75kg và cao 1m55, thì BMI sẽ có kết quả là: 75 : (1,55 x 1,55) = 31.2174817898.

Kết quả BMI sẽ được phân loại thành các mốc giá trị khác nhau. Cụ thể như sau:

  • BMI dưới 18,5: Người có BMI dưới 18,5 sẽ được xem là thiếu cân, suy dinh dưỡng. Nếu ở trong mức BMI này thì bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp tăng cân, đừng quên tập luyện thể thao nhé. 
  • BMI từ 18.5-25: Nếu ở trong mức chỉ số này thì bạn đang sở hữu cho mình 1 thân hình cân đối. Hãy thường xuyên tầm soát sức khỏe bằng các buổi khám tổng quát và xét nghiệm các chỉ số cơ bản. 
  • BMI giá trị từ 25-30: Đây chưa phải là mức BMI của bệnh béo phì. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong mức BMI này thì cơ thể đang ở trong tình trạng thừa cân.
  • Trên 30: Với mức BMI trên 30 thì bạn đang ở trong giai đoạn béo phì. Trong các mức độ của béo phì thì sẽ được chia ra làm 3 mức tương đương với các chỉ số BMI khác nhau. Nhóm béo phì độ I (BMI từ 30-34.9), nhóm béo phì độ II (BMI từ 35-39.9) và nhóm béo phì độ III (BMI >= 40). 
Bệnh béo phì
Chỉ số BMI ở người béo phì

2. Những đối tượng có nguy cơ bị béo phì

Những nhóm đối tượng sau đây thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì nhiều hơn cả:

  • Người có thói quen ăn uống nhiều thức ăn nhanh, ăn nhiều chất béo, uống nhiều thức uống có gas. 
  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
  • Người lớn tuổi, đây là đối tượng có hệ nội tiết hoạt động kém.
  • Người có thói quen vận động ít.
  • Người làm việc trong môi trường văn phòng, ít có thời gian tập thể dục.
  • Người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh béo phì.
  • Người mắc bệnh rối loạn nội tiết bẩm sinh.

3. Béo phì gây ra biến chứng gì?

Bệnh béo phì có thể gây ra các biến chứng trên toàn bộ cơ thể. Nếu như người bệnh không tích cực và quyết tâm trong việc giảm cân thì sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như:

3.1. Bệnh béo phì gây ra rối loạn chuyển hóa

Theo các số liệu thống kê, người bị bệnh béo phì có tỷ lệ mắc thêm rối loạn chuyển hóa là khá cao. Điều này càng tỷ lệ thuận với những người lớn tuổi bị béo phì do đáp ứng của hệ nội tiết kém đi. Lượng mỡ nội tạng nhiều ở người bị béo phì sẽ góp phần sản sinh ra các hormone kháng insulin, dễ dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng khác như tim mạch và tiểu đường.

3.2. Bệnh béo phì gây ra tim mạch, xơ vữa động mạch

Người bệnh béo phì có lượng cholesterol trong máu cao, điều này dễ dẫn đến các khối xơ vữa động mạch phát triển, đi kèm với đó là các biến chứng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

3.3. Bệnh béo phì ảnh hưởng đến nội tiết

Tình trạng bệnh béo phì ảnh hưởng tới hệ nội tiết ở nữ giới đó chính là gây ra rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, hoàn toàn có thể gây ra vô sinh. Ngoài ra, phụ nữ béo phì cũng có nguy cơ đẻ con ra bị béo phì do di truyền. 

3.4. Nguy cơ ung thư khi bị bệnh béo phì

Người bệnh béo phì sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi, từ đó khả năng kháng bệnh và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đã có những phát hiện mới về sự liên quan giữa béo phì và các loại ung thư trực tràng, ung thư thực quản, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. 

4. Làm sao để chẩn đoán béo phì?

Hiện nay, ngoài việc chẩn đoán béo phì dựa trên việc tính toán chỉ số BMI cá nhân, các phương pháp chẩn đoán béo phì đã cụ thể hơn với việc xét nghiệm, siêu âm. Cụ thể, người bệnh béo phì có thể xét nghiệm để đo nồng độ cholesterol-LDL có trong máu hoặc siêu âm lớp mỡ ở những vùng khác nhau trên cơ thể như gáy, cổ, mặt , vai, dưới cánh tay, đùi, mông và cẳng chân. 

Bệnh béo phì
Người mắc bệnh béo phì cần thăm khám sức khỏe định kỳ 

Có thể thấy rằng, 1 trong những các bước quan trọng để đánh giá xem bạn có bệnh béo phì hay không chính là xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cần:

  • Xét nghiệm công thức máu: Đây là phương thức xét nghiệm cơ bản mà bất cứ ai khi đi xét nghiệm máu cũng phải thực hiện, giúp đánh giá tình trạng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu về số lượng. 
  • Đường huyết đói: Xét nghiệm đường huyết lúc đói có thể đánh giá được 1 người có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường hay không?
  • Insulin lúc đói: Xét nghiệm insulin lúc đói có nghĩa lớn trong việc phân loại đái tháo đường ở người béo phí (giá trị > 30mU/ml).
  • Xét nghiệm AST/ALT: Đánh giá chức năng và các tổn thương về gan.
  • Ure máu: Xét nghiệm ure máu dùng để đánh giá chức năng thận.
  • HDL-cholesterol: HDL còn được gọi là cholesterol có tính chất chống xơ vữa, nếu chỉ số này càng cao thì chức năng tim mạch của người bệnh ổn định. Ở người bệnh béo phì thì HDL thường giảm.
  • LDL -cholesterol: Đây là xét nghiệm mỡ xấu, ở những người bệnh béo phì thì đây là tiêu chí để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch.

Ngoài các xét nghiệm trên, bạn cũng sẽ được đánh giá tình trạng cơ thể qua các chỉ số sau:

  • Chỉ số BMI.
  • Tiêu chí METS dùng để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa.
  • Chỉ số HOMA-IR: Chỉ số kháng insulin.
  • Chỉ số NFS: Chỉ số biểu hiện sự xơ hóa gan.
  • Chỉ số eGFR: Chỉ số ước tính độ lọc cầu thận.
  • Thang điểm SCORE: Dự đoán rủi ro tim mạch liên quan đến mỡ máu, có thể dùng để dự đoán tỉ lệ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm nữa của người bệnh.

Sau khi có được kết quả, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để tư vấn cho bạn về phương pháp giảm cân và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Hiện nay, truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân đa trị liệu mới, có thể đáp ứng tất cả các mong muốn của bạn về 1 quá trình giảm cân an toàn, hiệu quả và bền vững. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe, tầm soát bệnh nền trước. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ căn cứ và chỉ số mỡ trên cơ thể của bạn để xây dựng chế độ dinh dưỡng và liệu trình truyền vitamin, khoáng chất phù hợp. Toàn bộ liệu trình truyền tiêu hao năng lượng chỉ kéo dài 8 giờ trong 6 tuần. Phương pháp này giúp cơ thể của bạn tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng theo cơ chế tự nhiên mà không gây mệt mỏi hay kiệt sức. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa và đặc biệt là không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Nhờ đó mà bạn sẽ đạt được mục tiêu giảm cân, giảm mỡ mà hoàn toàn không làm thay đổi thời gian làm việc, sinh hoạt và cơ thể vẫn luôn tràn đầy năng lượng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Vòng eo bao nhiêu là béo phì ?

Vòng eo bao nhiêu là béo phì ?

Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Thịt dê nhiều đạm không? Muốn giảm béo có nên ăn thịt dê?

Thịt dê nhiều đạm không? Muốn giảm béo có nên ăn thịt dê?

99

Bài viết hữu ích?