Zalo

Các tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn để giảm cân

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giảm cân bằng chế độ nhịn ăn gián đoạn là phương pháp dễ thực hiện và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách, nhịn ăn gián đoạn sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể.

1. Nhịn ăn gián đoạn là gì? Các lợi ích và tác hại của nhịn ăn gián đoạn? 

Nhịn ăn gián đoạn hay nhịn ăn IF (Intermittent Fasting) là phương pháp không ăn trong một khoảng thời gian mỗi ngày hoặc mỗi tuần, từ đó giúp cơ thể tạo các phản ứng cân bằng, tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ, cải thiện cân nặng và phòng ngừa một số bệnh lý mạn tính. Quá trình nhịn ăn gián đoạn tương đương với chế độ ăn kiêng giảm calo khác, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. 

Cơ chế giảm cân của IF - nhịn ăn gián đoạn là làm cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ từ các bữa ăn trong ngày (12-36 tiếng sau bữa ăn cuối cùng), từ đó cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo từ các tế bào mỡ để tạo năng lượng. Quá trình phân hủy chất béo sẽ làm giảm cân, giảm sự tích tụ mỡ mà không phải cắt giảm quá nhiều nguồn thực phẩm đưa vào. 

Lợi ích của chế độ nhịn ăn gián đoạn đối với cơ thể:

  • Giúp cải thiện đáng kể chỉ số cân nặng đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì mà không phải cắt giảm các nhóm chất dinh dưỡng. 
  • Phòng ngừa một số bệnh lý mạn tính nguy hiểm như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch. 
  • Tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tế bào não ở người lớn tuổi, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tăng tuổi thọ. 
  • Cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể nhẹ nhàng, tăng cường sức bền và sự dẻo dai cho cơ bắp. 
tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn
Thèm ăn là một trong các tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn 

Ngoài những lợi ích cho sức khỏe như trên, vậy nhịn ăn gián đoạn có tác hại gì không? Tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn là gì? Thực tế thì:

  • Trong những ngày đầu, nhịn ăn gián đoạn có thể gây cảm giác đói, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ và giảm tập trung. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện sau 1 tuần khi cơ thể dần thích nghi với thời gian ăn uống mới. 
  • Nguy cơ hạ đường huyết, thiếu năng lượng ở những bệnh nhân đái tháo đường hay người thường xuyên hoạt động thể lực. 
  • Ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nhịn ăn gián đoạn làm thiếu nguồn cung cấp năng lượng khiến trẻ không phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu thực hiện nhịn ăn gián đoạn không đúng cách có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi và trẻ bú mẹ. 
  • Bệnh nhân có các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản,... có thể làm nặng nề tình trạng bệnh nếu nhịn ăn kéo dài nhiều giờ trong ngày. 
  • Nhịn ăn nhiều giờ trong ngày làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, nếu không xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh trong khoảng thời gian ăn tự do thì cơ thể vẫn có thể tiếp tục tăng cân, thậm chí là tăng nhiều hơn lúc đầu.

2. Cách thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoán đúng để ngăn ngừa các tác dụng phụ 

  • Dù áp dụng chế độ ăn gián đoạn 16/8 (ăn 8 tiếng, nhịn ăn 16 tiếng) hay chế độ ăn 5/2 (ăn 5 ngày, nhịn ăn 2 ngày) hay chế độ nhịn ăn suốt 24 tiếng trong 1 tuần thì đều cần cho cơ thể một khoảng thời gian để thích nghi. Nếu những ngày đầu, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng thì có thể uống nước lọc, nước không calo, trà, cà phê không đường để giảm cảm giác đói.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tránh ăn uống vô độ, sử dụng thức uống có cồn, đồ ăn nhanh hay thức ăn béo ngọt. Nên bổ sung nguồn protein sạch từ cá, trứng, sữa, thịt nạc,...; nguồn lipid từ các loại dầu thực vật: dầu bơ, dầu oliu,...; các loại tinh bột chuyển hóa chậm như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang,...; bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. 
  • Chế độ ăn giảm cân nào cũng cần phối hợp với một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt phải có phương pháp vận động và tập luyện phù hợp. 
tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn
Cần kiểm tra sức khỏe của bản thân để làm giảm các tác hại của nhịn ăn gián đoạn 

Như vậy, nhịn ăn gián đoạn không an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng. Để giảm các tác hại của nhịn ăn gián đoạn cho cơ thể, trước khi bắt đầu nhịn ăn gián đoạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân, tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng. 

Hình: Cần kiểm tra sức khỏe của bản thân để làm giảm các tác hại của nhịn ăn gián đoạn 

Với những người bận rộn, không có thời gian để nhịn ăn giảm cân thì có thể sử dụng những cách giảm mỡ thừa khác như truyền tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững. Đây là phương pháp giảm cân cấp độ tế bào, thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thành năng lượng. Trước khi thực hiện truyền, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng ngộ độc mỡ, tầm soát bệnh nền. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để hỗ trợ quá trình đốt cháy, đào thải mỡ ra khỏi cơ thể. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ đạt được hiệu quả giảm cân nhanh mà không gây mệt mỏi cho cơ thể. Tỷ lệ tái béo của phương pháp này rất thấp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Nhịn ăn gián đoạn 24 tiếng có tác dụng gì?

Nhịn ăn gián đoạn 24 tiếng có tác dụng gì?

Người béo cần giảm cân ăn rau gì cho tốt?

Người béo cần giảm cân ăn rau gì cho tốt?

Uống nước đậu đen rang giảm mỡ bụng không?

Uống nước đậu đen rang giảm mỡ bụng không?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

25

Bài viết hữu ích?