Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý tăng glucose huyết tương mạn tính do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất xảy ra trong cơ thể người bệnh. Sự tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein và làm tổn hại nghiêm trọng đến nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt ở tim và mạch máu, thần kinh, thận, mắt.
Đái tháo đường có thể được phân loại thành các loại sau:
Sau bữa ăn, đường có trong thức ăn sẽ được hấp thu vào trong máu. Đường sẽ được cung cấp cho tế bào nhờ insulin của tế bào tuyến tụy và được cơ thể sử dụng, duy trì trong 1 phạm vi an toàn nhất định để không gây giảm hoặc tăng đường huyết.
Ở những người có thể trạng béo phì thì lượng mỡ ở nội tạng và dưới da sẽ ngày càng gia tăng. Các tế bào mỡ càng tích tụ nhiều thì sẽ càng làm giảm tác động kiểm soát đường huyết sau ăn của insulin. Ngoài ra, béo phì còn làm giảm khả năng tiết insulin do mỡ tích tụ xung quanh tụy. Sự kết hợp của 2 yếu tố trên khiến cho lượng glucose trong máu của cơ thể tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Đây cũng là nguyên nhân những người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường do béo phì”.
Theo các thống kê, tỷ lệ người thừa cân béo phì dễ mắc tiểu đường cao gấp 3 lần so với người gầy, đặc biệt là ở nhóm đối tượng lớn hơn 40.
Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
Đái tháo đường là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách ăn uống khoa học, tăng cường vận động thể dục thể thao và duy trì cân nặng lý tưởng. Cụ thể là:
Vì những bệnh nhân thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường nên ưu tiên hàng đầu là giảm cân lành mạnh để khôi phục lại độ nhạy của insulin của tế bào vốn có và đưa đường huyết trở lại giới hạn bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát hiệu quả các biến chứng do thừa cân béo phì gây ra. Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…).
315
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
315
Bài viết hữu ích?