Zalo

Doanh nhân hay nhậu, nên ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Câu hỏi ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Cơ thể dự trữ chất béo để lấy năng lượng và cách nhiệt ở nhiều khu vực, bao gồm cả gan. Nếu hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Việc thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng gan nhiễm mỡ và giảm mỡ máu.

1. Chế độ ăn ảnh hưởng gì đến tình trạng gan nhiễm mỡ?

Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan, khiến gan không thể loại bỏ chất độc ra khỏi máu và sản xuất mật cho hệ tiêu hóa. Khi gan không thể thực hiện những nhiệm vụ này một cách hiệu quả sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển các vấn đề khác trên toàn cơ thể.

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA), các yếu tố lối sống bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục là chìa khóa để quản lý bệnh gan nhiễm mỡ. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở những người mắc gan nhiễm mỡ đã phát triển bệnh xơ gan. 

Chế độ ăn hàng ngày thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan nhiễm mỡ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì bạn cần nắm được ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ để cải thiện được tình trạng bệnh. 

2. Nên ăn gì để giảm tình trạng gan nhiễm mỡ?

Để trả lời cho câu hỏi ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ, chúng ta có danh sách các loại thực phẩm tốt cho gan nhiễm mỡ bao gồm:

2.1. Các loại rau xanh và trái cây tươi

Ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ? Người đang bị bệnh gan nhiễm mỡ nên tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo như các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chất xơ trong các loại rau xanh có tác dụng giúp cơ thể no lâu, hạn chế hấp thu chất béo và thúc đẩy sự tiết chế trong ăn uống qua đó cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Đồng thời, chất xơ còn có tác dụng kích thích hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh dẫn đến làm giảm sự phát triển của chứng viêm và tổn thương gan.

ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ
Ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ? 

Các loại rau củ quả, trái cây tươi và các loại ngũ cốc là những nguồn cung cấp chất xơ lành mạnh nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn của người bị gan nhiễm mỡ. Để đảm bảo cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, trung bình mỗi ngày chúng ta cần bổ sung khoảng 240g trái cây và 240g rau xanh. Một số quy tắc trong lựa chọn các loại rau xanh và trái cây tươi, cụ thể như sau:

  • Trái cây: Bạn nên lựa loại các loại trái cây ít đường, rửa sạch, ngâm nước muối hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Tác dụng nhằm giúp làm giảm thiểu hàm lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản trên bề mặt có nguy cơ làm tổn thương gan.
  • Rau xanh: Bạn nên ưu tiên chế biến rau xanh theo phương pháp làm nộm, luộc, nấu canh hoặc trộn salad và hạn chế chiên xào. Nguyên nhân là do chế biến theo hình thức chiên xào có thể làm tăng lượng chất béo và cholesterol có trong cơ thể.

2.2. Thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa

Câu hỏi đặt ra là ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ cho người bệnh. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Các nhóm thực phẩm giúp gan kháng viêm và tăng cường sản xuất glutathione tự thân. Glutathione là một hợp chất giải độc tác dụng giúp cho tế bào gan nhanh chóng hồi phục sau khi bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây oxy hóa.

Thực phẩm giàu vitamin điển hình có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của người bị gan nhiễm mỡ là bông cải xanh. Một nghiên cứu trên động vật năm 2022 được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng cho thấy bông cải xanh giúp gan ở chuột mắc gan nhiễm mỡ phân hủy chất béo nhanh hơn, giảm sự tích tụ của chúng.

Thực phẩm bổ sung các chất oxy hóa cho cơ thể là trà xanh. Loại trà này cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như catechin. Nghiên cứu gợi ý rằng những chất chống oxy hóa này có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Quả óc chó đặc biệt chứa nhiều axit béo omega-3 mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng một đánh giá năm 2023 trên tạp chí Nutrients đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa lượng hạt ăn óc chó ăn vào và việc giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

Đồng thời, người đang điều trị gan nhiễm mỡ cũng có thể tăng cường cung cấp vitamin tự nhiên và chất chống oxy hóa từ những thực phẩm khác như bắp cải, bông atiso, chuối, táo, các loại trái cây có múi, mâm xôi, nam việt quất, việt quất và dâu tây.

2.3. Chất béo lành mạnh

Ăn gì để hết gan nhiễm mỡ? Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị gan nhiễm mỡ là những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh hay còn được gọi là với tên khác là chất béo không bão hòa. Tác dụng của nhóm thực phẩm này là giúp kiểm soát tốt nồng độ cholesterol có trong cơ thể mà còn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ
Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị gan nhiễm mỡ là những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh  

Theo như một đánh giá năm 2020 về nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng tiêu thụ axit béo omega-3 có thể cải thiện mỡ gan, mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và chỉ số BMI ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Các loại dầu cá, dầu thực vật, các loại đậu, hạt, bơ và quả ô liu là những thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh và giàu axit béo omega- 3 có thể cân nhắc bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

2.4. Ăn cá béo thay cho thịt đỏ

Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, acid amin, vitamin A và vitamin D kết hợp với hàm lượng omega-3 và omega-6 cao có lợi cho sức khỏe. Omega-3 là loại hợp chất có công dụng giúp làm giảm nồng độ triglyceride- một loại chất béo nguy hiểm cho tế bào gan và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

3. Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?

Sau khi đã trả lời cho câu hỏi ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ thì chúng ta cần tìm hiểu thêm những loại thực phẩm mà người gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm cần kiêng sử dụng, bao gồm: 

3.1. Đường và các loại đường bổ sung

Theo nghiên cứu của tổ chức Cập nhật Thực hành Lâm sàng của Hoa Kỳ thì những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc hạn chế bổ sung đường. Những loại thực phẩm này có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu và tăng mỡ trong gan.

Các nhà sản xuất thường thêm đường vào kẹo, kem và đồ uống có đường như soda và nước trái cây. Đường bổ sung cũng có trong thực phẩm đóng gói, đồ nướng và thậm chí cả cà phê và trà mua tại cửa hàng.

Đồng thời, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần tránh sử dụng các loại đường khác như đường fructose và xi-rô ngô để giảm thiểu chất béo trong gan.

ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ

Hình: Người bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần tránh sử dụng các loại đường 

3.2. Các sản phẩm có chứa cồn

Các loại đồ uống có chứa nhiều cồn như bia hay rượu là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể phòng ngừa được ở Hoa Kỳ. Rượu gây ảnh hưởng đến gan, góp phần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như xơ gan.

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt là những doanh nhân với đặc thù công việc thường xuyên đi nhậu nên cố gắng hạn chế lượng rượu uống vào hoặc loại bỏ hoàn toàn loại đồ uống này ra khỏi chế độ ăn uống.

3.3. Các loại ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc đã qua chế biến và tinh chế có trong bánh mì trắng, mì ống trắng và gạo trắng. Các nhà sản xuất loại bỏ chất xơ khỏi những loại ngũ cốc đã qua chế biến này qua đó có thể làm tăng lượng đường trong máu khi cơ thể phân hủy chúng.

Một đánh giá năm 2022 dựa trên một nghiên cứu thực hiện với 73 người lớn mắc gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu này kết luận rằng những người tiêu thụ ít ngũ cốc tinh chế hơn có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa thấp hơn, một nhóm yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng của người bị gan nhiễm mỡ có thể thay thế ngũ cốc tinh chế bằng khoai tây, các loại đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

3.4. Thực phẩm nhiều chất béo, chiên rán hoặc mặn

Việc bổ sung quá nhiều thức ăn béo, chiên rán ngập dầu hoặc mặn có nguy cơ làm tăng lượng calo nạp vào và có thể là một nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Bạn có thể thêm gia vị và thảo mộc vào bữa ăn để tạo hương vị cho món ăn mà không cần thêm muối. Đồng thời, chế biến các món ăn theo cách nướng hoặc hấp thức ăn thay vì chiên rán ngập dầu là phù hợp với chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ.

3.5. Các loại thịt đỏ

Một bài báo đánh giá được thực hiện vào năm 2019 lưu ý rằng lượng chất béo bão hòa tiêu thụ làm tăng lượng chất béo xung quanh các cơ quan, bao gồm cả gan.

Thịt bò, thịt lợn và thịt nguội đều là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chuyên gia về sức khỏe gợi ý rằng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này càng nhiều càng tốt.

Thịt nạc, cá hoặc đậu phụ là những món thay thế thích hợp. Cá có nhiều dầu tự nhiên có thể là lựa chọn tốt nhất, vì nó cũng cung cấp axit béo omega-3.

Tóm lại, bài viết đã trả lời cho câu hỏi ăn gì để hết gan nhiễm mỡ hay ăn gì để giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ. Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không mang lại hiệu quả như mong muốn để giảm triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để giúp họ lập kế hoạch ăn kiêng.

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể mắc các bệnh cùng tồn tại như tiểu đường, bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Những người mắc cả hai loại bệnh gan nhiễm mỡ và những bệnh kể trên cũng có thể bị thiểu cơ, khiến người bệnh mất khối lượng cơ bắp. Hiện không có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gan nhiễm mỡ, việc lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống khoa học có thể cải thiện tình trạng này một cách đáng kể

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả

17

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường?

Vì sao người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Lượng mỡ trong cơ thể bao nhiêu là tốt?

Lượng mỡ trong cơ thể bao nhiêu là tốt?

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

17

Bài viết hữu ích?