Zalo

Vì sao rất dễ tích mỡ bụng dưới?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ có thể hình thành và tích tụ ở nhiều cơ quan và bộ phận trên cơ thể người. Tuy nhiên, một điều ai cũng có thể nhận ra được là tích mỡ bụng hay tích mỡ bụng dưới thường xảy ra hơn. Vậy vì sao tích mỡ bụng dưới lại thường xảy ra hơn những vùng khác? Tác hại của tình trạng tích mỡ bụng dưới là gì?

1. Vì sao tích mỡ bụng dưới dễ xảy ra?

Mỡ bụng dưới có thể bao gồm cả lớp mỡ dưới da và mỡ nội tạng tại vùng bụng dưới. Ở cả nam và nữ đều dễ xảy ra tình trạng này. Vùng bụng dưới nói riêng và vùng bụng nói chung là nơi có rất nhiều cơ quan tiêu hóa, tạng ruột, các cấu trúc khác như mạc treo, dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Sau khi cơ thể, cụ thể là cơ quan tiêu hóa tại bụng hấp thu các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất xơ, Lipid, đường…thì sẽ được di chuyển vào trong máu, sau đó đi qua các mạch bạch huyết. Số lượng bạch huyết ở bụng dưới (vị trí của ruột và các mạc nối) rất nhiều, do đó các cơ quan này sẽ nhận được rất nhiều dưỡng chất, trong đó có cả chất béo (lipid). Điều này dẫn đến việc các tế bào mỡ sẽ hiện diện tại các cơ quan ở vùng bụng nhiều hơn so với những nơi khác. Ngoài ra, khi lượng dưỡng chất được chuyển hóa tại gan, nguồn năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Lượng chất béo này của cơ thể sẽ được ưu tiên dự trữ tại các cơ quan lân cận tại vùng bụng, cụ thể là các mạc nối, mạc treo… Đây chính là mỡ nội tạng. Lượng mỡ này là nguyên nhân dẫn đến việc vòng 2 của bạn luôn bị “quá cỡ” so với những vùng khác. Tiếp theo, đàn ông có xu hướng tích tụ mỡ ở bụng cao, ngược lại phụ nữ lại ưu tiên dự trữ mỡ thừa tại vùng hông, đùi. Đến đây chắc hẳn bạn đang thắc mắc “vì sao tích mỡ bụng thường gặp ở nam giới hơn?”. Thực tế thì chất béo trong chế độ ăn uống được các tế bào ruột hấp thụ và vận chuyển đến tuần hoàn dưới dạng chylomicron và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL). Chylomicron ở nam giới thường có kích thước lớn hơn và nhiều hơn về số lượng so với ở nữ giới. Do đó, sau bữa ăn, các Chylomicron này làm tắc nghẽn lớp đệm và hệ bạch huyết tại mạc treo và các cơ quan trong ổ bụng, dẫn đến các chất béo trung tính chylomicron bị thủy phân bởi lipoprotein lipase (LPL). Các axit béo được giải phóng sau đó được lưu trữ bởi các tế bào mỡ nội tạng vùng này, dẫn đến sự tích tích mỡ bụng dưới. Cuối cùng, vùng bụng, đặc biệt là bụng dưới thường phải chịu tác động rất lớn từ trọng lượng phần thân trên cơ thể. Các mạch máu mang theo dưỡng chất, trong đó có chất béo có xu hướng đổ về đây nhiều hơn. Trong khi đó, đây lại là nơi xảy ra quá trình đốt cháy calo ít và trễ nhất. Việc đốt cháy chất béo tạo năng lượng trong các hoạt động thể lực thường xảy ra ở các vùng khác trước tiên, sau đó mới đến vùng bụng. Do vậy, việc cơ thể thừa năng lượng sẽ tập trung tích mỡ bụng dưới.

Tích mỡ bụng dưới làm tăng kích thước vùng này
Tích mỡ bụng dưới làm tăng kích thước vùng này

2. Cơ chế hình thành mỡ bụng dưới

Cơ chế mỡ tích tụ ở bụng dưới diễn ra tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

  • Tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều ở những đối tượng như tài xế, nhân viên văn phòng…Khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn về phía phần bụng dưới, làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa tại đây.
  • Thói quen ăn uống nhiều chất béo, sử dụng rượu bia, ăn nhiều tinh bột… khiến lượng calo dư thừa tăng cao trong cơ thể, làm lượng mỡ thừa dự trữ tăng cao tại vùng bụng.
  • Hạn chế vận động thể lực khiến cơ thể giảm khả năng tiêu hao và đốt cháy mỡ thừa. Trong khi đó, như đã được nói ở trên, mỡ tại vùng bụng lại là nơi được đốt cháy cuối cùng, vì thế việc lười biếng vận động càng làm tình trạng tích mỡ bụng dưới trầm trọng hơn.
  • Sự thay đổi nồng độ nội tiết trong cơ thể do bệnh lý hay do quá trình lão hóa của cơ thể có thể dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và số lượng các hormon như Estrogen, testosterone và progesterone. Những hormon có liên hệ chặt chẽ với quá trình tiêu thụ calo và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Điều này khiến bạn có xu hướng tích tụ mỡ bụng nhiều hơn.
  • Căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể phản ứng tiết ra hormone Cortisol. Đây là hoạt chất kích thích quá trình tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng và mặt, khiến cơ thể tăng cân rất nhanh.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, kích thích sự thèm ăn, khiến nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn những thực phẩm có hại cho vòng hai.
  • Các yếu tố liên quan đến gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây tích mỡ bụng dưới. Cơ chế của việc này thường rất đa dạng, một số nghiên cứu cho thấy rằng một số gen nhất định có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng và hoạt động của leptin, một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và điều chỉnh sự thèm ăn. Một số bất thường khác về gen có thể khiến cơ thể tăng hấp thu, chuyển hóa cũng như dự trữ mỡ thừa tại bụng dưới.

Tùy vào từng nguyên nhân và cơ chế gây ra tăng tích mỡ bụng dưới, các chuyên gia dinh dưỡng hay huấn luyện viên sẽ đưa ra được các phương pháp giảm mỡ bụng khác nhau, nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Hormone Cortisol tiết ra khi bạn có thẳng có thể khiến tích mỡ bụng dưới
Hormone Cortisol tiết ra khi bạn có thẳng có thể khiến tích mỡ bụng dưới

3. Tác hại của tình trạng tích mỡ bụng dưới

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da gia tăng, tích tụ tại vùng bụng dưới có thể gây ra những nguy hiểm nhất định cho sức khỏe, đặc biệt ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30. Những tác hại của tình trạng tích mỡ bụng dưới có thể gặp bao gồm:

  • Mất đi vóc dáng: Tác hại thường gặp và dễ nhận thấy nhất của việc tích mỡ bụng dưới đó là làm mất đi vóc dáng lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Sự tích mỡ bụng dưới xảy ra nhiều ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, đàn ông sử dụng nhiều rượu bia…Với nam giới, đôi khi điều này ít ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên nó lại là một nỗi ám ảnh của “phái đẹp”, khiến họ mất đi sự tự tin cũng như gặp phải nhiều áp lực và căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
  • Bệnh đái tháo đường type 2: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trưởng thành có lượng mỡ bụng tích tụ lớn sẽ khiến độ nhạy cảm với insulin bị giảm đi (hay nói cách khác là tình trạng kháng insulin). Vì những người này có xu hướng không đáp ứng với tác dụng của insulin (chất làm giảm lượng đường trong máu), khiến lượng đường luôn cao trong máu về gây ra bệnh đái tháo đường type 2.
  • Bệnh động mạch vành: Mỡ vùng bụng dưới nói riêng và lượng mỡ thừa trong cơ thể nói chung có thể thúc đẩy giải phóng các cytokine, một chất điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Cytokine thúc đẩy quá trình viêm ảnh hưởng đến động mạch vành, góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sự tích mỡ bụng dưới cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp cao, giảm mức HDL (loại cholesterol tốt).
  • Hội chứng chuyển hóa: Sự kết hợp của lượng đường trong máu bất thường, chất béo trung tính tăng cao, cholesterol HDL thấp và huyết áp cao… là những tình trạng gọi chung là hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này được ghi nhận rất nhiều ở những người bị thừa cân béo phì, đặc biệt là những người có vòng 2 quá cỡ. Các quá trình chuyển hóa là một phần tối quan trọng trong cơ thể con người, 1 khi vấn đề này bị ảnh hưởng sẽ dễ dàng kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Ngưng thở khi ngủ: Tăng tích mỡ bụng dưới có liên quan đến sự xuất hiện của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nguyên nhân là vì mỡ tích tụ tại vùng bụng quá nhiều có thể hạn chế chuyển động của cơ hoành và hạn chế sự giãn nở của phổi.
  • Hen suyễn: Trong một nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng những phụ nữ có lượng chất béo nội tạng cao ở bụng dưới có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 37% so với những phụ nữ có lượng chất béo thấp hơn, Phát hiện của các nhà điều tra cho rằng tác động gây viêm của chất béo có thể ảnh hưởng lên đường hô hấp.
  • Ung thư: Mỡ tích tụ tại bụng dưới, đặc biệt là tại các mạc treo, mạc nối ruột cũng có liên quan đến ung thư đại trực tràng, hay ít hơn là ung thư vú. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng gần gấp đôi ở những phụ nữ sau mãn kinh tích tụ mỡ bụng dưới. Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người có vòng eo lớn hơn 35 inch, có nhiều các yếu tố nguy cơ làm tăng ung thư vú hơn những người có vòng eo nhỏ.
  • Chứng mất trí nhớ: Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những người ở độ tuổi 40 có lượng mỡ tích tụ tại bụng dưới cao có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ (trong 30 - 40 năm sau) cao gấp 3 lần những người có ít mỡ bụng nhất ở cùng độ tuổi đó. Điều này không chỉ nằm ở việc mất trí nhớ, việc tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa tại mạch máu não có thể làm giảm lượng máu nuôi các tế bào thần kinh. Điều này khiến chúng hoạt động kém, kéo theo hàng loạt các chức năng thần kinh cũng bị suy giảm nhanh trong thời gian ngắn.
Tích mỡ bụng dưới làm tăng tỉ lệ biến chứng trên hệ thống tuần hoàn
Tích mỡ bụng dưới làm tăng tỉ lệ biến chứng trên hệ thống tuần hoàn

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho câu hỏi vì sao rất dễ tích mỡ bụng dưới mà không phải là các vùng khác trên cơ thể. Chính tình trạng này cũng là 1 yếu tố nguy cơ dẫn đến rất nhiều hệ quả xấu trên sức khỏe và đôi khi là dẫn đến tử vong. Vì vậy, hãy kịp thời phát hiện sự tăng trưởng quá mức của vòng 2 và đưa ra các chiến lược giảm cân kịp thời. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn, bền vững là truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ với tổng thời gian trị liệu là 8 giờ trong vòng 6 tuần. Bạn sẽ các được trải qua các bước gồm: Tầm soát mỡ; Hỗ trợ điều trị bệnh nền và điều trị giảm mỡ. Mọi quá trình đều dưới sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn không chỉ đạt được hiệu quả giảm cân như mong muốn mà còn không phải ăn kiêng quá kham khổ và tập luyện quá khắt khe.

Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nên ăn bao nhiêu dưa chuột 1 ngày nếu muốn giảm cân

Nên ăn bao nhiêu dưa chuột 1 ngày nếu muốn giảm cân

Tô bún bò bao nhiêu calo và bà mẹ đang cho con bú có nên ăn nếu muốn giảm béo?

Tô bún bò bao nhiêu calo và bà mẹ đang cho con bú có nên ăn nếu muốn giảm béo?

Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Khi ngủ cơ thể có tiêu dùng năng lượng không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

17

Bài viết hữu ích?