Zalo

Estrogen làm tăng tích mỡ bụng đúng không? Mối liên hệ giữa Estrogen và mỡ bụng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các chất nội tiết hay còn gọi là hormone thường nắm rất nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể, kể cả quá trình tích trữ và đào thải mỡ. Một trong những hormone có sự liên kết mật thiết đến “sự vận hành” của các tế bào mỡ đó là Estrogen. Vậy Estrogen làm tăng tích mỡ bụng đúng không?

1. Estrogen là gì?

Estrogen là một loại hormone sinh dục được sản xuất chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ. Ở các chị em, nó được sản xuất trong buồng trứng và chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của các chức năng tình dục, cũng như duy trì sức khỏe sinh sản. Hormone Estrogen có 3 dạng chính:

  • Estrone (E1) là dạng estrogen chính mà cơ thể bạn tạo ra sau khi mãn kinh.
  • Estradiol (E2) là dạng estrogen chính trong cơ thể bạn trong những năm sinh sản. Đó là dạng estrogen tham gia vào hầu hết các chức năng của người phụ nữ.
  • Estriol (E3) là dạng chính của estrogen trong thai kỳ.

Sự thay đổi và các ảnh hưởng của hormone Estrogen trên cơ thể người phụ nữ qua từng giai đoạn như sau:

  • Ở tuổi dậy thì, nồng độ estrogen ở người phụ nữ bắt đầu tăng lên. Sự gia tăng estrogen này là nguyên nhân kích hoạt sự phát triển của một số đặc điểm giới tính như phát triển ngực, các bộ phận sinh dục, tăng cân quanh hông, mọc lông dưới cánh tay, vùng mu và đặc biệt là kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trong những độ của một người phụ nữ, nồng độ estrogen cơ bản dao động trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và đạt đỉnh điểm trong thời kỳ rụng trứng. Vai trò chính của estrogen trong thời gian này là giúp tạo môi trường lành mạnh để thụ thai bằng cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kích thích sự phát triển của nang trứng, duy trì môi trường lý tưởng trong âm đạo và niêm mạc tử cung tạo thuận lợi cho sự di chuyển của tinh trùng.
  • Khi mang thai, estrogen được sản xuất bởi buồng trứng và nhau thai, với mức độ tăng đáng kể trong ba tháng đầu tiên trước khi đạt đến mức cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba. Ngoài việc giúp cơ thể sản xuất các hormone thai kỳ quan trọng khác, estrogen còn hỗ trợ sự phát triển của tử cung, sự phát triển của thai nhi và sự phát triển của các tuyến vú tại ngực hỗ trợ cho việc cho con bú sau này.
  • Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể dần bắt đầu giảm sản xuất estrogen. Sự sụt giảm nồng độ estrogen này là nguyên nhân góp phần gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, mệt mỏi, rụng tóc và tăng cân.

2. Estrogen có liên quan gì đến mỡ bụng?

Với những ảnh hưởng như đã nói ở trên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi là mỡ bụng tích tụ có liên quan gì đến Estrogen, hay hormone estrogen làm tăng tích mỡ bụng hay làm giảm mỡ bụng. Ngoài vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển giới tính và sức khỏe sinh sản, estrogen còn đóng một vai trò trong các chức năng cơ thể quan trọng khác bao gồm chuyển hóa xương, chuyển hóa cholesterol, chuyển hóa glucose, ảnh hưởng đến độ nhạy insulin và cách cơ thể dự trữ chất béo. Chính vì estrogen đóng một vai trò quan trọng như vậy trong rất nhiều khía cạnh sức khỏe, điều đó có nghĩa là cơ thể, đặc biệt là cân nặng của chúng ta có thể nhạy cảm với những thay đổi về mức độ estrogen.

Estrogen làm tăng tích mỡ bụng không là thắc mắc của nhiều người
Estrogen làm tăng tích mỡ bụng không là thắc mắc của nhiều người

Nồng độ cao

Độ tuổi sinh sản (20 - 35 tuổi) là thời điểm nồng độ Estrogen trong cơ thể người phụ nữ đạt ở mức cao nhất. Lúc này, Estrogen sẽ có liên quan đến tình trạng mỡ bụng tích tụ nhiều thông qua một loại hormone khác đó là Insulin. Thông thường, nồng độ hormone estrogen có thể kích hoạt tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn để điều chỉnh nồng độ đường huyết trong cơ thể. Lượng insulin này sẽ kích thích các tế bào hấp thụ Glucose sau đó chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Tuy nhiên, khi nồng độ estrogen quá cao so với progesterone (còn được gọi là sự thống trị của estrogen), điều này có thể kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Sau một thời gian dài, các tế bào trở nên kháng lại các tín hiệu insulin này và tình trạng này được gọi là kháng insulin. Lúc này, đường không được phân hủy hoặc tiêu thụ đúng cách, lượng đường trong máu từ đó cũng tăng cao và cuối cùng là gây tăng cân. Tuy vậy, bạn cũng cần biết rằng tình trạng tăng đột biến Estrogen hay những rối loạn estrogen đến mức có thể gây tăng cân thường ít xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vấn đề này thường xuất hiện nhiều nhất là ở những người phụ nữ đang mang thai. Nồng độ Estrogen cao giúp phát triển tử cung, ngực cũng như vùng mỡ ở bụng để bảo vệ cho thai nhi, nên những phụ nữ mang thai thường xảy ra tình trạng tăng cân. Trong thai kỳ, đây là một cơ chế mang lại nhiều lợi ích cho người mẹ và cả em bé, tuy nhiên sau khi sinh xong, lượng mỡ hay cân nặng dư thừa này có thể trở thành một nỗi ám ảnh.

Nồng độ thấp

Sự tụt giảm của Estrogen làm tăng tích mỡ bụng hay tình trạng mỡ bụng tích tụ liên quan mật thiết đến sự sụt giảm của Estrogen. Nồng độ hormone này giảm xuống rõ rệt nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Sự tụt giảm của Estrogen làm tăng tích mỡ bụng liên quan mật thiết đến sự sụt giảm của Estrogen
Sự tụt giảm của Estrogen làm tăng tích mỡ bụng liên quan mật thiết đến sự sụt giảm của Estrogen

Trong thời kỳ mãn kinh, các chuyên gia đã chứng minh được rằng nồng độ estrogen của phụ nữ tỷ lệ nghịch với cân nặng và tỉ lệ mỡ trong cơ thể. Một nghiên cứu đã xem xét tài liệu y khoa năm 2016 để khám phá mối quan hệ này và phát hiện ra rằng việc mất estrogen sau thời kỳ mãn kinh, làm tăng tổng khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ nạc. Trong một nghiên cứu khác về những phụ nữ khỏe mạnh mới mãn kinh trong khoảng thời gian 4 năm, phụ nữ có biểu hiện tăng cân và mỡ trong cơ thể (chủ yếu là mô mỡ nội tạng), điều này xảy ra đồng thời với việc giảm nồng độ estradiol, giảm hoạt động thể chất và tiêu hao năng lượng. Trong phòng thí nghiệm, khi những con chuột cái được phẫu thuật chuyển sang thời kỳ mãn kinh bằng cách cắt bỏ buồng trứng, chỉ những con chuột được điều trị bằng estrogen mới duy trì được cân nặng trong khi những con bị thiếu estrogen nhanh chóng tăng cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen kết hợp các yếu tố quan trọng vào DNA chịu trách nhiệm kiểm soát cân nặng. Sự vắng mặt của cả estrogen và những yếu tố quan trọng này dẫn đến béo phì tiến triển. Mức estrogen bình thường có thể gây tăng cân ở hông và đùi trước khi mãn kinh, nhưng sau khi mãn kinh, mức estrogen giảm dẫn đến tăng cân hay mỡ bụng tích tụ nhiều hơn. Sự gia tăng mỡ vùng bụng này làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ não. Một cơ chế khác của việc giảm nồng độ estrogen làm tăng tích mỡ bụng đó là tại thời điểm tiền mãn kinh hay mãn kinh, buồng trứng không còn sản xuất đủ estrogen nên cơ thể sẽ tìm đến các nguồn estrogen khác. Một nguồn phổ biến nhất đó là các tế bào mỡ trong cơ thể. Để lấy lại sự cân bằng estrogen, cơ thể bắt đầu chuyển hóa mọi nguồn năng lượng thành chất béo, dẫn đến tích trữ mỡ thừa, đặc biệt là tích mỡ bụng nhiều. Điều này được kết hợp với quá trình trao đổi chất và khả năng tập thể dục cũng giảm đi ở những người phụ nữ lớn tuổi. Cùng với nhau, chúng là các yếu tố có thể khiến những phụ nữ mãn kinh có xu hướng tăng cân chóng mặt.

Thời điểm tiền mãn kinh hay mãn kinh sẽ làm giảm nồng độ estrogen làm tăng tích mỡ bụng
Thời điểm tiền mãn kinh hay mãn kinh sẽ làm giảm nồng độ estrogen làm tăng tích mỡ bụng

Cùng với xu hướng tăng cân và tích mỡ bụng nhiều, phụ nữ cũng phải đối mặt với những cơn bốc hỏa, kinh nguyệt không đều, cáu kỉnh, mất ngủ, rụng tóc và trầm cảm trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của họ. Cách tốt nhất để đối phó với điều này vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng mức độ hoạt động. Mặt khác, các bác sĩ cũng chỉ định cho bạn sử dụng các liệu pháp hormone thay thế khi thật sự cần thiết. Ở những người phụ nữ trẻ, các rối loạn Estrogen trong cơ thể thường ít xảy ra, do đó hormone này không phải là “thủ phạm” cho chiếc bụng béo của bạn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự sụt giảm nồng độ Estrogen làm tăng tích mỡ bụng và hậu quả cuối cùng là gây tăng cân. Bạn cũng cần lưu ý rằng, tình trạng này có có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân khác. Do đó, khi thấy tình trạng mỡ bụng tích tụ nhiều hay tăng cân không rõ nguyên nhân, hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám cũng như đưa ra các phương pháp giảm cân phù hợp nhất. Để giảm mỡ bụng hiệu quả, bạn có thể lựa chọn liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chỉ số mỡ, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân béo bụng dưới ở nữ có thể bạn chưa biết

Các nguyên nhân béo bụng dưới ở nữ có thể bạn chưa biết

Nguyên nhân gây ra mỡ bụng cứng đầu ở phụ nữ

Nguyên nhân gây ra mỡ bụng cứng đầu ở phụ nữ

Các thực phẩm tồi tệ nhất khiến mỡ bụng hình thành

Các thực phẩm tồi tệ nhất khiến mỡ bụng hình thành

10 cách loại bỏ mỡ bụng mãi mãi

10 cách loại bỏ mỡ bụng mãi mãi

Tại sao khó giảm mỡ bụng nhất trong cơ thể?

Tại sao khó giảm mỡ bụng nhất trong cơ thể?

54

Bài viết hữu ích?