Zalo

Vì sao chất béo nguy hiểm nhất là chất béo dễ giảm nhất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo nguy hiểm nhất là chất béo dễ giảm nhất - một câu tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại chứa đựng một sự thật không thể phủ nhận về tác động của chất béo đến sức khỏe con người. Vậy chất béo nguy hiểm nhất là gì và làm cách nào để giảm chất béo trong cơ thể?

1. Khái niệm cơ bản về mỡ trong cơ thể

Không phải tất cả mỡ trong cơ thể đều được tạo ra như nhau. Cơ thể bạn thực sự chứa ba loại chất béo, được lưu trữ theo những cách khác nhau, trong đó trắng và nâu là hai loại chất béo chính nhưng các nhà khoa học gần đây cũng đã xác định được loại thứ ba, gọi là mỡ màu be.

  • ‌Mỡ trắng:‌ Còn được gọi là mô mỡ trắng, mỡ trắng là loại mà hầu hết chúng ta nghĩ đến khi nói về mỡ trong cơ thể. Đó là chất béo dự trữ, nghĩa là khi chúng ta tiêu thụ lượng calo dư thừa, năng lượng bổ sung đó sẽ đi đến các tế bào mỡ trắng của cơ thể và được lưu trữ dưới dạng lipid. Những tế bào mỡ này tăng kích thước và số lượng theo thời gian khi bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức đốt cháy, dẫn đến tăng cân.
  • ‌Mỡ nâu:‌ Mô mỡ màu nâu là một loại chất béo được kích hoạt khi bạn bị lạnh. Mỡ nâu sử dụng năng lượng bằng cách đốt cháy calo để tạo ra nhiệt, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Đáng ngạc nhiên là những người gầy hơn lại có nhiều mỡ nâu hơn những người béo phì. Mỡ màu nâu bao quanh các cơ quan, động mạch và tĩnh mạch chính, đôi khi nó có thể được tìm thấy ở cổ và nách, giữa bả vai và ở bụng.
  • ‌Chất béo màu be:‌ Giống như chất béo màu nâu, chất béo màu be có liên quan đến cân nặng. Theo Trường Y Harvard, loại mỡ này nằm rải rác dưới dạng cặn có kích thước bằng hạt đậu dưới da, gần xương đòn và dọc theo cột sống. Mặc dù khác biệt về mặt di truyền với mỡ nâu, nhưng mỡ màu be cũng đốt cháy calo để tạo nhiệt cho cơ thể.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone được giải phóng khi tập thể dục, căng thẳng quá mức hoặc thời gian ở ngoài trời lạnh có thể biến mỡ trắng thành mỡ màu be hoặc nâu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều ở quy mô nhỏ hoặc chỉ được thực hiện trên động vật, vì vậy cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về mỡ màu be và mỡ nâu.

2. Chất béo nguy hiểm nhất là gì ?

Chất béo màu trắng, nâu và màu be có thể được chia nhỏ thành mỡ dưới da và mỡ nội tạng.

2.1 Mỡ dưới da

‌Mỡ mềm, còn được gọi là mỡ dưới da‌ là loại bạn có thể véo lên được, 90% mỡ trong cơ thể ở hầu hết mọi người là loại mỡ dưới da này. Nó nằm ngay bên dưới da và hoạt động như vật liệu cách nhiệt và là nguồn năng lượng cho cơ thể bạn. Đó là sự kết hợp của mỡ trắng, nâu và be.

Chất béo dưới da tạo ra các phân tử có lợi, chẳng hạn như hormone leptin, gửi tín hiệu đến não để ức chế cơn đói. Adiponectin là một loại hormone khác được sản xuất bởi chất béo dưới da giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Tất nhiên, quá nhiều mỡ trắng sẽ khiến lượng hormone mất cân bằng.

2.2 Mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng hay còn gọi là mỡ bụng cứng‌ nằm sâu trong bụng và xung quanh các cơ quan, động mạch và tĩnh mạch của cơ thể. Mỡ cứng hiện rõ khi bụng bạn nhô ra phía trước và không bị nhão. Mỡ nội tạng gây nguy hiểm cho sức khỏe vì nó liên quan mật thiết đến nhiều bệnh lý và tình trạng khác nhau, khiến nó được gọi là chất béo nguy hiểm nhất.

Đầu tiên, mỡ nội tạng có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch. Khi mỡ tích tụ quá nhiều xung quanh tim, nó có thể gây ra việc tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) và kháng insulin. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch như đau thắt ngực, đột quỵ và cảnh báo về nguy cơ bệnh tim.

Tiếp theo, mỡ nội tạng cũng có khả năng tạo ra các chất gây kháng insulin, gây trở ngại cho sự hấp thụ đường trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng đường huyết và khả năng phát triển tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính nguy hiểm và có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay một phần chính là do sự tích tụ của chất béo nguy hiểm nhất - chính là mỡ nội tạng.

Bên cạnh đó, một bệnh lý nguy hiểm khác do mỡ nội tạng gây nên là gan nhiễm mỡ, trong đó gan tích tụ quá nhiều mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, và suy gan.

Không chỉ vậy, mỡ nội tạng được gọi là chất béo nguy hiểm nhất vì khi mỡ tích tụ quanh các cơ quan hô hấp có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi và gây ra các vấn đề như ngưng thở khi ngủ và tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

Cuối cùng, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa mỡ nội tạng và tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư ruột non và ung thư tử cung càng làm khẳng định mỡ nội tạng là chất béo nguy hiểm nhất thêm chắc chắn.

Mỡ nội tạng là chất béo nguy hiểm nhất vì là nguy cơ của nhiều bệnh lý
Mỡ nội tạng là chất béo nguy hiểm nhất vì là nguy cơ của nhiều bệnh lý

3. Vì sao chất béo nguy hiểm nhất là chất béo dễ giảm nhất?

Chất béo nào dễ giảm nhất là mỡ nội tạng màu trắng, hay còn gọi là mỡ bụng sâu có hại. Vậy vì sao chất béo nguy hiểm nhất này lại dễ giảm nhất là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, mỡ nội tạng đáp ứng với các phương pháp ăn kiêng và tập thể dục hiệu quả tương tự như việc bạn giảm cân và mỡ toàn thân.

Khi bạn ăn ít calo hơn mức đốt cháy, bạn sẽ giảm mỡ nội tạng trước. Sở dĩ giảm lượng mỡ đó trước dễ dàng hơn là vì khi cơ thể thiếu hụt calo, nó sẽ huy động mỡ thừa xung quanh nội tạng làm năng lượng. Đó là lý do vì sao mỡ nội tạng mặc dù nguy hiểm nhưng lại là chất béo nào dễ giảm nhất.

Bên cạnh đó, sự điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có tác động tích cực đến việc giảm mỡ nội tạng. Tập trung vào việc ăn một chế độ ăn giàu chất xơ, giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa có thể giúp giảm mỡ nội tạng. Hạn chế đường và thức ăn chế biến, ưu tiên thực phẩm tươi và duy trì một lượng calo hợp lý để đạt được cân nặng lý tưởng. Và khi bạn giảm cân tổng thể, mỡ nội tạng cũng có thể giảm đi. 

Ngoài ra, hoạt động thể chất đều đặn tác động tích cực đến việc giảm mỡ nội tạng hơn mỡ dưới da. Tập luyện cardio như chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic có thể giúp đốt cháy mỡ và giảm mỡ nội tạng. Bổ sung thêm các bài tập tăng cường cơ bắp như tập lực hoặc tập tạ cũng có lợi, vì cơ bắp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ nhanh hơn.

Ngược lại, mỡ dưới da tuy ít nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại cứng đầu và khó giảm hơn nhiều. Vị trí mỡ tích tụ trên cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng giảm mỡ dưới da. Mỡ dưới da ở những vùng như bụng, hông và đùi thường khó tiếp cận và giảm mỡ ở những khu vực này có thể đòi hỏi thời gian và công sức lớn hơn. Vì thế, để giảm mỡ nội tạng, bạn cần phải tăng cường mức luyện tập nhiều hơn mới có thể đạt được mục tiêu của mình. 

Ngoài ra, một số người có xu hướng tích tụ mỡ dưới da nhiều hơn so với người khác do yếu tố di truyền. Cấu trúc da, cấu trúc mỡ và tốc độ trao đổi chất cũng có thể khác nhau giữa các cá nhân, ảnh hưởng đến khả năng giảm mỡ dưới da. 

Mỡ nội tạng là chất béo dễ giảm nhất bằng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh
Mỡ nội tạng là chất béo dễ giảm nhất bằng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh

4. Làm sao để giảm chất béo trong cơ thể?

Loại bỏ chất béo nội tạng là chất béo được lưu trữ sâu trong khoang bụng xung quanh các cơ quan quan trọng, đòi hỏi sự kết hợp của các lựa chọn lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số chiến lược giúp giảm chất béo trong cơ thể nói riêng và giảm mỡ nội tạng- chất béo nguy hiểm nhất nói chung:

  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Tập trung vào chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên hạt, chưa qua chế biến như trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt là chìa khóa của việc giảm chất béo trong cơ thể. Hạn chế ăn thêm đường, carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa. Kết hợp chất béo lành mạnh như chất béo có trong các loại hạt, hạt và bơ.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Hãy chú ý đến khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều. Thực hành kiểm soát khẩu phần bằng cách sử dụng đĩa nhỏ hơn hoặc đo khẩu phần ăn cũng là cách hiệu quả để giảm chất béo, kể cả chất béo nguy hiểm nhất.
  • Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên: Mỡ nội tạng - chất béo nào dễ giảm nhất đáp ứng rất tốt với việc tập luyện. Vì vậy, hãy kết hợp cả các bài tập tim mạch và rèn luyện sức mạnh vào thói quen của bạn. Hãy dành ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải hoặc 75 phút nếu tập với cường độ mạnh mỗi tuần, cùng với các bài tập rèn luyện sức mạnh từ hai ngày trở lên.
  • Giảm mức độ căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có thể góp phần làm tăng mỡ nội tạng - chất béo nguy hiểm nhất. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, tập thở sâu, yoga hoặc tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và góp phần tăng cân, bao gồm cả việc tích tụ mỡ nội tạng. Một giấc ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm chất béo trong cơ thể bạn.
  • Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tăng cân và góp phần tích tụ mỡ nội tạng. Cách để hạn chế và giảm chất béo trong cơ thể là tiết chế lượng rượu tiêu thụ hoặc tránh nó hoàn toàn.
  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc có liên quan đến việc tăng tích tụ mỡ nội tạng. Bỏ hút thuốc không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn có thể giúp giảm mỡ nội tạng và giảm các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác.

Tóm lại để có thể giảm được chất béo trong cơ thể chúng ta cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và cần thiết có thể áp dụng những phương pháp giảm cân chuyên sâu như liệu pháp tiêu hao năng lượng.

Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Tìm hiểu thứ tự giảm mỡ trên cơ thể

Tìm hiểu thứ tự giảm mỡ trên cơ thể

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Vì sao mỡ bụng khó giảm hơn mỡ ở các bộ phận khác?

Vì sao mỡ bụng khó giảm hơn mỡ ở các bộ phận khác?

Cách đào thải mỡ nội tạng

Cách đào thải mỡ nội tạng

10

Bài viết hữu ích?