Zalo

Rối loạn căng thẳng và Cholesterol liên quan đến nhau không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn căng thẳng liên quan đến mức cholesterol trong cơ thể tăng cao? Thật vậy, việc cảm thấy bị áp lực trong 1 thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và thậm chí là bệnh tim mạch.

1. Rối loạn căng thẳng có liên quan mức cholesterol trong cơ thể?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bị căng thẳng quá mức làm tăng cholesterol không chỉ trong thời gian ngắn mà còn có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol thậm chí nhiều năm sau, tuy nhiên nguyên nhân của điều này không được biết chính xác. Bản thân rối loạn căng thẳng không thực sự là thủ phạm duy nhất mà cách một cá nhân phản ứng và kiểm soát căng thẳng cũng rất quan trọng. Những người quản lý căng thẳng theo những cách không lành mạnh (ví dụ như thông qua sự thù địch, cô lập xã hội hoặc tự đổ lỗi cho bản thân) có xu hướng có mức cholesterol HDL (tốt) thấp hơn.

Rối loạn căng thẳng cũng được biết là làm tăng mức cholesterol trong cơ thể và đặc biệt là cholesterol xấu LDL. Sự tức giận và thù địch mà căng thẳng tạo ra càng nhiều thì mức LDL và chất béo trung tính của bạn càng cao và có xu hướng ngày càng tệ hơn. Căng thẳng khuyến khích cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn dưới dạng nhiên liệu trao đổi chất, khiến gan sản xuất và tiết ra nhiều cholesterol xấu - LDL. Ngoài ra, căng thẳng có thể cản trở khả năng loại bỏ lipid của cơ thể.

Một giả thuyết cho rằng, chức năng của hormone gây căng thẳng sẽ cung cấp nhiên liệu cho tình huống “chiến đấu hoặc bỏ chạy” xảy ra. Nhưng nếu năng lượng này không được sử dụng, nó sẽ tích tụ dần dưới dạng mô mỡ. Cụ thể hơn khi bạn bị căng thẳng về tinh thần, cơ thể bạn đang chuẩn bị để bảo vệ bạn và thực hiện một phản ứng nguyên thủy được gọi là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. 

Trong tình huống như vậy, não sẽ sản xuất hormone cortisol và adrenaline. Việc giải phóng các hormone này sẽ gửi tín hiệu làm tăng lưu lượng máu đến não và cuối cùng tạo ra nhiều năng lượng hơn cho cơ thể. Khi cortisol và adrenaline được giải phóng, nó sẽ làm tăng mức cholesterol trong cơ thể của bạn. Việc giải phóng cortisol làm tăng lượng đường trong máu để cơ thể sử dụng làm năng lượng, và khóa chất béo để chất béo không được sử dụng làm năng lượng trong trạng thái này. Do đó, khi cortisol được giải phóng sẽ làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể, tạo ra nhiều chất béo trung tính hơn, dẫn đến tạo ra mức cholesterol cao hơn. Nếu cortisol liên tục làm điều này, lượng đường trong máu vẫn ở mức cao liên tục, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Căng thẳng không chỉ làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể mà còn gây ra thói quen ăn uống kém và lựa chọn thực phẩm kém, hút thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc dành nhiều thời gian trên ghế dài hơn là tập thể dục - tất cả đều ảnh hưởng đến mức cholesterol trong cơ thể. 

rối loạn căng thẳng
Rối loạn căng thẳng cũng được biết là làm tăng mức cholesterol trong cơ thể và đặc biệt là cholesterol xấu LDL

2. Rối loạn căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Mọi người đều có lúc bị căng thẳng, cho dù là do công việc, rắc rối tài chính, vấn đề gia đình hay đối mặt với một thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như chuyển nhà. Khi cơ thể tiết ra adrenaline và cortisol cũng sẽ làm tăng nhịp tim, làm sắc bén bộ não của bạn và giúp bạn đối phó với các vấn đề. Tuy nhiên nếu căng thẳng liên tục lại là một câu chuyện khác. Các hormone gây căng thẳng này sẽ gây nguy hiểm cho tim và các bộ phận khác của cơ thể. 

Theo thời gian, lượng LDL dư thừa có thể tích tụ trong động mạch của bạn, khiến chúng bị tắc và cứng lại. Căng thẳng cũng gây ra tình trạng viêm làm giảm HDL, hay còn gọi là cholesterol “tốt” giúp loại bỏ LDL. Nhìn chung, người trưởng thành khỏe mạnh nên có:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg/dL;
  • Cholesterol LDL: Dưới 100 mg/dL, hoặc dưới 70 mg/dL đối với người mắc bệnh tim hoặc tiểu đường;
  • HDL cholesterol: 40 mg/dL hoặc cao hơn đối với nam giới, 50 mg/dL hoặc cao hơn đối với nữ giới;
  • Triglyceride: Dưới 150 mg/dL.

Nếu bạn đã có cholesterol cao, căng thẳng có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Trong một nghiên cứu trên khoảng 200 đàn ông và phụ nữ trung niên có lượng cholesterol cao được theo dõi trong 3 năm, những người có mức độ căng thẳng cao hơn có lượng cholesterol tăng cao hơn so với những người ít bị căng thẳng hơn.

Những người trẻ, cân đối và khỏe mạnh có thể có lượng cholesterol cao vào thời điểm xảy ra căng thẳng trong cuộc sống của họ. Một nghiên cứu trên 208 sinh viên đại học từ 30 tuổi trở xuống được xét nghiệm máu vào khoảng thời gian họ làm bài kiểm tra. Vào thời điểm căng thẳng này, các sinh viên cho thấy mức độ cortisol, adrenaline và cholesterol cao hơn, bao gồm cả cholesterol toàn phần và cholesterol xấu.

rối loạn căng thẳng
Trong cuộc sống hiện đại, rối loạn căng thẳng là điều không thể tránh khỏi

3. Quản lý căng thẳng sẽ góp phần điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể

Stress trong công việc, đi làm và chăm sóc gia đình đều góp phần gây ra rối loạn căng thẳng. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình trạng căng thẳng liên tục có liên quan trực tiếp đến mức cholesterol cao. Vậy làm thế nào chúng ta quản lý căng thẳng?

  • Hạnh phúc là một yêu cầu cơ bản đối với mỗi con người - vì vậy hãy tránh những hoàn cảnh khiến bạn không hạnh phúc.
  • Lên lịch thiền hàng ngày từ 15 - 20 phút sẽ giúp giảm căng thẳng, kết hợp với 45 phút tập thể dục mạnh (nhịp tim trên 120) với tần suất 3 lần/ tuần sẽ giúp bạn giảm mức độ lo lắng và căng thẳng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc - khoảng 6 đến 7 giờ mỗi ngày (không hơn không kém - vì hơn hoặc kém đều có thể gây ra bất lợi) là rất quan trọng đối với mọi người;
  • Kết nối với bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp, những người nâng đỡ tinh thần của bạn;
  • Làm tình nguyện viên trong cộng đồng để giúp đỡ người khác có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp giảm bớt căng thẳng.
  • Nếu bạn đang căng thẳng, âm nhạc có tiết tấu chậm có thể xoa dịu và giúp bạn thư giãn, trong khi những bản nhạc có tiết tấu nhanh hơn sẽ rất tốt khi bạn cần vực dậy tinh thần.
  • Tập thể dục thường xuyên để giải phóng endorphin, chất hóa học tự nhiên giúp giảm căng thẳng. Khi bạn có thân hình cân đối, bạn có thể đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn. Huyết áp và nhịp tim của bạn có thể không tăng đột biến ngay cả khi bạn căng thẳng.

Tóm lại, quản lý căng thẳng hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là với người thừa cân, béo phì. Nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp quản trị lại cân nặng thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Chất xơ, thành phần  thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

Chất xơ, thành phần thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

32

Bài viết hữu ích?